1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tây Sơn bình Gia định 1 potx

5 254 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 122,29 KB

Nội dung

Tây Sơn bình Gia định 1 Trong khi Nguyễn Nhạc xưng đế ở Quy Nhơn thì ở Gia Ðịnh Nguyễn Phúc Ánh quật khởi. Năm Giáp Tý chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng Vương hiệu (1744) và chia đất Gia Ðịnh ra làm ba dinh: Trấn Biên dinh (Biên Hòa hiện nay), Phiên Trấn dinh (Vũng Sài Gòn, Gia Ðịnh hiện nay), Long Hồ dinh (vùng Long Xuyên, Vĩnh Long hiện nay). Nguyễn Phúc Ánh là cháu nội Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát, kêu Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Tần bằng chú, đối với Ðông Cung Nguyễn Phúc Dương là vai anh con ông bác. Nguyễn Phúc Ánh theo Ðịnh Vương vào Gia Ðịnh năm Giáp Ngọ (1774). Năm Tân Dậu, Tây Sơn đánh chiếm Gia Ðịnh (1777), Ðịnh Vương và Ðông Cung bị giết. Phúc Ánh chạy thoát. Sau khi binh Tây Sơn rút về Quy Nhơn, giao thành Sài Côn cho Tổng đốc Chu trấn thủ, thì Nguyễn Phúc Ánh tụ tập đám thủ hạ cũ của chúa Nguyễn tại Long Xuyên, tấn cứ đất Tam Thụ (tục gọi là Ba Giồng thuộc Ðịnh Tường). Tháng giêng năm Mậu Tuất (1778), được quân của Ðỗ Thành Nhân ở Ðông Sơn đến giúp, Nguyễn Phúc Ánh bèn kéo binh đánh Phiên An. Không phòng bị thành Sài Côn bị thất thủ. Ðất Gia Ðịnh lọt vào tay Nguyễn Phúc Ánh. Phúc Ánh được Ðỗ Thành Nhân và tướng sĩ tôn làm Ðại Nguyên Súy Nhiếp Quốc Chánh. Phúc Ánh lúc bấy giờ mới mười bảy tuổi. Bị mất Gia Ðịnh, Tổng Ðốc Chu cùng thủ hạ chạy về Quy Nhơn. Ðược ít lâu, Vua Thái Ðức sai đem thủy binh vào đánh Gia Ðịnh. Tổng đốc Chu bị Ðỗ Thành Nhân đánh thua. Quân Tây Sơn tan rã. Thừa thắng Nguyễn Phúc Ánh sai Lê Văn Quân kéo quân ra đánh Bình Thuận. Bình Thuận, từ khi Lý Tài làm phản, thì giao cho Trấn thủ Diên Khánh là Lê Văn Hưng kiêm nhiệm. Do đó mà thành bị Lê Văn Quân đánh lấy được dễ dàng. Nhưng khi quân Nguyễn thừa thắng kéo ra Diên Khánh thì bị Lê Văn Hưng chận đánh phải thối lui vào Bình Thuận. Binh Tây Sơn truy kích, đánh cho một trận tơi bời, Lê Văn Quân vội rút tàn quân chạy về Gia Ðịnh. Từ ấy quân Nguyễn rất sợ Lê Văn Hưng và Nguyễn Phúc Ánh gọi Hưng là Lê Vô Ðịch. Từ ấy Bình Thuận trở ra thuộc về Tây Sơn, từ Bình Thuận trở vô thuộc về Nguyễn Phúc Ánh. Nguyễn Phúc Ánh sau khi chiếm được Gia Ðịnh một mặt lo sửa sang mọi việc về quân sự và nhân sự, một mặt sai sứ sang giao hiếu cùng Xiêm La. Chỉ trong vòng hai năm, Nguyễn Phúc Ánh đã có ba vạn quân thủy bộ, tám mươi thuyền chiến hạng vừa, ba thuyền chiến lớn, hai chiếc tàu kiểu Châu Âu. Ngoài ra còn có thêm ba chiếc tàu đồng do các sĩ quan và thủy thủ Bồ Ðào Nha điều khiển. Ba tàu này đều đặt dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan Pháp là Manuel tục gọi là Mạn Hòe. Tự thấy mình đủ sức đối đầu cùng Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh bèn xưng Vương hiệu. Lễ tấn phong cử hành vào cuối năm Canh Tý (1780). Ðỗ Thành Nhân được phong chức Ngoại Hữu Phụ Chánh Thượng Tướng Công. Tất cả tướng sĩ đều được thăng thưởng. Binh quyền do Ðỗ Thành Nhân nắm trọn, chống giữ Tây Sơn ở mặt Bắc, đánh phạt Chân Lạp ở mặt Tây. Thành Nhân lập được nhiều công lớn, nha tướng mỗi ngày mỗi thêm đông. Sợ Thành Nhân tiếm vị, Phúc Ánh bèn tìm cách giết chết năm Tân Sửu (1781). Ðỗ Thành Nhân chết rồi, Phúc Ánh không còn lo họa bên trong, liền cử binh đánh Tây Sơn tại Bình Khang (tức Khánh Hòa hiện thời). Ba đạo quân được điều động. Hai đạo bộ binh do Chu Văn Tiếp ở Phú Yên đánh vào, và do Tôn Thất Dụ ở Bình Thuận đánh ra. Một đạo thủy quân do Tống Phước Thiêm, Nguyễn Hữu Thụy, Dương Công Trừng chỉ huy, xuất phát từ Gia Ðịnh kéo ra chận quân Quy Nhơn ở mặt biển. Bình Khang là dinh nằm giữa dinh Bình Thuận ở phía Nam và dinh Phú Yên ở phía Bắc, dinh Bình Khang chia làm hai phủ: phủ Bình Khang ở phía Phú Yên, phủ Diên Khánh ở phía Bình Thuận. Trấn thủ dinh Bình Khang lúc bấy giờ là Lê Văn Hưng có một đội tượng binh thiện chiến. Phần lớn quân lực đóng ở Diên Khánh. Bình Thuận thuộc quyền chiếm đóng của Nguyễn Phúc Ánh. Phú Yên do tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Lộc trấn thủ. Chu Văn Tiếp chỉ chiếm cứ một vùng ở Trà Lương (Tuy An). Quân Tôn Thất Dụ kéo ra đến Diên Khánh chưa kịp đóng quân thì bị Lê Văn Hưng cho đoàn chiến tượng xung trận. Quân nhà Nguyễn vốn đã sợ uy thế Lê Văn Hưng, lại còn sức hùng mãnh của chiến tượng, đều khiếp đảm, rùng rùng bỏ chạy. Quân Nguyễn chưa đánh đã tan! Còn Chu Văn Tiếp kéo quân ra chưa khỏi Phú Yên đã bị Nguyễn Văn Lộc chặn đánh tơi bời. Binh bị giết gần hết, một mình Tiếp tẩu thoát, chạy về trốn ở Trà Lương. Trong tình hình nguy ngập của bộ binh, thì thủy binh của Tống Phước Thiêm lại không rời khỏi Gia Ðịnh được. Bởi bộ hạ của Ðỗ Thành Nhân ở Ba Giồng nổi loạn. Không thể để yên cho Phúc Ánh phát triển lực lượng và chiếm giữ lâu dài đất gia Ðịnh, Vua Thái Ðức lo việc chinh Nam. Tháng 3 năm Nhâm Dần (1782), nhà vua cùng Nguyễn Huệ, Phạm Ngạn đem 200 chiến thuyền vào Gia Ðịnh. Binh đi thẳng vào cửa biển Cần Giờ. Ðược tin Nguyễn Phúc Ánh hạ lệnh cho Tống Phước Thiêm đem thủy quân ra chận đánh. Ðạo thủy quân của nhà Nguyễn gồm trên 400 chiếc thuyền, lại có một số tàu đồng của Pháp và Bồ Ðào Nha tham dự. Tống Phước Thiêm dàn thuyền chiến thành hàng tại sông Thất Kỳ tức ngã Bảy, quyết tiêu diệt binh Tây Sơn. Hai bên kịch chiến. Bên ngoài có súng trường và đại bác bắn rền trời. Thuyền Tây Sơn anh dũng xông vào bám sát thuyền địch, dùng pháo lửa (fusée)[48] ném sang vùn vụt. Thuyền địch bị đốt cháy dữ dội. Tàu của Pháp do Mạn Hòe chỉ huy, có 10 khẩu đại bác, bị hãm không sao ra khỏi vòng vây, cố sức chống cự cuối cùng bị đốt cháy và đánh chìm, Mạn Hòe tử trận. Thuyền của nhà Nguyễn không thoát được một chiếc. Tướng sĩ bị chết gần hết! Một đội thuyền do Nguyễn Phúc Ánh trực tiếp chỉ huy đến cứu cũng bị hỏa lực đánh tan, Phúc Ánh vội rút tàn quân chạy về Bến Nghé. Binh Tây Sơn lớp đuổi theo Phúc Ánh, lớp kéo lên đánh chiếm Thị Nghè, Gia Ðịnh. Phúc Ánh phải chạy trốn về Ba Giồng, theo phò vừa tướng vừa quân chỉ trên dưới 300 người; nhưng chưa ở yên thì bị binh Tây Sơn kéo đến đánh, phải chạy hết từ chỗ này đến chỗ khác từ Gia Ðịnh đến Hậu Giang. Quân Nguyễn ở Bình Thuận nghe tin Gia Ðịnh thất thủ liền tiến về cứu viện. Nhưng vừa đến Biên Hòa thì Tôn Thất Dụ bị tướng Tây Sơn là Phạm Ngạn chận đánh, quân Nguyễn phải thối lui. Vừa lúc đó Châu Văn Tiếp kéo quân ở Phú Yên vào tiếp ứng. Phạm Ngạn đương đuổi theo quân Nguyễn, giết được một viên tướng Nguyễn là Hồ Công Siêu, thì bị Châu Văn Tiếp tiếp chiến thình lình trở tay không kịp liền bị giết. Quân Tây Sơn không dám đuổi tiếp. Tôn Thất Dụ cùng Châu Văn Tiếp rút ra Bình Thuận. Nguyễn Phúc Ánh ở Hậu Giang nghe tin quân mình thất bại khắp mọi nơi, liệu không đủ sức đối phó với Tây Sơn, bèn sai Nguyễn Hữu Thụy cùng 150 người tùy tùng sang Xiêm cầu viện, còn mình thì chạy đến Hà Tiên cùng Lê Văn Duyệt và một số quan tòng vong chạy ra Phú Quốc. Thế là đất Gia Ðịnh được bình định. Bộ tướng của Ðỗ Thành Nhân kéo binh từ Ðông Sơn đến hàng. Vua Thái Ðức thu nạp và trọng dụng. Tháng 5 năm Nhâm Dần (1782) tình hình Gia Ðịnh đã tương đối ổn định, Vua Thái Ðức cùng Nguyễn Huệ kéo quân về Quy Nhơn. Ðất Gia Ðịnh giao cho Ðỗ Nhàn Trập và Hộ Bộ Bá trấn thủ. . Tây Sơn bình Gia định 1 Trong khi Nguyễn Nhạc xưng đế ở Quy Nhơn thì ở Gia Ðịnh Nguyễn Phúc Ánh quật khởi. Năm Giáp Tý chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng Vương hiệu (17 44) và chia đất Gia Ðịnh. Vương vào Gia Ðịnh năm Giáp Ngọ (17 74). Năm Tân Dậu, Tây Sơn đánh chiếm Gia Ðịnh (17 77), Ðịnh Vương và Ðông Cung bị giết. Phúc Ánh chạy thoát. Sau khi binh Tây Sơn rút về Quy Nhơn, giao thành. người; nhưng chưa ở yên thì bị binh Tây Sơn kéo đến đánh, phải chạy hết từ chỗ này đến chỗ khác từ Gia Ðịnh đến Hậu Giang. Quân Nguyễn ở Bình Thuận nghe tin Gia Ðịnh thất thủ liền tiến về cứu

Ngày đăng: 31/07/2014, 11:20

w