1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bản tin tuần 16/05-20/05/2011 pot

9 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 696,63 KB

Nội dung

1 BẢN TIN TUẦN 1 6 / 0 5 - 2 0 / 0 5 / 2 0 1 1 TIÊU ĐIỂM • Nhận định thị trường • Tin vĩ mô • Câu chuyện kinh tế trong tuần (1) Sức nóng từ lãi suất và câu chuyện về dòng tiền gửi sụt giảm (2) Cuộc chơi của những gương mặt cũ • Thống kê thị trường NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Tuần qua, thị trường chứng khoán đã không đủ nội lực để thực hiện một cuộc phục hồi, cho dù là sự phục hồi kỹ thuật nho nhỏ. Lý do dễ nhận thấy là dòng tiền tiếp tục suy yếu, tính thanh khoản không được cải thiện. Phiên giao dịch cuối tuần, khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đã xuống tới mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Dự kiến trong tuần giao dịch tiếp theo, VN-Index tiếp tục điều chỉnh giảm, do các trụ đỡ VNM, MSN, BVH đang bước vào trạng thái phân phối sau khi đã có những bước nhảy khá lớn trước đó. Vùng hỗ trợ của VN-Index là 460 điểm, tuy nhiên, chỉ số này không còn nhiều ý nghĩa khi đã trở nên quá khác biệt so với thực tế. Trên sàn Hà Nội, cho dù chỉ số HNX-Index đang nằm trong một rising wedge, nghĩa là có khả năng phục hồi kèm theo một số dấu hiệu kỹ thuật khác, nhưng dòng tiền quá yếu khiến cho việc bứt khỏi hình mẫu giảm điểm này tiếp tục là câu hỏi trong tương lai gần. Những quan ngại về bất ổn vĩ mô vấn chưa được giảm bớt. Chỉ số CPI của tháng 5 được dự báo trên dưới 2%, dù thấp hơn so với tháng trước nhưng thực sự vẫn ở mức quá cao. Sau hơn 3 tháng thắt chặt tiền tệ, số liệu CPI hiện tại cho thấy, dù chính sách có đi đúng hướng nhưng liều lượng chưa đủ và chưa có sự đồng bộ từ chính sách tài khóa, lạm phát vẫn là một cuộc chiến dai dẳng và còn tốn thêm nhiều thời gian. Tình hình càng kéo dài không chỉ bất lợi cho nền kinh tế do nội lực giảm bớtmà còn ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý đối với thị trường chứng khoán. Ngoài ra, những thông tin về các khoản phải thu rất lớn từ các Công ty chứng khoán; lãi suất huy động tăng cao, dễ sinh lời hơn đầu tư chứng khoán ngắn hạn; niềm tin vào Ban Lãnh đạo các doanh nghiệp niêm yết giảm sút,  là những yếu tố mới, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường hiện tại. 2 TIN VĨ MÔ Kinh tế thế giới Fannie Mae - Tập đoàn cho vay thế chấp nhà lớn nhất Mỹ cầu cứu Tập đoàn cho vay thế chấp nhà lớn nhất nước Mỹ Fannie Mae lại vừa cầu cứu chính phủ cho vay thêm 8,5 tỷ USD sau khi bị thua lỗ nặng trong quý I/2011. Báo cáo tài chính của tập đoàn công bố ngày 6/5 cho biết trong ba tháng đầu năm nay, Fannie Mae lỗ 8,7 tỷ USD. Theo Fannie Mae, nguyên nhân thua lỗ là do giá nhà giảm 1,8% trong ba tháng đầu năm khiến số nhà bị tịch thu tăng lên khi nhiều chủ nhà vay tiền thế chấp để mua nhà, nhưng phải bỏ nhà khi giá bán không bằng số tiền đã vay thế chấp. Với khoản đề nghị "cứu trợ" trên, tổng số tiền mà tập đoàn ngân hàng này vay chính phủ từ tháng 9/2008 đã lên tới 99,7 tỷ USD. Đây là gói cứu trợ lớn nhất của chính phủ đối với một công ty. Trong khi đó, một "đại gia" cho vay thế chấp khác của Mỹ là Freddie Mac mới đây cũng thông báo lỗ gần 1 tỷ USD trong quý đầu năm nay nhưng không yêu cầu chính phủ cấp thêm vốn vay. Như vậy, cả hai "đại gia" cho vay thế chấp nhà của Mỹ đã đề nghị chính phủ hỗ trợ khoảng 164 tỷ USD. Bộ Tài chính Mỹ dự kiến tổng giá trị các gói cứu trợ phải lên tới 259 tỷ USD mới có thể giải quyết được khoản lỗ của hai ngân hàng thế chấp khổng lồ này do các khoản vay xấu gây ra. Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ 5 trong năm 2011 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5% từ ngày 18/05/2011. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với các ngân hàng cho vay lớn nhất hiện ở mức 20,5%. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ 5 trong năm 2011 để kiềm chế giá cả tăng nóng, như vậy kinh tế Trung Quốc sẽ có thể tăng trưởng chững lại trong thời gian tới. Tăng trưởng kinh tế đang hạ nhiệt, tín dụng khan hiếm và thị trường nhà đất chững lại sẽ gây tác động xấu lên đầu tư. Chỉ số của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc tháng 4/2011 hạ so với tháng 3/2011, dấu hiệu cho thấy kinh tế có thể hạ nhiệt sau khi tăng trưởng 9,7% trong quý 1/2011. Các quan chức Trung Quốc đã để đồng nhân dân tệ tăng giá nhanh hơn trong thời gian gần đây, đồng nhân dân tệ đã vượt mức 6,5 nhân dân tệ/USD lần đầu tiên từ năm 1993 vào ngày 29/04/2011. Đồng nhân dân tệ mạnh giúp giảm chi phí nhập khẩu. IMF dự báo kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng vững chắc Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế khu vực châu Âu nói chung, đặc biệt là các nước Đông Âu, sẽ tăng trưởng vững chắc bất chấp những nguy cơ do tình hình lạm phát và căng thẳng ở những nước lân cận. Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực công bố ngày 12/5, IMF giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Khu vực đồng euro mà tổ chức này công bố tháng Tư vừa qua, theo đó khu vực đồng tiền chung châu Âu dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng 1,6% trong năm 2011 và 1,8% trong năm 2012, lạm phát ở mức lần lượt 2,3% và 1,7%. Cũng theo dự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế của các nước Đông, Trung và Đông Nam Âu (trừ những nước tham gia Khu vực đồng euro, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Thổ Nhĩ Kỳ) ước tính đạt 4,3% trong năm 3 nay và năm tới. IMF cho rằng sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Âu sẽ được thu hẹp do những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang giảm dần và nhu cầu tiêu thụ trong nước sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, IMF dự báo hai nền kinh tế bị khủng hoảng nợ công là Hy Lạp và Bồ Đào Nha sẽ tiếp tục suy thoái trong năm nay và lạm phát của cả khu vực châu Âu sẽ lên tới 3,8% do các hoạt động kinh tế phục hồi và giá hàng hóa tăng. Dự kiến, lạm phát của khu vực này sẽ giảm xuống còn 3,0% trong năm 2012. IMF một lần nữa cảnh báo mặc dù các chính sách kinh tế đã giúp ngăn chặn khủng hoảng nợ công lan rộng ở Khu vực đồng euro, song nguy cơ "căn bệnh" này lan sang các nền kinh tế trụ cột và các nền kinh tế mới nổi trong khu vực vẫn hiện hữu. Kinh tế Việt Nam Trung Quốc tăng 13% giá bán điện cho Việt Nam Mức giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam sẽ tăng từ 5,1 cent/kWh lên mức 5,8 cent/kWh tương ứng mức 13%, theo hợp đồng giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và công ty điện của Trung Quốc vừa mới được ký kết. Đồng thời, phía Trung Quốc sẽ truy thu tiền chênh lệch từ tháng 1/2011. Theo chuyên gia từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hợp đồng mua bán điện này đã trải qua nhiều lần đàm phán khá căng thẳng giữa hai bên. Đầu năm 2011, do chưa đạt được thỏa thuận về giá, hai bên đã thỏa thuận vẫn cung ứng điện cho Việt Nam theo nhu cầu song khi nào thống nhất được mức giá mới thì sẽ tính truy thu chênh lệch giá. Với thỏa thuận này, toàn bộ khoảng hơn 2 tỷ kWh sản lượng điện mà Việt Nam đã mua của Trung Quốc từ 1/1/2011 đến nay sẽ phải tính theo giá mới vừa ký. Năm 2011, Việt Nam có kế hoạch nhập khẩu điện của Trung Quốc 4,6 tỷ kWh, chiếm 4% sản lượng cung ứng điện quốc gia. Kể từ tháng 4, Việt Nam chấm dứt việc điều hòa tiết giảm điện và tăng thêm 100 triệu kWh điện mua của Trung Quốc để đảm bảo nguồn cung. Hiện, nguồn điện Trung Quốc là nguồn chủ lực cung cấp cho 12 tỉnh phía Bắc gồm Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang. Việt Nam "tụt" 9 điểm về triển vọng kinh doanh Hôm 9/5/2011, văn phòng Công nghiệp châu Âu EuroCham đã công bố kết quả cuộc khảo sát "Chỉ số kinh do- anh" được thực hiện trong tháng 4/2011. Theo đó, chỉ số niềm tin kinh doanh và triển vọng các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam giảm 9 điểm (từ 79 xuống 70). Ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham cho rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do mối quan ngại về tình hình lạm phát ngày càng gia tăng và và triển vọng tiêu cực về VND. Phần lớn các doanh nghiệp đánh giá tình hình hiện tại của họ ở mức tốt hoặc trung bình. Số lượng các doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh là tốt hoặc xuất sắc giảm từ 64% xuống 56% trong khi các doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh của họ ở mức trung bình tăng từ 19% đến 28%. Khi được hỏi về triển vọng kinh doanh, 51% doanh nghiệp đưa ra đánh giá tốt hoặc xuất sắc, giảm từ mức 72% trong cuộc khảo sát của quý trước. Các doanh nghiệp đưa giá đánh giá triển vọng trung bình tăng từ 20% lên 4 33%. Mong muốn đầu tư của các công ty cũng giảm xuống. Số lượng doanh nghiệp muốn tăng đầu tư vào Việt Nam giảm đáng kể từ 32% xuống 18%, trong khi số lượng doanh nghiệp cho rằng họ sẽ xem xét để tăng đầu tư ở Việt Nam chỉ tăng từ 35% lên 41%. CÂU CHUYỆN KINH TẾ TRONG TUẦN Sức nóng từ lãi suất và câu chuyện về dòng tiền gửi sụt giảm Chưa khi nào mà tần suất các bài báo viết về lãi suất tăng cao lại xuất hiện nhiều như thời điểm này. Xuất hiện với rất nhiều tiêu đề, nhiều tác giả. Nó phản ánh một thực tế rõ ràng rằng đồng vốn cho vay ra đang quá cao và các doanh nghiệp sản xuất khó mà chịu đựng nổi mức cho vay này. Đây có lẽ là sự kiện đáng chú ý trong tuần vừa qua và chúng ta sẽ chờ đợi phản ứng tiếp theo từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Một điểm nhấn trong tuần nữa là báo cáo của NHNN về tình hình hoạt động của ngành Ngân hàng trong tháng 4/2011. Theo đó cần lưu ý đến 2 vấn đề là : Số dư tiền gửi đến 21/4/2011 ước giảm 1.09% so với tháng trước và chỉ tăng 0.46% so với cuối năm 2010. Thứ 2 là : Tăng trưởng tín dụng. Theo báo cáo này, tín dụng đối với nền kinh tế đến 21/04 ước tăng 5.01% so với cuối năm 2010; và ước tăng 0,11% so với tháng trước, trong đó tín dụng bằng VNĐ tăng 0.14%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 0.02%. Trong một cuộc trả lời phòng vấn được đăng tải trên vneconomy.vn, T.s Nguyễn Thị Mùi (Ngân hàng Vietinbank) cho hay, nguồn tiền gửi của các tổ chức tại Ngân hàng (NH) này thời ở điểm 28/4/2011 so với 31/12/2010 đã giảm tới 17,09%. Còn nếu so hai thời điểm 28/4/2011 và 31/3/2011 (tức là chỉ trong một tháng) thì lượng tiền gửi này giảm 5,77%. “Nguồn tiền gửi của các DN đang tụt giảm ghê gớm”. Vậy câu hỏi đặt ra là nguồn tiền mà các tổ chức rút ra sẽ đi đâu? Theo như năm 2008, thì đã từng xuất hiện việc các doanh nghiệp (DN) có tiền cho các DN khác vay lại. Điều này không cần qua trung gian là các ngân hàng, vừa làm tăng thu cho DN cho vay và giảm chi phí với DN cần vay. Ở thời điểm hiên nay, nếu DN có nguồn vốn lớn, giả sử như cho NH vay thì tính cả các loại thưởng thì lãi suất cao nhất là 18%/năm. Trong khi đó, Doanh nghiệp muốn vay vốn từ ngân hàng lại phải chịu lãi suất lên đến hơn 22%. Vậy không qua trung gian thì mức lãi suất phù hợp là 20%. Điều này sẽ dễ chịu hơn cho cả đôi bên. Tuy nhiên, khi hoạt động này trở nên mạnh mẽ hơn, buộc các ngân hàng sẽ phải xem xét lại hoạt động kinh do- anh của mình. Bởi nếu không, nguồn tiền lớn nữa sẽ lại tiếp tục bị rút ra và ngân hàng sẽ lại rơi vào thiếu thanh khoản. Trong Kế hoach kinh doanh đề ra, đa số các Doanh nghiệp đều dự kiến chỉ tiêu Lợi nhuận thấp, ngược Vòng xoáy lãi suất cao chưa dừng - Nguồn CafeF Ngột ngạt trần lãi suất huy động - Nguồn CafeF Căng thẳng vì tăng lãi suất - Nguồn CafeF Lãi suất tiền đồng chưa sớm giảm - Nguồn CafeF Lãi suất đi vay vượt quá khả năng sinh lời của doanh nghiệp - Nguồn Atpvietnam Lãi suất vẫn như những con sóng ngầm, chỉ chực ào lên – Nguồn Atpvietnam Giật mình trước lãi suất VND - Nguồn Atpvietnam 5 lại ngành Ngân hàng lại đưa ra Kế hoạch tăng trưởng chỉ tiêu này khá cao. Một rủi ro cho hoạt động này nữa là NHNN sẽ khó lòng mà kiểm soát được tín dụng. NHNN khống chế tăng trưởng tín dụng ở mức 20% thì hoạt động cho vay trên sẽ không thể nắm rõ được, như vậy sẽ làm khó cho NHNN trong việc kiểm soát dòng tiền tín dụng. Và một rủi ro trong việc vay mượn tiền trên là hiện hữu đối với cả bên cho vay lẫn bên vay khi mà bên cho vay không có nghiệp vụ cũng như không được phép cho vay. Còn bên đi vay sẽ bị lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn nhàn rỗi của một tổ chức doanh nghiệp như trên. Dù thế nào đi chăng nữa thì quy luật thị trường đang cho phép các cá thể trong nền kinh tế tìm mọi cách sao cho mình có lợi nhất, và các thành viên trong thị trường cần tìm hướng đi thích hợp nhằm đảm bảo sự an toàn và kiểm soát tốt hơn. Cuộc chơi của những gương mặt cũ Vốn mới đăng ký FDI thì nhiều nhưng cuộc chơi trên thị trường bất động sản Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài dường như chỉ dành cho nhà đầu tư đã có chỗ đứng và vị thế. Bất động sản thực sự là thỏi nam châm hút vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký 7,2 tỉ USD đầu tư vào lĩnh vực bất động sản trong năm 2009. Trong năm 2010, có 27 dự án mới, 6 dự án tăng vốn, đưa tổng vốn đăng ký ở lĩnh vực bất động sản lên tới 6,84 tỉ USD, tương đương 36% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Tuy nhiên, những con số đó không phản ánh thực chất dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam. Vốn mới đăng ký chủ yếu do một số dự án lớn, trong đó, có 2 dự án được cấp phép năm ngoái là Khu Nghỉ dưỡng Nam Hội An (Quảng Nam) và Tổ hợp bất động sản Skybridge Dragon Sea (Vũng Tàu) đã đăng ký đầu tư tới 4,9 tỉ USD. Năm 2009 cũng có những dự án quy mô lớn được cấp phép như Khu Du lịch Sinh thái Bãi biển Rồng (Quảng Nam), Thành phố mới Nhơn Trạch tại Đồng Nai và Thành phố Sáng tạo tại Phú Yên với vốn đăng ký gộp cả 3 dự án đã lên tới gần 5,9 tỉ USD. Vốn ảo? Nhưng điều đáng nói là, một số dự án đã được cấp phép với số vốn đăng ký khổng lồ lại chỉ là bánh vẽ. Thời gian gần đây, song song với những dự án cấp mới là xu hướng rút giấy phép những dự án không được triển khai. Điển hình là Khu Du lịch Bãi biển Rồng, vốn đăng ký 4,2 tỉ USD; dự án Thành phố Sáng tạo (1,68 tỉ USD); Khách sạn Hoa Sen tại Hà Nội (500 triệu USD) và Khu Chung cư AJ Vietstar tại Vũng Tàu (200 triệu USD). Điểm lại những dự án đã được cấp phép có thể thấy, các gương mặt nhà đầu tư mới không nhiều. Phần lớn các dự án mới và còn tồn tại cho đến lúc này thuộc về những nhà đầu tư nước ngoài đã có tên tuổi. Đó là Tập đoàn Berjaya (Malaysia), đang có những dự án lớn nhất Việt Nam như Khu Đô thị Đại học và Trung tâm Tài chính Việt Nam tại TP.HCM với tổng vốn đăng ký 4,5 tỉ USD, Khu Đô thị Nhơn Trạch (2 tỉ USD) và Khu Đô thị Thạch Bàn (500 triệu USD). Tập đoàn VinaCapital cũng liên tục mở rộng hoạt động với các dự án như Danang Beach Re- sort (160 triệu USD), World Trade Centre Danang (325 triệu USD), Bến Du thuyền Đà Nẵng (170 triệu USD) Lợi thế thâm niên Lý giải việc ít có thêm nhà đầu tư nước ngoài mới gia nhập thị trường bất động sản Việt Nam trong vài năm trở lại đây, nhiều chuyên gia bất động sản nước ngoài cho rằng một phần là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2007-2008 đã tác động trực tiếp đến các công ty mẹ, khiến họ buộc phải hoãn các kế hoạch mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Theo khảo sát của các công ty chuyên về tư vấn đầu tư bất động sản như Colliers, CBRE, Savills, thời gian gần đây, một số công ty Malaysia, Singapore, Hàn Quốc đã bắt đầu quay lại Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, quá trình khảo sát và phân tích các dự án đầu tư mất rất nhiều thời gian nên đã hạn 6 chế các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường. Phần khác, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá cao tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam, nhưng để gia nhập được thì hoàn toàn không dễ vì tìm được dự án và hoàn tất thủ tục đầu tư là một bài toán hóc búa. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài có nhiều năm hoạt động tại Việt Nam thừa nhận, giải được bài toán thủ tục đất đai, đầu tư, xây dựng cho một dự án bất động sản ở Việt Nam thực sự rất vất vả. Nếu một dự án bất động sản tại New York và Việt Nam có cùng số thủ tục phải giải quyết thì ở New York, nhà đầu tư có thể biết trước 90% số thủ tục, còn ở Việt Nam, nếu nhà đầu tư nước ngoài nào biết trước 15% số thủ tục cũng đã là may mắn. Đây cũng là lý do tại sao các nhà đầu tư nước ngoài có thâm niên tại thị trường Việt Nam như Indochina Land, VinaCapital, Keppel Land, CapitaLand mở rộng hoạt động rất nhanh, còn các nhà đầu tư mới thì lại khó thâm nhập. Bời các nhà đầu tư đã hoạt động tại Việt Nam, hiểu rõ thị trường hơn và ra quyết định nhanh hơn. Còn các nhà đầu tư chưa hiện diện tại Việt Nam vẫn cảm thấy khó hiểu được thị trường, nên thận trọng hơn và chậm thích ứng với những thay đổi đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam. Nhưng không phải nhà đầu tư thâm niên nào cũng thành công. Bên cạnh các dự án mới bị rút giấy phép hoặc không triển khai được, vẫn có những dự án của các nhà đầu tư đã hoạt động ở Việt Nam nhiều năm cũng bị bế tắc. Công ty Daewon (Hàn Quốc) bế tắc với 2 dự án quy mô lớn tại Đà Nẵng là D-City (vốn đăng ký 200 triệu USD) và Cantavil Đà Nẵng (30 triệu USD). Daewon đã chi một ít tiền để san nền, làm kè cho dự án D-City rộng 270 ha, nhưng hàng ngàn căn hộ, khách sạn, biệt thự cũng như sân golf vẫn chỉ nằm trên bản vẽ. Dự án căn hộ Cantavil bên cầu Tuyên Sơn còn tệ hại hơn, khi chưa có xây dựng hạ tầng dù đã được cấp phép cách đây 5 năm. Ngay bên cạnh dự án này là tổ hợp Jade Centre của liên doanh Kreves-Halla (Hàn Quốc) cũng chỉ là bãi đất trống sau 4 năm được cấp phép. Nguồn: nhipcaudautu 7 THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG Tương quan chỉ số và KLGD Chênh lệch KL Mua và KL bán Giao dịch của NĐTNN 8 GIAO DỊCH CỔ PHIẾU CỦA THÀNH VIÊN NỘI BỘ - CỔ ĐÔNG LỚN 9 Khuyến cáo Bản tin thị trường của Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (ART) chỉ để dùng cho mục đích tham khảo. Quý khách không nên dựa vào những thông tin này cho bất kỳ mục đích gì, bao gồm, nhưng không giới hạn, việc ra quyết định đầu tư. ART/đối tác/nhà cung cấp dịch vụ của ART không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, do bị xử phạt, do ngẫu nhiên, do một tình huống đặc biệt hay mang tính hệ quả nào phát sinh từ, hoặc do liên hệ theo một cách nào đó với việc sử dụng Bản tin thị trường của ART hay dựa vào những thông tin được cung cấp trên đó. Phòng Phân tích và Đầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex Tầng 2, tòa nhà CEO, Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội Tel: 84.4.39 368 368 Fax: 84.4.39 368 367 Website: www.artex.com.vn Email: info@artex.com.vn . 1 BẢN TIN TUẦN 1 6 / 0 5 - 2 0 / 0 5 / 2 0 1 1 TIÊU ĐIỂM • Nhận định thị trường • Tin vĩ mô • Câu chuyện kinh tế trong tuần (1) Sức nóng từ lãi suất và. LỚN 9 Khuyến cáo Bản tin thị trường của Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (ART) chỉ để dùng cho mục đích tham khảo. Quý khách không nên dựa vào những thông tin này cho bất kỳ mục đích. phát sinh từ, hoặc do liên hệ theo một cách nào đó với việc sử dụng Bản tin thị trường của ART hay dựa vào những thông tin được cung cấp trên đó. Phòng Phân tích và Đầu tư Công ty Cổ phần

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN