1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đối phó với chứng đái dầm ở trẻ ppt

3 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 100,52 KB

Nội dung

Đối phó với chứng đái dầm trẻ đái dầm là tình trạng rỉ nước tiểu không kiểm soát, xảy ra trong lúc ngủ. Trong quá trình phát triển của mình, đứa trẻ sẽ dần dần nhận biết rằng chúng có thể kiểm soát được việc tiểu tiện lứa tuổi lên 4 - 5, thế nhưng có khoảng 20% trẻ lứa tuổi mẫu giáo và 10% trẻ dưới 10 tuổi lại mắc chứng đái dầm. Khi cơ bàng quang giãn ra, thay vì tự thức dậy để đi tiểu thì những trẻ này vẫn tiếp tục ngủ, và thế là giấc ngủ của trẻ sẽ trở nên ẩm ướt vì sự tiểu tiện mất kiểm soát. Ngoài một số bệnh lý gây đái dầm như nhiễm trùng tiểu, tiểu đường - thường kèm theo một số triệu chứng khác – thì đái dầm đơn thuần không phải là bệnh lý. Tác hại thường thấy nhất của chứng đái dầm là làm trẻ khó chịu khi ngủ và gây ra chứng stress (sang chấn tâm lý) ở trẻ lớn. Trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ và không dám tham gia vào các hoạt động tập thể, những trẻ học bán trú phải ngủ lại trường sẽ có tâm lý sợ đến trường, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nếu trước đó trẻ không đái dầm nhưng thời gian gần đây lại xuất hiện dấu hiệu này thì nhiều khả năng trẻ đang bị căng thẳng. Đái dầm có thể xuất hiện khi trẻ bị các chấn động tâm lý như ba mẹ ly hôn, có người thân qua đời hay mẹ sinh em bé. Trong những tình huống này, cha mẹ nên giúp nâng đỗ tinh thần trẻ và khuyến khích bé nói ra nỗi lo sợ của mình. Biện pháp chữa trị Nếu bé dưới 5 tuổi, thì không cần phải làm gì. Không cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ. Không bao giờ la mắng, phê phán hay trừng phạt khi trẻ đái dầm. Khuyến khích trẻ cùng dọn dẹp chăn đệm khi thức dậy để tạo cho trẻ tinh thần trách nhiệm. Khen ngợi khi trẻ không đái dầm trong đêm.Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ. Hạn chế uống nước trước khi ngủ. Tránh làm trẻ xấu hổ khi kể với người khác về chứng đái dầm của trẻ. Một số bệnh dễ nhầm với đái dầm Nếu nếu bé cứ tiểu thoải mái, không biết nín ngay cả khi còn thức thì đấy không phải là đái dầm mà là tiểu không kiểm soát. Đây là một căn bệnh bàng quang thần kinh, cần được khám để điều trị thích hợp. Nếu quần bé luôn ẩm ẩm, khai khai nhưng bé vẫn đi tiểu bình thường, vẫn biết nín tiểu, không để nước tiểu xè ra ào ào khi ngủ thì đó là bệnh rò nước tiểu bẩm sinh. Bệnh này chủ yếu xảy ra bé gái, thường do 2 thận của bé cùng bên, một trên, một dưới. Nước tiểu từ thận trên theo ống dẫn nước tiểu không chảy xuống hết bàng quang mà lại đi thẳng ra cửa mình. Bé cần được phẫu thuật để ống nước tiểu lạc chỗ này được "tập kết" về bàng quang. Đối với xã hội hiện đại ngày nay, tỉ lệ người mắc chứng bệnh ung thư quái ác ngày càng gia tăng. Thiếu selen cũng có một trong những nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải một số chứng bệnh ung thư thường gặp. Chính vì vậy, để phòng tránh căn bệnh quái ác này, các mẹ nên tự ý thức bổ sung thêm selen cho cơ thể mỗi ngày nhé. Trung bình, cứ 85g tôm hấp sẽ có thể cung cấp được khoảng 48% nhu cầu selen của cơ thể trong 1 ngày đấy các mẹ ạ. Để hệ xương và răng của bé yêu sau này được chắc khỏe, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung thêm hai khoáng chất cần thiết có tác dụng quan trọng trọng trong việc xây dựng, phát triển hệ xương và răng, đó là canxi và phốt pho. Và tôm cũng là một trong những thực phẩm rất giàu hai khoáng chất cần thiết này. Vậy nên mẹ bầu nhớ ăn tôm đều đặn để bổ sung những dưỡng chất cần thiết tốt cho bé yêu nhé. . Đối phó với chứng đái dầm ở trẻ đái dầm là tình trạng rỉ nước tiểu không kiểm soát, xảy ra trong lúc ngủ. Trong quá trình phát triển của mình, đứa trẻ. nước trước khi ngủ. Tránh làm trẻ xấu hổ khi kể với người khác về chứng đái dầm của trẻ. Một số bệnh dễ nhầm với đái dầm Nếu nếu bé cứ tiểu thoải mái,

Ngày đăng: 18/03/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w