Đối phó với chứng chuột rút Mang thai tháng thứ 7, tối nào Thanh Hằng cũng bị chuột rút. Có những đêm Hằng bị tới 3 lần, mỗi lần kéo dài tới 1 phút khiến cô đau nhức tới chảy cả nước mắt và luôn tìm cách để hết bị chuột rút Giống như Thanh Hằng, nhiều bà Bầu cũng trải qua cơn đau do chuột rút, nhất là vào ban đêm. Chuột rút là một biểu hiện thường gặp ở các bà mẹ mang thai. Đó là tình trạng co cứng các bắp cơ cấp tính, liên tục và ngoài ý muốn chủ quan, gây nên các cơn đau dữ dội, mất khả năng cử động, do vậy có thể đe dọa đến tính mạng khi đang bơi lội, điều khiển máy móc. Thời gian bị co cứng cơ thường chỉ thoáng qua vài giây nhưng có khi cũng kéo dài hơn. Vị trí co cơ thường gặp nhất là bắp chân, tuy nhiên cũng có thể gặp ở những vị trí khác trên cơ thể. Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Hồng (Nguyên BS BV Phụ Sản TW) sẽ giúp các bà Bầu tìm ra cách xử lý và phòng bệnh thích hợp khi bị chuột rút: Nguyên nhân Tình trạng chuột rút ở phụ nữ mang thai có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng có một số nguyên nhân chính sau: - Đứng lâu ở một tư thế nào đó có thể khiến các cơ bắp mệt mỏi. - Trọng lượng của phụ nữ mang thai dồn lên các cơ bắp ở chân thường dẫn đến chứng chuột rút khi về đêm, có thể dẫn đến hiện tượng phù nề chân ở bà Bầu. Những nghiên cứu của ngành y học cho thấy chuột rút ở chân có liên quan với tuần hoàn máu kém và bệnh thiếu máu. - Một số trường hợp, cơ thể của phụ nữ mang thai dư thừa chất phốt pho (tìm thấy trong thịt, các thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có gas) và do thiếu canxi, magiê, kali hay do áp lực của tử cung lên dây thần kinh dẫn xuống chân gây nên chuột rút. - Vào mùa hè, các bà Bầu thường ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể bị thiếu nước là nguyên nhân dẫn đến chân bị chuột rút. Vào mùa lạnh, tuần hoàn máu trong cơ thể có xu hướng chậm lại và có thể gây ra chứng chuột rút. - Phụ nữ mang thai nếu bị tiểu đường cũng hay bị chuột rút vào ban đêm. Xử trí Thông thường, chuột rút không kéo dài lâu và không gây ra hậu quả trầm trọng. Tuy nhiên, khi đang lái xe, điều khiển máy móc hoặc đang bơi lội thì tai nạn có thể xảy ra. Để giảm những cơn đau khi bị chuột rút, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau: - Duỗi chân: Khi bị chuột rút, bạn có thể duỗi thẳng chân ra, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng ở mắt cá và các ngón chân theo chiều kim đồng hồ. Biện pháp này có thể gây cảm giác đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần dần biến mất. - Đi lại: Khi thấy cảm giác bị chuột rút, các bà Bầu có thể làm giảm cơn đau bằng cách đi lại. Đi lại hơi khó khăn khi đôi chân đau cứng nhưng chúng sẽ nhanh chóng làm mất cơn đau của bạn. - Chườm: Hãy lấy một chai nước nóng, hoặc một ít cơm nóng bọc vải sạch, đặt lên vùng bị chuột rút. Bạn cũng có thể sử dụng đá lạnh chườm lên vùng bị chuột rút. Những biện pháp trên chỉ là phương pháp sơ cứu ban đầu để làm giảm cơn đau khi bị chuột rút và nó có thể tiếp tục bị lặp lại sau đó. Bà Bầu cần tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao mình bị chuột rút. Nếu mẹ bị chuột rút do thiếu canxi quá nhiều thì có thể ảnh hưởng đến em bé: Bé sinh ra có thể bị còng chân, xương ngực dô ra, còi xương, suy dinh dưỡng. Bởi vậy, khi bị chuột rút thường xuyên, cơn đau kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và cho bổ sung lượng canxi cần thiết. Một số người bị cơn đau hành hạ không thể chịu đựng nổi có thể được chỉ định tiêm ngay canxi vào tĩnh mạch. Phòng ngừa chuột rút - Co duỗi chân trước khi lên giường: Co duỗi chân vài lần trước khi ngủ sẽ giúp ngăn chặn chuột rút xảy ra bất thình lình trong đêm. - Khi nằm xuống, hãy đặt chân lên gối. - Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ sẽ giúp bà Bầu có một giấc ngủ ngon và đề phòng được chuột rút vào ban đêm. - Luôn bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Bà Bầu có thể uống nước dừa để bổ sung magiê, kali cho cơ thể, không nên uống các loại đồ uống có ga. - Tránh đứng lâu hay ngồi vắt chéo chân và đi giày cao gót. Việc làm này sẽ làm trọng lượng cơ thể bị dồn về phía đôi chân, dẫn đến mệt mỏi và chuột rút. - Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi hoặc thư giãn, bạn hãy xoay mắt cá chân và ngọ nguậy các ngón chân để thư giãn. - Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, như: các loại rau lá xanh đậm và sữa. Nếu thực sự bị chứng chuột rút quấy rầy, hãy trao đổi với bác sĩ để được uống bổ sung canxi và có thể là cả magiê, kali. Nên chọn một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng và giàu rau quả, kết hợp với vitamin bổ sung cũng có thể giúp phòng ngừa các đợt chuột rút. Chuột rút tuy không nguy hiểm nhưng lại gây nên những đau đớn, khó chịu cho phụ nữ khi mang bầu. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị chuột rút bằng những biện pháp phòng ngừa bệnh hợp lý nhất . Đối phó với chứng chuột rút Mang thai tháng thứ 7, tối nào Thanh Hằng cũng bị chuột rút. Có những đêm Hằng bị tới 3 lần, mỗi lần kéo dài. xu hướng chậm lại và có thể gây ra chứng chuột rút. - Phụ nữ mang thai nếu bị tiểu đường cũng hay bị chuột rút vào ban đêm. Xử trí Thông thường, chuột rút không kéo dài lâu và không gây. chân thường dẫn đến chứng chuột rút khi về đêm, có thể dẫn đến hiện tượng phù nề chân ở bà Bầu. Những nghiên cứu của ngành y học cho thấy chuột rút ở chân có liên quan với tuần hoàn máu kém