Thái sư Trần Thủ Độ - Người tài đa diện Không thể gọi Thái sư Trần Thủ Độ (1194-1264) là bậc hiền nhân chỉ "lấy nhân đức mà thi hành chính trị" như Khổng Tử từng răn. Tuy nhiên, nếu xét về vai trò của ông trong sự hưng thịnh của nhà Trần giữa lúc đất nước lâm nguy trong thế "trứng để đầu đẳng" bởi nạn ngoại xâm, thì có lẽ Thái sư ắt là đại thần có công tích vào hàng lẫy lừng nhất thời đó. Mẫn thế để ưu thời Sách sử ghi lại rằng, năm Giáp Dần 1194 bỗng nhiên có mưa đá, có tảng to như đầu ngựa. Mùa thu năm đó, nguyên phi Đàm Thị của vua Lý Cao Tông sinh hoàng tử Sảm. Đây sẽ là người nối dõi với niên hiệu Lý Huệ Tông, người đàn ông cuối cùng làm vua của triều Lý Cũng năm đó, tại thôn Lưu Gia ở Hải Ấp (nay là Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) trong một gia đình ngư dân nhờ đánh cá trở thành cự phú họ Trần, cũng sinh ra một cậu bé trai tên là Thủ Độ. Hai sự kiện tưởng như ngẫu nhiên nhưng xét theo góc nhìn lịch sử, lại có mối liên hệ cực kỳ bền chắc. Chính Trần Thủ Độ về sau đã sắp đặt một cách ngoạn mục cuộc chuyển ngôi của Lý Chiêu Hoàng (con gái Lý Huệ Tông) cho chồng là Trần Cảnh, để đất nước có được một triều đại giàu triển vọng hơn, đặng đối phó thành công với những thách thức hiểm nghèo trong tương lai (ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi). Không ai rõ tuổi thơ của Trần Thủ Độ trôi qua như thế nào. Chỉ biết rằng, trong điều kiện ở xa kinh đô, trong một vùng quê lấy lam làm làm trọng, ông đã không có nhiều điều kiện để sôi kinh nấu sử. Cũng cần phải nhớ rằng, mặc dù Lý Cao Tông vì chơi bời vô độ nên bị buộc tội là người đã làm suy cơ nghiệp nhà Lý nhưng ông cũng ít nhiều quan tâm đến việc khuyến khích học hành và tổ chức các cuộc thi để chọn nguồn trí sĩ Dòng dõi chài lưới, Trần Thủ Độ không màng tới việc tiến thân thông qua thi cử. Vốn thiên phú hơn người về sức vóc và trí tuệ, lại tính tình cứng cỏi, quyết đoán, Trần Thủ Độ tự trau dồi võ nghệ và vốn hiểu biết cuộc đời ngay ở quê hương. Không chỉ anh em họ mạc mà các hào kiệt trong vùng đều nể trọng ông. Tất nhiên, không phải chính Trần Thủ Độ là người đã tạo cơ hội đầu tiên cho nghiệp nhà Trần. Vai trò này thuộc về Thái tử Sảm, tức vua Lý Huệ Tông sau này. Số là, theo Toàn thư, năm 1209, có loạn, hoàng gia nhà Lý tan tác. Chạy giặc tới thôn Lưu Gia, Thái tử Sảm "nghe tiếng con gái của Trần Lý có nhan sắc, bèn lấy làm vợ trao cho Lý tước minh tự, phong cho cậu của người con gái ấy là Tô Minh Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ". Chính hương binh của dòng họ Trần đã có công dẹp loạn, rước Lý Cao Tông về kinh. Tiếp đó, năm 1211, khi Lý Cao Tông băng hà, Thái tử Sảm lên ngôi ở tuổi 16, đón người vợ họ Trần về cung lập làm nguyên phi. Tô Minh Từ cũng được phong làm Thái úy phụ chính, còn người anh của nguyên phi họ Trần tên là Trần Tự Khánh được phong làm Chương thành hầu. Từ thời điểm đó, họ Trần đã trở thành một trong những rường mối của triều đình nhà Lý trong giai đoạn đất nước bắt đầu ngày càng bị nhấn sâu vào li loạn không chỉ vì "thừa hưởng thái bình đã lâu ngày, rường mối bỏ dần, dân không biết việc binh, giặc cướp nổi lên không ngăn chặn được" như sách Toàn thư đã chép, mà còn vì Lý Huệ Tông quá ư nhu nhược, như lời nhận xét của sử gia Ngô Sĩ Liên. Tới mùa đông năm 1216, nguyên phi họ Trần được phong làm Hoàng hậu. Trần Tự Khánh được lập làm Thái úy. Quyền lực trong nước dần dà lọt vào tay họ Trần, tuy nhiên, danh chính ngôn thuận vẫn là triều đại của họ Lý. Tháng 12/1223, Trần Tự Khánh qua đời; một người anh khác của Hoàng hậu là Trần Thừa được phong làm Phụ quốc Thái úy (chức vụ tương đương Tể tướng). Người em họ của Hoàng hậu là Trần Thủ Độ được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ, coi giữ mọi việc trong ngoài thành thị. Một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam đang dần dà manh nha. Trong bối cảnh quốc phong nhiều phần trễ nải và mệt mỏi, việc xuất hiện một nhân vật đa mưu và quyết đoán như Trần Thủ Độ trong kinh đô nhà Lý đã gây được những hiệu ứng tích cực. Chính Trần Thủ Độ đã mau chóng tìm ra được cách giải quyết tối ưu cho dòng họ mình (và chung cuộc, cho cả quốc gia) tình huống tế nhị: Lý Chiêu Hoàng, khi đó chỉ là một cô bé nhưng đã phải thay cha làm vua, lại rất thích cậu bé Trần Cảnh 8 tuổi đang phải vào hầu, đến mức "lấy khăn trầu ném cho Cảnh" (Toàn thư). . Thái sư Trần Thủ Độ - Người tài đa diện Không thể gọi Thái sư Trần Thủ Độ (119 4-1 264) là bậc hiền nhân chỉ "lấy nhân đức mà thi. 12/1223, Trần Tự Khánh qua đời; một người anh khác của Hoàng hậu là Trần Thừa được phong làm Phụ quốc Thái úy (chức vụ tương đương Tể tướng). Người em họ của Hoàng hậu là Trần Thủ Độ được phong. Dòng dõi chài lưới, Trần Thủ Độ không màng tới việc tiến thân thông qua thi cử. Vốn thiên phú hơn người về sức vóc và trí tuệ, lại tính tình cứng cỏi, quyết đoán, Trần Thủ Độ tự trau dồi võ nghệ