Con bệnh nặng vì mẹ nhỏ mũi sai cách pot

5 273 0
Con bệnh nặng vì mẹ nhỏ mũi sai cách pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Con bệnh nặng vì mẹ nhỏ mũi sai cách Thời tiết nóng lạnh đột ngột khiến cho nhiều trẻ em không thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng. Tuy nhiên, nhiều trẻ lại mắc bệnh nặng hơn do cha mẹ dùng nước muối biển để vệ sinh mũi họng cho con không đúng cách. Trẻ có thể bị sặc Có nhiều bà mẹ chưa biết cách xịt nước muối biển đã xịt một lượng nước lớn vào mũi làm trẻ bị sặc BS Lâm Thanh Mai, Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội cho biết, có nhiều bà mẹ chưa biết cách xịt nước muối biển đã xịt một lượng nước lớn vào mũi làm trẻ bị sặc. Việc lợi dụng lúc trẻ ngủ xịt nước muối càng làm bé dễ bị sặc và hoảng sợ hơn. Bởi lượng lớn nước muối vào mũi thường làm trẻ không điều tiết kịp, hít vào là sặc, lỡ tràn vào thanh quản gây ho, nếu kèm theo dịch bẩn sẽ dễ nhiễm trùng đường hô hấp. Theo BS Duy Anh (Bệnh viện E Hà Nội), thời tiết liên tục thay đổi, nóng lạnh đột ngột khiến cho nhiều trẻ em không thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng (với các biểu hiện đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi ), trong đó cả cả viêm mũi dị ứng (cũng gây ngứa mũi, mắt, nghẹt mũi ). Trong các loại thuốc chỉ định điều trị có nước muối biển dạng xịt để rửa mũi trong khoảng từ 3-5 ngày sẽ khỏi nếu chỉ viêm đường hô hấp trên. Khi xịt, các hạt nước li ti đi sâu vào ngách mũi, bám lên bề mặt niêm mạc, có tác dụng làm sạch các dịch tiết ở mũi, giúp phòng ngừa tốt các bệnh hô hấp. BS Thu Lan (Trung tâm Tư vấn sức khỏe nhi khoa và người cao tuổi Hà Nội) cho biết, nước muối sinh lý NaCl 0,09% vẫn được dùng để vệ sinh mũi họng khi trẻ bị ngạt mũi. Khi đó, dịch tiết trong mũi được làm loãng ra, dễ dàng bài xuất ra ngoài. Tuy nhiên, ở nước ngoài người ta sản xuất nước mũi dạng xịt thường dành cho người nằm viện, do nhân viên y tế làm. Nhưng ở Việt Nam bệnh nhân thường tự làm và làm không đúng kỹ thuật. Xịt rửa đúng cách Muốn rửa sạch hốc mũi phía trong, người bệnh phải cúi nghiêng đầu, xịt vào từng hốc mũi, dùng 2 ngón tay bóp day 2 cánh mũi cho nước chảy ra. Làm như vậy 2-3 lần sẽ làm sạch được niêm mạc mũi Theo BS Lâm Thanh Mai, thị trường nước biển dạng xịt ở Việt Nam có 2 loại: Nước biển nhân tạo và nước biển khai thác tự nhiên từ biển sâu. Lọ xịt muối biển tinh khiết Sterimax của Pháp, giá khoảng 100.000 đ/lọ, có van xịt mạnh, làm bong tróc dịch tiết mũi khô bên trong (trẻ sơ sinh có loại Sterimax Baby với lực phun nhẹ hơn), còn lọ xịt muối biển của Việt Nam rẻ hơn nhiều, là dung dịch nước rửa mũi sinh lý đạt tiêu chuẩn vô khuẩn. Muốn rửa sạch hốc mũi phía trong, người bệnh phải cúi nghiêng đầu, xịt vào từng hốc mũi, dùng 2 ngón tay bóp day 2 cánh mũi cho nước chảy ra. Làm như vậy 2-3 lần sẽ làm sạch được niêm mạc mũi. Với trẻ từ 2 tuần tuổi tới 2 tuổi dùng bình xịt nhẹ (hoặc thuốc nhỏ mắt Natri clorid nhỏ mỗi hốc mũi 2-3 giọt) rồi nghiêng đầu trẻ cho nước chảy ra, dùng khăn hoặc giấy mềm sạch lau khô cho bé. Nếu trời lạnh, các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ. Trẻ lớn hơn cần dạy cách xì mũi, giải thích trước khi xịt rồi hãy xịt mũi. Để phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ, mỗi ngày nên xịt dung dịch nước biển phun sương vào hai bên mũi, sau đó cho bé hắt hơi hoặc hỉ mũi để tống các chất bụi bẩn ra ngoài. Nhớ nhắc bé há miệng và hỉ từng bên mũi vì hỉ một lúc hai bên có thể gây viêm tai. BS Duy Anh cũng khuyến cáo không nên lạm dụng nước xịt muối biển với trẻ nhỏ vì xịt rửa nhiều làm trẻ rát mũi, kích thích mũi, ảnh hưởng đến niêm mạc mũi, thậm chí có thể gây viêm. (Theo GĐ & XH) . Con bệnh nặng vì mẹ nhỏ mũi sai cách Thời tiết nóng lạnh đột ngột khiến cho nhiều trẻ em không thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng. Tuy nhiên, nhiều trẻ lại mắc bệnh nặng hơn. hơn do cha mẹ dùng nước muối biển để vệ sinh mũi họng cho con không đúng cách. Trẻ có thể bị sặc Có nhiều bà mẹ chưa biết cách xịt nước muối biển đã xịt một lượng nước lớn vào mũi làm trẻ. thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng (với các biểu hiện đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi ), trong đó cả cả viêm mũi dị ứng (cũng gây ngứa mũi, mắt, nghẹt mũi ). Trong các loại thuốc

Ngày đăng: 31/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan