Giải mã bước đi thống trị nền kinh tế toàn cầu của Trung Quốc ppt

6 373 0
Giải mã bước đi thống trị nền kinh tế toàn cầu của Trung Quốc ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải mã "bước đi" thống trị nền kinh tế toàn cầu của Trung Quốc - Tác giả: THEO VITINFO Bài đã được xuất bản.: 14/05/2011 06:00 GMT+7 Trong khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào năm 2008 đã khiến nhiều nền kinh tế trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức suy thoái nghiêm trọng, thì Trung Quốc, quốc gia mới nổi đã tranh thủ được những cơ hội mà khủng hoảng tài chính đem lại để vươn lên tiến tới thống trị nền kinh tế toàn cầu. Dưới đây là những bước đi âm thầm của quốc gia này. Nỗ lực thống trị thương mại toàn cầu Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Đức, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Theo giới phân tích, mặc dù thương mại thế giới suy giảm vì khủng hoảng kinh tế, nhưng người tiêu dùng vẫn có nhu cầu mua hàng giá rẻ, và Bắc Kinh, quyết định giữ cho guồng máy xuất khẩu chạy đều, đã tìm cách đáp ứng nhu cầu đó. Các nhà máy trên toàn Trung Quốc đang ra sức giảm giá sản phẩm, từ đó mở rộng thị phần ở các thị trường cũ và thâm nhập các thị trường mới. Vì Trung Quốc sản xuất các sản phẩm đa dạng nhưng rẻ tiền và thiết yếu, các nhà phân tích cho rằng xuất khẩu của nước này có thể trụ tốt giữa cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Thắng lợi ấn tượng nhất đến từ thị trường Mỹ, nơi Trung Quốc đã thay thế Canada trở thành nước cung ứng nhiều hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ nhất. Sự gia tăng thị phần của Trung Quốc đi kèm với thiệt hại của các nước xuất khẩu khác như Nhật, Ý, Canada, Mexico và Trung Mỹ - ở các ngành công nghiệp mà lâu nay Trung Quốc vẫn tìm cách chiếm lĩnh.Chẳng hạn như, những năm trước, Rumania là nước cung cấp phần lớn giày dép cho Ý, bây giờ thì Trung Quốc chiếm phần lớn lượng giày nhập khẩu vào Ý. Nhật Bản đã một thời dựa vào việc xuất khẩu hàng Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. điện tử sang Mỹ, nhưng trong suốt thập niên qua năm nào Nhật cũng mất thị phần vào tay Trung Quốc. Nếu như năm 1999, hàng điện tử Nhật Bản nhập vào Mỹ chiếm 18% tổng nhập khẩu hàng điện tử của Mỹ thì năm 2010 con số này chỉ còn 7%. Thị phần hàng điện tử Trung Quốc nhập vào Mỹ đã tăng từ 10% lên 20% chỉ trong một năm. Nguyên nhân chính cho sự bành trướng thị phần của Trung Quốc được cho là vì chính sách neo tỷ giá đồng Nhân Dân tệ (NDT) với đồng USD mà Trung Quốc bắt đầu thực hiện từ những tháng giữa năm 2008. Với lợi thế cạnh tranh thuộc về các nhà xuất khẩu Trung Quốc, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu, không khó để lý giải tại sao xuất khẩu của Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ như vậy trong thời gian qua. Trong khi các nước trên thế giới cảm nhận được thị phần mà Trung Quốc giành được đang đe dọa làm gia tăng va chạm thương mại với Mỹ, châu Âu các quốc gia xuất khẩu khác, khiến các quan chức Liên minh châu Âu EU, Mỹ và các nước khác đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc phải giảm số hàng xuất khẩu vào các nước và triển khai các cuộc điều tra chống phá giá. Thì lúc này Trung Quốc đã thống trị nền thương mại toàn cầu và với số thặng dư thương mại mà nước này có được từ xuất khẩu hàng hóa, Trung Quốc tìm cách thỏa mãn cơn khát năng lượng và nhiên liệu nhằm đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế cho mình. Thâu tóm tài nguyên trên toàn thế giới Đối mặt với nhu cầu năng lượng và nguyên liệu tăng cao và để đảm bảo cho các hoạt động kinh tế, chính phủ Trung Quốc đang thực hiện một chính sách thâu tóm các nguồn tài nguyên với tốc độ nhanh chưa từng có khiến nhiều nước phải lo lắng. Khi nền kinh tế toàn cầu ảm đạm, u ám, hoạt động thu mua của Trung Quốc lại có phần tăng hơn. Bất chấp việc kinh tế tăng trưởng chậm lại, các công ty của Trung Quốc vẫn theo đuổi một loạt các thương vụ với nước ngoài. Trung Quốc vẫn đang rất cần năng lượng và nguyên liệu thô. Kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Quốc - chiếm 13% GDP của quốc gia này - dự kiến có nhiều đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhất là đường sắt, một ngành tiêu thụ nhiều thép. Sau nhiều năm đàm phán, Trung Quốc và Nga đã thỏa thuận về việc khai thác dầu tại vùng Siberia. Trung Quốc chấp nhận cho hai tập đoàn dầu khí Nga Transneft và Rosneft vay 25 tỉ USD để xây dựng đường ống dẫn dầu và cung ứng 15 triệu tấn dầu mỗi năm cho Trung Quốc trong 20 năm. Nhiều người lo ngại chuyện Trung Quốc có thể đang cố "khóa" nguồn tài nguyên thiên nhiên thế giới để có thể không chỉ thu vén cho riêng mình mà chiến lược này còn giúp họ mở rộng sự kiểm soát các ngành công nghiệp khai khoáng thế giới. Nói thẳng ra là Trung Quốc đang "tích trữ đầu cơ" nguồn tài nguyên toàn cầu để "làm giá" (khi gần như tất cả các nguồn đã được thâu tóm và họ trở thành "nhà cung cấp độc quyền"), để "làm reo" (như một lá bài mặc cả trên thương trường hoặc thậm chí ngoại giao) và để "làm giàu". Trong quan hệ với khối ASEAN, người ta có thể thấy cụ thể hơn, khi Trung Quốc dùng ASEAN như một thị trường để bán hàng thành phẩm giá cao trong khi họ mua nguyên liệu thô của khu vực này với giá thấp. Thật ra, "tầm nhìn" của Trung Quốc về chiến lược tài nguyên thậm chí vượt khỏi cái gọi là "nhu cầu thị trường" hay "kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia". Chiến lược thu gom tài nguyên của Trung Quốc thực chất là chiến lược, tương tự Mỹ cách đây một thế kỷ nhưng theo hướng khác. Sự khác biệt nằm ở chỗ, Trung Quốc kết hợp giữa nhu cầu phát triển kinh tế thật sự với mục tiêu và viễn kiến bành trướng chính trị. Đến châu Phi, họ chỉ đặt trọng tâm với chiến dịch đầu tư vào những quốc gia dồi dào nguồn dầu cũng như khoáng sản. Khu vực vành đai Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cũng tương tự. Nói cách khác, những quân cờ của họ luôn được đặt tại những địa điểm xung yếu mang Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. lại ưu thế địa chính trị. Trung Á là một ví dụ, thể hiện ở hai đường ống dẫn dầu (dẫn đến Tân Cương) sắp hoàn thành: một chuyển dầu từ biển Caspian băng ngang Kazakhstan; và một chuyển khí đốt từ Turkmenistan ngang Uzbekistan và Kazakhstan. Không thuần túy đầu tư kinh doanh, họ còn nhắm đến mục tiêu khống chế sức mạnh Nga tại khu vực Trung Á và Viễn Đông. Khó có thể nói họ chỉ là những công ty làm kinh tế đơn thuần (như các công ty phương Tây khi mở nhà máy tại nước ngoài), khi lại xây dựng hạ tầng chỉnh chu và tổ chức đưa dân họ đến lập nghiệp như một chiến lược định cư lâu dài và có chủ định. Tất cả những điều này cho thấy, thâu tóm nguồn tài nguyên là mục tiêu chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Khi các nước trên thế giới bắt đầu để ý tới nhu cầu tài nguyên và nhiên liệu, dẫn tới các cuộc tranh chấp tài nguyên thiên nhiên thì Trung Quốc đã giải xong bài toán này. Lúc này Trung Quốc lại đẩy cuộc chiến sang bình diện khác đó là cuộc chiến tiền tệ. Quốc tế hóa đồng NDT nhằm hạ bệ đồng USD Bắc Kinh muốn quốc tế hóa NDT để tăng thêm sức mạnh và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, giảm bớt tình trạng phụ thuộc vào USD hay EUR. Hay nói cách khác là nhằm giảm bớt áp lực của Mỹ và phương Tây đòi Bắc Kinh phải nâng giá NDT, qua đó tạo điều kiện cho cạnh tranh thương mại bình đẳng. Các biện pháp mà Trung Quốc tiến hành nhằm quốc tế hóa đồng tiền quốc gia nằm trong một chiến lược lâu dài, nhưng trước mắt, Bắc Kinh chưa sẵn sàng từ bỏ việc kìm giữ giá trị đồng tiền thấp, đặc biệt là so với USD. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ là thực tế không thể tránh khỏi. Với việc nắm giữ hơn 3000 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối, Trung Quốc đặc biệt lo ngại về giá trị của Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. đồng USD sẽ suy giảm do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Trong khi đó, giới đầu tư cũng nhận ra rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang quá coi Mỹ là trung tâm và quá phụ thuộc vào đồng USD. Tình trạng này đã làm phát sinh quá nhiều vấn đề trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Các nhà phân tích dự đoán chỉ trong vài năm tới sẽ có khoảng 20%-30% kim ngạch nhập khẩu trị giá 2.300 tỷ USD của Trung Quốc được thanh toán bằng đồng NDT, thay vì USD, tăng mạnh so với 1% hiện nay. Nhà đầu tư nổi tiếng quốc tế Jim Rogers mới đây còn nhận định, đồng Nhân dân tệ là một trong những đồng tiền an toàn nhất thế giới. Ông Rogers cho rằng, các nhà đầu tư toàn cầu nên tiếp tục nắm giữ đồng tiền này, bởi đồng USD của Mỹ hiện đã trở thành một sự lựa chọn sai lầm của các nhà đầu tư. Để "quốc tế hóa" NDT, Bắc Kinh cũng đang ra sức vận động để NDT có một vai trò lớn hơn trong các định chế tài chính quốc tế. Trước mắt, Bắc Kinh đang muốn NDT nhanh chóng có mặt trong rổ tiền tệ SDRs, loại tiền tệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mà các quốc gia có thể dùng để dự trữ. Hiện tại, rổ tiền tệ SDRs đang chỉ có USD, EUR, Bảng Anh và Yen Nhật. Trung Quốc thể hiện rất rõ tham vọng trên. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên phát biểu rằng: "Nếu có ai đề nghị rằng NDT nên nằm trong rổ tiền tệ SDRs thì chúng tôi sẽ hoan nghênh ý kiến đó". Đó là một trong những nỗ lực thúc đẩy hình thành một hệ thống kinh tế tài chính mà trong đó NDT đóng vai trò trung tâm, hay nói một cách khác là nhằm phát triển NDT trở thành đồng tiền quốc tế. Thông qua việc "quốc tế hóa", nâng cao vị thế NDT, Trung Quốc cũng muốn tìm Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. cách giảm nhẹ vai trò của đồng USD và đang liên tục vận động để SDRs dần thay thế USD trong dự trữ của các nền kinh tế. Và việc Nhân dân tệ ngày càng lớn mạnh là một bước đi trong chiến lược "hóa rồng" của Trung Quốc, bởi từ cổ chí kim, vai trò của cường quốc luôn song hành cùng vị thế của đồng tiền quốc gia. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. . lại để vươn lên tiến tới thống trị nền kinh tế toàn cầu. Dưới đây là những bước đi âm thầm của quốc gia này. Nỗ lực thống trị thương mại toàn cầu Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Đức, trở thành. Giải mã " ;bước đi& quot; thống trị nền kinh tế toàn cầu của Trung Quốc - Tác giả: THEO VITINFO Bài đã được xuất bản.: 14/05/2011 06:00 GMT+7 Trong khi khủng hoảng tài chính toàn cầu. nhiều lần yêu cầu Trung Quốc phải giảm số hàng xuất khẩu vào các nước và triển khai các cuộc đi u tra chống phá giá. Thì lúc này Trung Quốc đã thống trị nền thương mại toàn cầu và với số thặng

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan