1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khẩn hoang Cần Thơ, đầu cầu và thủ đô miền Hậu giang 1 pps

6 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 126,01 KB

Nội dung

Khẩn hoang Cần Thơ, đầu cầu và thủ đô miền Hậu giang 1 Vùng Cần Thơ thời Mạc Thiên Tứ mang tên là Trấn Giang, vào năm 1793. Mãi đến khi người Pháp xâm chiếm, Cần Thơ là vùng không quan trọng. Ngọn rạch Cần Thơ ăn thông qua sông Cái Bé rồi ra vịnh Xiêm La nhưng không rõ rệt. Đời Tự Đức, Đại nam Nhất thống chí mô tả khúc đường ấy : Cuối đông qua xuân, nước khô bùn cứng ghe thuyền qua lại không được, từ mùa hạ qua đông, nước mưa tràn bờ thì ghe thuyền cỡi lên trên cỏ và bèo mà đi, cứ trông theo phía tả hay phía hữu rừng cây mà nhận dấu đường. Nơi đây không có bóng người, có rất nhiều muỗi và đĩa, người qua lại rất khổ sở. Tóm lại, Cần Thơ chỉ đông đúc ở phía sát bờ Hậu giang. Về giao thông và kinh tế, từ đời họ Mạc đến lúc người Pháp đến, lúa gạo ở Rạch Giá và ở Cà Mau thì xuất cảng cho những ghe Hải Nam vào chợ Cà Mau và Rạch Giá; lúa gạo ở Sóc Trăng và Ba Thắc thì bán theo cửa Ba Thắc (bản đồ Pháp ghi là cửa Tranh De, chắc là do chữ Trấn Di, đọc trại rồi âm lại). Vùng Cần Thơ chỉ là những xóm sung túc bên rạch Cần Thơ và rạch Bình Thủy, phía bắc là vùng Ô Môn có đất giồng khá tốt. Đời Gia Long, Cần Thơ thuộc về huyện Vĩnh Định, năm Minh Mạng thứ 13 (1832) nhập qua phủ Tân Thành (do Sa Đéc cai quản). Vùng Ô Môn đời Tự Đức (và có lẽ từ các đời trước) là khu vực ít nhiều tự trị của người Miên nên Đại nam Nhất thống chí gọi là “thổ huyện”. Thoạt tiên người Pháp đặt Cần Thơ (vùng rạch Cần Thơ và Ô Môn) là hạt nhưng không quan trọng bằng hạt Long Xuyên (Đông Xuyên) hoặc Sóc Trăng. Nghị định ngày 30/4/1872 lại đặt ra Trà Ôn, phần đất của Cần Thơ nhập qua Trà Ôn. Hạt Trà Ôn lại bị giải tán để rồi ngày 23/2/1876 tái lập hạt Cần Thơ với chợ Cần Thơ là tỉnh lỵ; Trà Ôn chỉ còn vai trò quận lỵ, nhưng là quận lỵ quan trọng nhứt nhì của tỉnh. Pháp không lầm khi chọn Trà Ôn làm trung tâm quan trọng. Việc bán lúa gạo ra nước ngoài lần hồi không còn do các hải cảng Cà Mau, Rạch Giá (phía vịnh Xiêm La) hoặc Bãi Xàu (bờ Hậu giang) đảm nhận như trước nữa. Ghe buồm Hải Nam tuy to, chở nặng nhưng làm sao cạnh tranh nổi với các tàu sắt, chạy máy của Tây phương tại bến Sài Gòn. Tàu máy chở gạo qua Hương Cảng với giá vốn nhẹ hơn. Dầu muốn hay không, lúa gạo miền Sóc Trăng cũng phải mượn đường Trà Ôn để đem bán tại Chợ Lớn. Rạch Trà Ôn nối qua sông Mân Thít bên Tiền giang, con đường mà trước kia Nguyễn ánh và Tây Sơn giành nhau quyền kiểm soát. Quan cai trị Pháp biết nhìn xa : dời tỉnh lỵ về rạch Cần Thơ thì chợ Cần Thơ trở thành ải địa đầu quan trọng, nắm luôn nẻo thông thương thứ nhì, cũng nối từ Hậu giang qua Tiền giang để lên Sài Gòn, Chợ Lớn. Đó là con đường từ rạch Cái Vồn qua rạch Nha Mân, phía Sa Đéc. Lại còn phía tây Cần Thơ là vùng Rạch Giá, Cà Mau bao la với nhiều triển vọng về lúa gạo, đất hoang chưa khai phá. Cần Thơ có khí hậu tốt, đất hoang tuy chưa được khai thác đúng mức nhưng là rừng chồi thưa thớt, không như rừng tràm ở nước mặn phía Rạch Giá, Cà Mau. Giữa Cần Thơ, Sóc Trăng và ranh tỉnh Rạch Giá còn một cánh đồng bát ngát, nước ngọt, không quá thấp như Đồng Tháp Mười, không quá sình lầy và nhiều phèn. Đó là cánh đồng sau này trở thành quận Phụng Hiệp, đầy lau sậy, có voi (voi ăn sậy và lau). Thoạt tiên người Pháp gọi đó là “Đồng Sậy” nhưng vì khai phá xong nên địa danh này không còn thông dụng như trường hợp Đồng Tháp Mười hay rừng tràm U Minh. Rạch Cần Thơ chạy dài tới Phong Điền, nhà cửa đông đúc. Rạch Cái Răng là nơi đất tốt. Đất ở rạch Bình Thủy không đâu sánh bằng; rạch Cần Thơ và rạch Bình Thủy như nối tiếp nhau ở cuối ngọn. Tuy không là văn vật như miền Tiền giang nhưng dân ở hai con rạch này khá thuần thục, thông hiểu lễ nghĩa “trai Nhân ái, gái Long Xuyên”. Thực dân Pháp nhắm mục đích biến Cần Thơ thành trung tâm quan trọng nắm giềng mối đường giao thông về Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau trong giai đoạn mà đường thủy nắm ưu thế. Về sau, sau trận thế chiến 1914—1918, những con lộ xe cũng nhằm phục vụ mục tiêu chiến lược này. Phải qua Cần Thơ mới lên Sài Gòn được, đa số lúa gạo gom về Cần Thơ vì đây là con đường vận tải ngắn nhứt. Khi Pháp đến, vùng Ba Láng (nhánh của rạch Cần Thơ) là nơi khởi nghĩa của Đinh Sâm. Đinh Sâm thất bại nhưng vào tháng 3/1870, chừng 200 nghĩa quân tụ tập lại ăn tiệc, chuẩn bị đánh tòa thâm biện Cần Thơ. Thực dân phát giác kịp, bắt giam 141 người, trong số này chừng 55 người mà thực dân cho là nguy hiểm bị đề nghị đày ra Côn Nôn hoặc đảo Réunion. Tham biện lúc bấy giờ là Alexandre dùng dân địa phương làm xâu, cất nhà lá chung quanh nhà lồng chợ để bán hoặc cho mướn lại. Theo báo cáo thì ở Cần Thơ việc kiện thưa đất đai xảy ra quá nhiều chứng tỏ người dân thấy tương lai sáng sủa của nghề nông. Chủ tỉnh ra lịnh lập bộ điền cho kỷ hơn để thâu thuế. Năm 1887, đất canh tác là 85.000 mẫu, so với năm trước (khai để đóng thuế) tăng thêm 17.000 mẫu. Diện tích của tỉnh là 205.000 mẫu, tức là còn lại 110.000 mẫu có thể canh tác. Dân ghi trong bộ để chịu thuế trong toàn tỉnh là 26.500 người. Đào kinh xáng Xà No Kinh xáng Xà No là công trình lớn lao đầu tiên của Nam kỳ về đường thủy, có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn, Mỹ Tho về đường bộ. Kỹ thuật Tây phương đã biểu diễn với tất cả sức mạnh và hiệu năng. Đời Gia Long và Minh Mạng, vua và các quan đã nhận rõ vai trò quan trọng của kinh đào đối với miền Tiền giang và Hậu giang. Kinh Thoại Hà, kinh Vĩnh Tế là những công trình chiến lược đứng đắn, nối vịnh Xiêm La qua Hậu giang để rồi lên Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn. Ai cũng biết đào kinh thì đất ráo phèn, ruộng nương dễ khai phá, dân chúng thích quy tụ ở nơi “sông sâu nước chảy”. Kinh xáng Xà No nối Hậu giang qua vịnh Xiêm La, xuyên qua vùng đất tốt và to rộng giữa nhánh sông Cái Lớn và rạch Cần Thơ (nhánh sông Cái Lớn nơi ấy gọi là Rạch Cái Tư). . Khẩn hoang Cần Thơ, đầu cầu và thủ đô miền Hậu giang 1 Vùng Cần Thơ thời Mạc Thiên Tứ mang tên là Trấn Giang, vào năm 17 93. Mãi đến khi người Pháp xâm chiếm, Cần Thơ là vùng. lại, Cần Thơ chỉ đông đúc ở phía sát bờ Hậu giang. Về giao thông và kinh tế, từ đời họ Mạc đến lúc người Pháp đến, lúa gạo ở Rạch Giá và ở Cà Mau thì xuất cảng cho những ghe Hải Nam vào chợ. nhà cửa đông đúc. Rạch Cái Răng là nơi đất tốt. Đất ở rạch Bình Thủy không đâu sánh bằng; rạch Cần Thơ và rạch Bình Thủy như nối tiếp nhau ở cuối ngọn. Tuy không là văn vật như miền Tiền giang

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN