1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần 1 ppsx

6 736 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 123,62 KB

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần 1 Kháng chiến chống Nguyên Mông là cuộc chiến tranh chống xâm lược nhà Nguyên Trung Quốc của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.. Kháng

Trang 1

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần

1

Kháng chiến chống Nguyên Mông là cuộc chiến tranh chống xâm lược nhà

Nguyên (Trung Quốc) của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam Kháng chiến chống Nguyên Mông diễn ra chính thức ba lần trong các năm 1257-1258, 1284-1285 và 1287-1288 nhưng trước và sau các cuộc chiến đã có những hoạt động ngoại giao

giữa hai bên

Kháng chiến chống Nguyên Mông được xem là một trong những trang sử hào hùng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam và gắn liền với nó là tên tuổi của các tướng lĩnh nhà Trần và chính 3 vua nhà Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông

Bối cảnh

Năm 1226, dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, nữ hoàng nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là vua Trần Thái Tông Nhà Trần chính thức thay nhà Lý

Sau khi chính thức nắm quyền cai trị, nhà Trần ra sức củng cố nội chính và chấm

Trang 2

dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý Tới năm 1229, sau khi Nguyễn Nộn ốm chết, các

lực lượng chống đối cơ bản bị dẹp

Trong khi đó ở phương bắc, Trung Quốc từ lâu đã bị chia cắt Nhà Tống phải rút xuống phía nam trước sự xâm lấn của nước Kim - người Nữ Chân Phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía bắc nước Kim thống nhất dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt Tây Hạ (1227) và Kim (1234) Mặc dù đã mở rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nước Tây Á và đánh sang châu Âu, Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để diệt nốt Nam Tống

Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế bao vây Nam Tống

Lần thứ nhất 1257-1258

Tháng 8 năm Đinh Tỵ 1257, chủ trại Quy Hóa là Hà Khuất sai người báo tin có sứ Mông Cổ sang Tháng 9, Trần Thái Tông xuống chiếu lệnh tả hữu tướng quân đem

quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Trần Quốc Tuấn Tháng

11, vua lệnh truyền cả nước sắm sửa vũ khí

Ngày 12 tháng 12, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai hay )

Trang 3

mang quân tiến vào xâm phạm Bình Lệ Nguyên thuộc nước Đại Việt Vua Thái Tông thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn Quân Trần hơi núng, vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Tần (tức Lê Phụ Trần) một mình một ngựa xông pha bình thản như không Có người khuyên vua dừng lại để chỉ huy chiến đấu Tần cố sức

can rằng: "Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy nên tạm lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế!"

Vua Thái Tông mới lui quân đóng ở sông Lô Lê Tần giữ phía sau Quân Mông Cổ bắn loạn xạ, Tần lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc Thế giặc rất mạnh, quân Trần lại phải lui giữ sông Thiên Mạc Lê Tần theo vua bàn những việc

cơ mật, rất ít người biết được đều đó

Vua đến hỏi ý thái sư Trần Thủ Độ về việc đánh địch, Thủ Độ trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác."

Ngày 24 tháng chạp (đầu năm 1258 dương lịch), vua Thái Tông và thái tử Thuyên (Trần Thánh Tông sau này) ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cản phá được quân giặc Quân Mông Cổ thua chạy chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người địa phương (sử gọi là người Man)

ra tập kích, lại cả phá được quân Mông một trận nữa

Trang 4

Quân Mông Cổ bỏ chạy dọc đường không hề cướp bóc của dân, nên người ta gọi

là "giặc Phật" Giặc rút, vua Thái Tông ban cho Hà Bổng tước hầu Lê Tần có công phò vua lúc nguy cấp nên được ban cho tên là Lê Phụ Trần và được gả hoàng hậu cũ là Chiêu Thánh (tức Lý Chiêu Hoàng)

Lần thứ hai 1284-1285

Hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng

Tháng 11 năm nhâm Ngọ, (1282), hữu thừa tướng nhà Nguyên là Toa Đô (Sogatu) đem 5000 quân đi đường thủy từ Quảng Châu đánh Chiêm Thành, định từ đó đánh thốc lên Đại Việt từ phía nam

Tháng 10, vua Trần Nhân Tông ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá, họp vương hầu và trăm quan, bàn kế công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu

Thánh Tông lấy Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư làm phó đô tướng quân, thái úy Trần Quang Khải làm thượng tướng thái sư Khi ấy, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, còn trẻ tuổi, không cho dự bàn Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn khích,

tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ 6 chữ:

"Phá cường địch, báo hoàng ân" (tức là "phá giặc mạnh, báo ơn vua") và tham gia

Trang 5

đánh trận, lập được nhiều chiến công

Tháng 7 năm Quý Mùi (1283), vua Trần sai trung phẩm Hoàng Ư Lệnh, nội thư gia Nguyễn Chương sang Nguyên, gặp thái tử A Thai, bình chương A Lạt (hay A

Lý Hải Nha tức Ariq-Qaya), ở Hồ Quảng, hội 50 vạn quân ở các xứ định sang năm vào đánh Đại Việt

Tháng 10 năm 1283, vua Nhân Tông thân hành dẫn các vương hầu điều quân thủy

bộ tập trận Tiến phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc, sai chọn các quân hiệu có tài chỉ huy, chia đi nắm giữ các đơn vị

Tháng 8 năm Giáp Thân (1284), Hưng Đạo Vương điều các quân của vương hầu, duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu, chia các quân đóng giữ Bình Than và những nơi xung yếu khác Tháng 11, Thánh Tông sai Trần Phủ sang hành tỉnh Kinh Hồ (nước Nguyên) xin hoãn binh

Tháng 12, Trần Phủ từ Nguyên trở về, tâu rằng vua Nguyên sai bọn Trấn Nam Vương Thoát Hoan (Toghan), bình chương A Lạt đem quân lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành, chia đường vào cướp Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu

Trang 6

phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc Các

phụ lão điều nói "Đánh!"

Ngày đăng: 31/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w