Conthiếucânvìmẹchămsaicách Dù ăn nhiều, ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng nhiều trẻ vẫn bị còi cọc, thiếucân do mẹchămsai cách. Chămconsai cách, mẹ không biết gì! Do thể chất, chị Ngọc (Yên Phụ, Hà Nội) buộc phải sinh non bé Cún ở tháng thứ 7. Nhìn con gầy yếu so với bạn bè cùng trang lứa, chị vô cùng lo lắng. Vậy là dù có rất nhiều sữa nhưng chị vẫn quyết định bắt đầu khi bé sang tháng thứ 3, “khi con cứng cứng một chút”, chị cho bé tập ăn dặm. Chị tâm sự: “Mình cứ nghĩ rằng sữa mẹ cũng chỉ đáp ứng cho con được một phần nào vì dù sao chúng là thức ăn lỏng, nhưng khi được ăn cháo, có thịt thà, rau củ quả thì con sẽ được đáp ứng tối đa hơn về dinh dưỡng”. Thế nhưng khi bé được 11 tháng tuổi mà nặng có 7 cân, chị lo lắng vô cùng, đưa con đi khám chị hoảng hốt khi biết con mình bị suy dinh dưỡng. Nghe bác sĩ tư vấn xong, chị mới biết tất cả là do mình thiếu hiểu biết, chămsaicách mà vô tình làm ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của con. Việc ăn dặm quá sớm không hề tốt đẹp như chị nghĩ, tại độ tuổi của con chị lúc bấy giờ (3 tháng), bộ máy tiêu hóa của bé còn quá non yếu, việc tiếp nhận khối lượng thức ăn hàng ngày mà chị Ngọc duy trì cho con ăn khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng hấp thu chất dinh dưỡng kém hoàn toàn. Xem thêm Biếng ăn vìmẹ lạm dụng máy xay sinh tố Dù ăn nhiều, nhưng nhiều trẻ vẫn bị suy dinh dưỡng do mẹchămsaicách (Ảnh minh họa) Cũng chămsaicách khi cho bé ăn dặm là chị Mơ (Trương Định, Hà Nội). Từ khi bé Tít được tròn 6 tháng, chị cũng hăm hở dậy sớm chế biến đồ ăn dặm cho con. Ngược lại với chị Ngọc, chị Mơ lại lo lắng thái quá, “trước đây, bé toàn ăn chất lỏng, mình sợ rằng ăn thịt, rau sẽ khiến bé khó tiêu”. Vậy là hàng ngày chị chỉ ninh nước xương hầm nhừ để nấu cháo cho bé. Rau củ thì chị ninh nhừ và xay nhuyễn như nước để bé ăn. Khi thấy con hơn 1 tuổi mà vẫn nhẹ cân, gầy trơ xương, nghe lời bạn bè gợi ý, chị cũng thử cho bé ăn cháo đặc hơn, với thịt, cua, cá (miếng nhỏ). Nhưng chị xanh mặt sợ con hóc khi thấy con ho khù khụ và chị lại cho bé về chế độ ăn như cũ. Chị không biết rằng, chính những điều này đã khiến chế độ ăn của con bị hao hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng. Đưa con đi khám tại Viện Dinh dưỡng, chị rất buồn phiền, lo ngại khi các bác sĩ tại đây cũng khẳng định bé bị suy dinh dưỡng. Bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con: Nuôi con đúng cách Theo số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (1999-2011), tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi giảm từ 38,7% năm 1999 xuống còn 27,5% năm 2011 và vào khoảng gần 26% năm 2012 nhưng vẫn còn ở mức trung bình theo phân loại của WHO. Trong một hội thảo về sữa và chất dinh dưỡng, PGS.TS.Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng việc chămsaicách của nhiều phụ huynh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tầm vóc và trí tuệ của con trẻ. Một số nguyên nhân gây suy dinh dưỡng là trẻ đó là: trẻ bị thiếu ăn, cách chế biến thức ăn không đảm bảo chất lượng, trẻ mắc nhiều bệnh nhiễm khuẩn, ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ, bú mẹ không đúng cách, trẻ bị thiếu chất Biểu hiện của suy dinh dưỡng ở giai đoạn nhẹ là trẻ không tăng cân, chậm tăng cân, , ở giai đoạn nặng hơn đó là trẻ gầy yếu, quấy khóc, thờ ờ với mọi thứ xung quanh. Bà nhấn mạnh, trẻ em, thanh thiếu niên, các bà mẹ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là những đối tượng nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm bổ sung vi chất trong bữa ăn hàng ngày. Để phòng chống suy dinh dưỡng, bà mẹcần được chăm sóc từ lúc mang thai. Trong đó, các vi chất dinh dưỡng cần có bao gồm các loại Vitamin A (cà rốt, gan, quả màu vàng, rau có màu xanh đậm ); vitamin D (sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ, ), khoáng chất kẽm (sò, đậu nành, thịt nạc ), sắt (thịt đỏ, các loại đậu, trái cây, rau xanh ), canxi (cải chíp, kiwi, rau chân vịt ), Cũng trong buổi hội thảo này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng đưa ra khuyến cáo các bà mẹ, ngoài bổ sung các thực phẩm giàu vi chất trong bữa ăn chính, các bà mẹcần cho trẻ em sử dụng các thực phẩm bổ sung vi chất, điển hình là sữa. Cần nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách (bú hết bầu vú bên này, rồi mới chuyển sang vú còn lại), chú ý các tư thế cho con bú. Nên cho trẻ dặm đúng thời điểm, bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi với các thức ăn phù hợp, giàu dinh dưỡng, đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (nhóm tinh bột: gạo, mì, khoai, bắp; nhóm đạm: thịt, cá, trứng. sữa, cua, tôm, ; nhóm chất béo (dầu ăn, mỡ, mè, đậu phộng; nhóm vitamin và chất khoáng rau, củ, quả. Trong quá trình nấu ăn, nên hạn chế sử dụng gia vị, mắm muối. Giữ gìn vệ sinh cho trẻ bằng cách: rửa tay cho bé thường xuyên, vệ sinh những đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với bé. Khuyến khích, tạo niềm vui ăn uống cho bé: thông qua những câu truyện, đồ ăn bắt mắt, ăn cùng cả nhà . Con thiếu cân vì mẹ chăm sai cách Dù ăn nhiều, ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng nhiều trẻ vẫn bị còi cọc, thiếu cân do mẹ chăm sai cách. Chăm con sai cách, mẹ. do mẹ chăm sai cách (Ảnh minh họa) Cũng chăm sai cách khi cho bé ăn dặm là chị Mơ (Trương Định, Hà Nội). Từ khi bé Tít được tròn 6 tháng, chị cũng hăm hở dậy sớm chế biến đồ ăn dặm cho con. . có 7 cân, chị lo lắng vô cùng, đưa con đi khám chị hoảng hốt khi biết con mình bị suy dinh dưỡng. Nghe bác sĩ tư vấn xong, chị mới biết tất cả là do mình thiếu hiểu biết, chăm sai cách