Tây Sơn phò Lê diệt Trịnh 1 Bình xong mặt phía Nam, nhà Tây Sơn lo đến mặt phía Bắc. Thành Thuận Hóa, sau Hoàng Ngũ Phúc, Bùi Thế Ðạt vào trấn thủ. Nhưng không bao lâu chúa Trịnh lại sai Phạm Ngô Cầu vào thay thế. Phạm Ngô Cầu là người vô mưu lại tham lam, chỉ lo việc làm giàu, còn việc dân việc quan phó mặc cho kẻ thuộc hạ. Vua Thái Ðức biết Thuận Hóa không phòng bị, bèn sai Nguyễn Huệ làm Tiết Chế, Võ Văn Nhậm làm Tả Quân Ðô Ðốc, Nguyễn Hữu Chỉnh làm Hữu Quân Ðô Ðốc đem bộ binh đi trước. Nguyễn Văn Lộc làm Thủy Quân Ðô Ðốc cùng Nguyễn Lữ đem thủy binh theo sau. Võ Văn Nhậm, Nguyễn Văn Lộc là người cũ Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh vừa mới quy thuận. Nguyễn Hữu Chỉnh là người huyện Chân Lộc, tỉnh Nghệ An, đỗ hương cống từ lúc 16 tuổi. Có tài ngôn luận lại lắm cơ trí và thông binh pháp. Trước theo Hoàng Ngũ Phúc thường đi đánh giặc bể, giặc sợ gọi là Chim Bằng. Hoàng Ngũ Phúc mất rồi, Chỉnh theo Hoàng Ðình Bảo. Hoàng Ðình Bảo bị kiêu binh nổi dậy ở Thăng Long giết chết. Chỉnh chạy vào Quy Nhơn phò Tây Sơn. Nguyễn Hữu Chỉnh, năm trên vâng lệnh Hoàng Ngũ Phúc, mang ấn kiếm vào Quy Nhơn, nên đối với Vua Thái Ðức không phải chỗ xa lạ, do đó mà được nhà vua tin dùng, sai cùng Nguyễn Huệ đem binh ra đánh Thuận Hóa. Ðại binh xuất phát ngày 18 tháng 5 năm Bính Ngọ (1786). Ngày 24 lấy được An Tông, Nguyễn Huệ theo lời Nguyễn Hữu Chỉnh làm một phong thư để gởi cho phó tướng giữ thành Phú Xuân là Hoàng Ðình Thể, khuyên về hàng Tây Sơn, rồi giả tảng bắn lầm thư vào trại Phạm Ngô Cầu. Ngô Cầu sanh nghi Khi binh Tây Sơn vây đánh thành Phú Xuân, Ngô Cầu sai Hoàng Ðình Thể ra đánh. Ðình Thể cùng hai con và tỳ tướng là Vũ Văn Kiên đem quân bản bộ ra trận. Bắn hết súng đạn, Ðình Thể kêu cứu. Ngô Cầu đóng chặt cửa thành không tiếp ứng, Vũ Văn Kiên và hai con Ðình Thể đều bị Võ Văn Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh giết chết. Ðình Thể, sức cùng lực kiệt, tự vận trên mình voi. Nguyễn Huệ ra lệnh phá thành. Nguyễn Văn Lộc xông vào bắt sống được Phạm Ngô Cầu đương cùng gia đình khuân của cải chạy trốn. Thành Phú Xuân hạ xong, Nguyễn Huệ sai Nguyễn Lữ, Võ Văn Nhậm, Nguyễn Văn Lộc tiến quân đánh lấy các doanh trại thuộc Quảng Trị, Quảng Bình. Chỉ trong mấy hôm, đất Thuận Hóa đã nằm trọn trong tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Huệ bèn treo bảng phủ dụ nhân dân. Nguyễn Hữu Chỉnh đem tình hình Bắc Hà ra kể tỉ mỉ cho Nguyễn Huệ nghe, nào là Vua Lê chỉ có hư vị, bị chúa Trịnh hà hiếp mà không dám phản ứng, chỉ ôm bụng xót thầm; nào chúa Trịnh bỏ trưởng lập thứ trong phủ Liêu [52] chia bè phái sát hại lẫn nhau: nào kiêu binh nổi dậy đánh phá kinh thành, giết triều thần, cướp bóc dân chúng quan quân không kiềm chế nổi Ðại loạn! Nên có thơ: Lửa hồng từ dậy mái thành đô Ðoài chốn lầm than chuyện được thua Xanh biếc thú quê người ẩn dật Bạc đen đường thế khách bôn xu Suy tường mỗi mỗi đau lòng trí Tính quẩn trần trần nát dạ ngu Muốn đến Vị Xuyên mà hỏi Lữ Rằng Thương xưa cũng thế này ru ? Rồi khuyên Nguyễn Huệ ra đánh lấy Bắc Hà. Nguyễn Huệ sau khi dẹp yên Gia Ðịnh đã có ý muốn bành trướng ra mặt Bắc. Nay nghe lời Chỉnh, rất lấy làm vừa lòng, nhưng giả ý do dự; - Bắc Hà có nhiều nhân tài, không nên coi thường. Chỉnh nói: - Nhân tài Bắc Hà chỉ một mình Chỉnh. Nay Chỉnh đã bỏ đi, thì nước không còn ai nữa. Xin ông đừng ngại. Nguyễn Huệ cười: - Người khác thì không ngại. Chỉ ngại có ông thôi. Chỉnh toát mồ hôi: - Tôi tự biết tài hèn. Tôi nói lớn lối thế để ông tin rằng Bắc Hà không có người địch nổi ông đó thôi. Nguyễn Huệ kiếm lời an ủi rồi nói: - Nhà Lê làm vua đã mấy trăm năm nay, bây giờ đánh đổ, thì chưa chắc lòng người đã theo mình. Chỉnh đáp: - Bắc Hà có Vua lại có Chúa. Một việc chưa từng có xưa nay. Thêm nưa họ Trịnh tiếng là phò Lê nhưng sự thực là hiếp chế. Ðiều đó ai ai cũng biết. Hầu hết đám sĩ phu Bắc Hà đều bất mãn, nhưng vì thế yếu không làm gì được để giúp nhà Lê. Nay ông mà lấy danh nghĩa phò Lê diệt Trịnh thì thiên hạ ai mà chẳng theo. Nguyễn Huệ nói: - Ông bàn phải lắm. Nhưng ta chỉ phụng mệnh đi đánh Thuận Hóa mà thôi. Nếu ra Bắc Hà nữa thì sao cho khỏi mang tội kiểu mệnh [53]. Nguyễn Huệ bèn làm tờ tấu lên Vua Thái Ðức về việc lấy được Thuận Hóa và xin xá tội vì việc tự tiện đem quân đi đánh Bắc Hà, lại cho giải Phạm Ngô Cầu về Quy Nhơn để triều đình xét xử. Ðoạn sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem thủy binh đi trước, để Nguyễn Lữ và Nguyễn Văn Lộc ở lại giữ thành Phú Xuân, còn mình và Võ Văn Nhậm kéo bộ binh theo sau, hẹn cùng Chỉnh sẽ gặp nhau ở Vị Hoàng. Ngày mồng 6 tháng 6 năm Bính Ngọ (1-7-1786) Nguyễn Hữu Chỉnh đến Vị Hoàng. Quan quân bỏ chạy. Chỉnh lấy được trăm vạn hộc lương, rồi đốt lửa làm hiệu. Binh Nguyễn Huệ kéo đến Vị Hoàng hợp với Chỉnh rồi kéo ra Thăng Long. Chúa Trịnh là Trịnh Khải cho Trịnh Tự Quyền đem quân ra nghinh chiến. Tự Quyền đến giữ ở mặt Kim Ðộng. Viên trấn thủ Sơn Nam là Bùi Thế Dân đem bộ binh đến đóng ở xã Phù Sa, thuộc huyện Ðông An, Ðinh Tích Nhưỡng đem thủy quân ra giữ cửa Luộc. Chiến thuyền Tây Sơn vào sông Vị Hoàng. Gặp gió đông thổi mạnh, đêm đến Nguyễn Huệ sai lấy tượng gỗ để trên mấy chiến thuyền, rồi cho đánh trống kéo cờ, thả thuyền cho trôi đi. Ðinh Tích Nhưỡng tưởng địch tới đánh, dàn thuyền thành trận chữ nhất, rồi truyền lấy súng mà bắn. Khi biết rằng người trên thuyền là tượng gỗ, thì đạn dược đã cạn. Binh Nguyễn Huệ ùa tới đánh, Ðinh Tích Nhưỡng không chống cự nổi, phải bỏ thuyền mà chạy. Quân của Tự Quyền và Thế Dân cũng bị đánh tan, thành Sơn Nam bị hạ. Nguyễn Huệ một mặt truyền hịch đi khắp nơi, nói là lấy nghĩa phò Lê diệt Trịnh, một mặt kéo quân lên lấy Thăng Long. Thuyền Tây Sơn vào đến sông Thúy Ái, Ngô Cảnh Hoàn chận đánh. Một trận thủy chiến kịch liệt. Ngô Cảnh Hoàn tử thương, bao nhiêu thuyền đều bị đánh đắm, quân sĩ chết đuối gần hết! . Tây Sơn phò Lê diệt Trịnh 1 Bình xong mặt phía Nam, nhà Tây Sơn lo đến mặt phía Bắc. Thành Thuận Hóa, sau Hoàng Ngũ Phúc, Bùi Thế Ðạt vào trấn thủ. Nhưng không bao lâu chúa Trịnh lại. cũng bị đánh tan, thành Sơn Nam bị hạ. Nguyễn Huệ một mặt truyền hịch đi khắp nơi, nói là lấy nghĩa phò Lê diệt Trịnh, một mặt kéo quân lên lấy Thăng Long. Thuyền Tây Sơn vào đến sông Thúy Ái,. phò Lê nhưng sự thực là hiếp chế. Ðiều đó ai ai cũng biết. Hầu hết đám sĩ phu Bắc Hà đều bất mãn, nhưng vì thế yếu không làm gì được để giúp nhà Lê. Nay ông mà lấy danh nghĩa phò Lê diệt Trịnh