TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG -1 pdf

6 556 0
TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG -1 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG Tác giả: Lê Mạnh Phát 1 1. LỜI DẪN Phần thơ văn Trần Nhân Tông sẽ chia làm sáu bộ phận. Đó là thơ, phú, bài giảng, ngữ lục, văn xuôi và văn thư ngoại giao. 1. Thơ Về thơ, chúng tôi dựa chủ yếu vào Việt âm thi tập do Phan Phu Tiên và Chu Xa sưu tầm vào giữa những năm 1434-1443 và được cả thảy 26 bài, kể luôn cả bài Ngự chế trúc nô minh ở phần Phụ lục. Trong số 26 bài này, bài Hạnh Thiên Trường phủ được chua “đã thấy ở Quốc sử”. Nhưng bây giờ ta khảo lại trong ĐVSKTT 5 tờ 58a9-b3 thì bài thơ ấửy được ghi do Thượng hoàng Trần Thánh Tông làm. Vậy Quốc sử đây là chỉ bộ Đại Việt sử ký do Phan Phu Tiên chấp bút. Ngô Sĩ Liên, khi viết ĐVSKTT về triều nhà Trần, nếu có sự việc nào chép khác với Phan Phu Tiên, thì đều ghi rõ. Thế mà, bài Hạnh Thiên Trường phủ này lại không thấy Ngô Sĩ Liên có ghi chú gì khác cả. Thêm vào đó, nếu căn cứ vào Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, đây đúng là bài thơ của Trần Thánh Tông. Từ đó, dù Việt âm thi tập đã chép bài Hạnh Thiên Trường phủ ấy vào thơ của Trần Nhân Tông, chúng tôi vẫn để riêng ra và xếp vào thơ của vua Trần Thánh Tông. Vậy Việt âm thi tập sưu tầm được 25 bài. Ngoài 25 bài thơ của Việt âm thi tập, Hồ Nguyên Trừng trong Nam ông mộng lục có ghi lại cho ta 4 bài thơ. Bài làm trong khi ăn yến với Văn Túc Vương Trần Đạo Tải có chép trong Việt âm thi tâp dưới tên Dự Văn Túc Vương yến. Còn bài Vịnh mai, thì trong Việt âm thi tập, là bài thứ nhất của hai bài thơ biết dưới tên Tảo mai. Còn lại hai bài tứ tuyệt với nhan đề Sơn phòng mạn hứng là những đóng góp mới của Nam ông mộng lục. Như vậy, Nam ông mộng lục ghi lại được thêm hai bài thơ nữa của vua Trần Nhân Tông. ĐVSKTT, ngoài bài Dự Văn Túc Vương yến vừa kể, chỉ ghi thêm được 2 đoạn phiến. Một đoạn phiến là hai câu thơ vua Trần Nhân Tông ghi ở cuối thuyền, khi quân ta rút từ Nội Bàng về Vạn Kiếp hội quân vào tháng chạp năm Giáp Thân (1285): Cối Kê cựu sự quân tu ký Hoan Ái do tồn thập vạn binh. Đoạn phiến kia do vua Trần Nhân Tông cảm xúc làm ra, khi đem các tướng giặc Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Sầm Đoạn, Tích Lệ Cơ.v.v đến dâng trước lăng vua Trần Thái Tông và thấy “chân ngựa đá ở lăng đều lấm bùn” vào tháng 3 năm Mậu Tý (1288) Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Sơn hà thiên cổ điện kim âu Bên cạnh hai đoạn phiến này, An Nam chí lược 17 tờ 159 còn trích hai câu: Tự cố bất tài tàm tứ thổ Chỉ duyên đa bệnh khuyết triều thiên trong bài thơ thất ngôn bát cú, mà vua Trần Nhân Tông làm để họa lại bài thơ của Lý Tư Diễn trong buổi yến đãi y vào năm 1289. Sau khi ghi hai câu này, An Nam chí lược viết tiếp: “Ngay nơi tiệc tiếp vần” (tức tịch thứ vận), rồi chép bài Đường luật sau: Vũ lộ uông dương phổ Hán ân Phụng hàm đan chiếu xuất hồng vân Thác khai địa giác giai hòa khí Tịnh hiệp thiên hà tẩy chiến trần Tận đạo tỷ thư thập hàng hạ Thắng như cầm điện ngũ huyền huân Càn khôn kiêm ái vô nam bắc Hà hoạn vân lôi phục hữu tuân (Ơn Hán tràn trề mưa móc tuôn Chiếu son phượng ngậm khỏi mây hồng Khí hòa góc đất đều lan tới Bụi chiến sông trời rửasạch trơn Thảy bảo thư vua mười lối viết Còn hơn đàn Thuấn năm dây đờn Đất trời thương hết không nam bắc Sấm sét sao lo lại khốn thân) Căn cứ vào văn mạch của An Nam chí lược, thì đây đúng là bài thơ của vua Trần Nhân Tông. Chỉ có điều, quyển 17 chỉ dành để chép thơ của những người Trung Quốc đi sứ nước ta, nên bài này bản dịch của viện Đại học Huế năm 1961 đã coi là của Lý Tư Diễn. Tất nhiên, truyền bản của An Nam chí lược đôi khi cũng có những sai sót, như trường hợp cắt văn thư ngoại giao của vua Trần Nhân Tông viết cho Hốt Tất Liệt vào năm Chí Nguyên 30 (1293) thành hai văn thư khác nhau, như ta sẽ trình bày dưới đây. Vì thế, bài thơ vừa dẫn chúng tôi vẫn coi là của vua Trần Nhân Tông. Tiếp đến là bài thơ làm tại chùa hương Cổ Châu và bài kệ Thị tịch của vua Trần Nhân Tông ghi trong Thánh đăng ngữ lục tờ 26a3-4 và 28 a2 -4: Thế số nhất tức mặc Thời tình lưỡng hải ngân Ma cung hồn quản thậm Phật quốc bất thăng xuân (Số đời một hơi thở Tình người đôi biển ngân Cung ma chật hẹp lắm Nước Phật khôn xiết xuân) Nhất thiết pháp bất sinh Nhất thiết pháp bất diệt Nhược năng như thị giải Chư Phật thường hiện tiền Hà khứ lai chi hữu (Hết thảy pháp không sinh Hết thảy pháp không diệt Nếu hay hiểu như vầy Chư Phật thường trước mặt Đến đi sao có đây) và bài kệ Truy tán Tuệ Trung Thượng Sĩ của vua Trần Nhân Tông trong Thượng Sĩ ngữ lục 43a2-4: Vọng chi di cao Toản chi di kiên Hốt nhiên tại hậu Chiêm chi tại tiền Phù thị chi vị Thượng Sĩ chi thiền (Nhìn lên càng cao Dùi càng thêm cứng Chợt ở phía sau Thấy liền trước đứng Cái đó gọi là Thiền Thượng Sĩ vững) Cuối cùng là bài kệ Thân như do Thiền tông bản hạnh 15b4-5 chép: Thân như hô hấp tỡ trung khí Thế tợ phong hành lĩnh ngoại vân Đỗ quyên đề đoạn nguyệt như trú Bất thị tầm thường không quá xuân (Thân như hơi thở ra vào mũi Đời tựa gió luồn mây núi xa Đỗ quyên rền rĩ trăng ngày sáng Đừng để tầm thường xuân luống qua) Bài kệ này hai câu sau nguyên có trong bài giảng của vua Trần Nhân Tông tại chùa Sùng Nghiêm. Nhưng hai câu đầu không biết Chân Nguyên lấy ở đâu, để cho ta bài kệ tứ tuyệt vừa thấy. Tuy thế, đây là một bài thơ khác cần được ghi nhận. Vậy, tổng số thơ của vua Trần Nhân Tông là 32 bài, cộng với ba đoạn phiến. Những sưu tập lớn về sau như Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn cũng không có thêm một bài nào mới, thậm chí không có được số lượng như ta vừa thấy. Tuy nhiên, bây giờ nếu ta trích hết tất cả các bài thơ chữ Hán nguyên vẹn hay đoạn phiến của vua Trần Nhân Tông hiện nằm rải rác trong các bài phú, văn xuôi và bài giảng, con số không chỉ có 31 bài và ba đoạn phiến, bởi vì chỉ riêng hai bài Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, ta có thêm hai bài thơ chữ Hán. Rồi trong văn xuôi tức bài Thượng sĩ hành trạng, ta có bài Tán Tuệ Trung. Đến các bài giảng thì tối thiểu ta có hai bài thơ hoàn chỉnh, đó là bài thơ dài bốn chữ Hữu cú vô cú và bài thơ tứ tuyệt Hàm huyết trong buổi giảng tại chùa Sùng Nghiêm núi Chí Linh. Về bài giảng tại viện Kỳ Lân cũng ở núi Chí Linh, ta có bài thơ Nhược vị. Ngoài ra trong hai bài giảng này có nhiều đoạn phiến thơ hai câu mà ta có thể đếm tới con số 32. Vậy, nếu tính hết, tổng số thơ của vua Trần Nhân Tông lên tới 34 bài hoàn chỉnh và 35 đoạn phiến. Tuy nhiên, vì các bài thơ và đoạn thơ nằm trong các bài giảng và bài văn xuôi, nên khi tách ra, sẽ mất đi một phần nào ý nghĩa toàn cảnh, làm cho chúng trở nên khó hiểu. Do thế, trong Toàn tập này, chúng tôi để nguyên chúng trong các bài giảng văn xuôi. Người đọc có thể tự tìm lấy khi cần. Về thơ của vua Trần Nhân Tông, với số lượng 32 bài nguyên vẹn và ba đoạn phiến, khi in lại nguyên bản Hán văn của chúng, chúng tôi lấy bản in năm 1729 của Việt âm thi tập làm bản đáy. Những bài thơ và đoạn phiến không có trong Việt âm thi tập, mà có trong ĐVSKTT và Nam ông mộng lục, chúng tôi dùng Nội các quan bản của ĐVSKTT và bản in Kỷ lục vựng biên của Nam ông mộng lục do Thẩm Tiết Phủ sưu tầm và Dương Tiễn Trần thị khắc vào năm 1617, mà sau này Tùng thơ tập thành sơ biên đã in lại và Trung Hoa thư cục xuất bản vào năm 1985. Còn những bài có trong Thánh đăng ngữ lục, Thượng sĩ ngữ lục và Thiền tông bản hạnh thì chúng tôi dùng truyền bản của những bản in năm 1750, 1745 và 1903. Những truyền bản khác như Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển, Trần triều thế phả hành trạng và Lịch triều hiến chương loại chí chỉ dùng để làm khảo dị. Việc sắp xếp thứ tự các bài thơ trong phần dịch tiếng Việt đúng ra phải dựa vào trật tự thời gian ra đời của chúng.Thực tế, trong số 32 bài thơ của vua Trần Nhân Tông hiện biết, phần lớn, ta có thể sắp xếp chúng theo thứ tự thời gian. Tuy nhiên, vì sắp xếp theo thứ tự thời gian ấy cũng không giúp ta hiểu thêm gì mới về vua Trần Nhân Tông, và vì để cho người đọc tiện theo dõi phần nguyên bản chữ Hán, cho nên ở đây chúng tôi sắp xếp các bài thơ dịch, dựa trên thứ tự của Việt âm thi tập. Những bài nào không có trong Việt âm thi tập, mà số lượng chỉ có 7 bài thơ nguyên vẹn và 3 đoạn phiến, thì chúng tôi xếp sau các bài thơ ở Việt âm thi tập, dù biết rằng có những bài thơ hay đoạn phiến vua Trần Nhân Tông viết rất sớm so với một số bài có trong Việt âm thi tập. Để cho tiện việc theo dõi, chúng tôi đánh số thứ tự các bài thơ từ 1 đến 35, bắt đầu với Việt âm thi tập, sau khi trả bài Hạnh thiên trường về cho thơ văn vua Trần Thánh Tông. Gặp những bài thơ nào không có đầu đề, chúng tôi lấy hai chữ khởi đầu của bài thơ để đặt tên. . TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG Tác giả: Lê Mạnh Phát 1 1. LỜI DẪN Phần thơ văn Trần Nhân Tông sẽ chia làm sáu bộ phận. Đó là thơ, phú, bài giảng,. bài thơ của Trần Thánh Tông. Từ đó, dù Việt âm thi tập đã chép bài Hạnh Thiên Trường phủ ấy vào thơ của Trần Nhân Tông, chúng tôi vẫn để riêng ra và xếp vào thơ của vua Trần Thánh Tông. Vậy. thêm hai bài thơ nữa của vua Trần Nhân Tông. ĐVSKTT, ngoài bài Dự Văn Túc Vương yến vừa kể, chỉ ghi thêm được 2 đoạn phiến. Một đoạn phiến là hai câu thơ vua Trần Nhân Tông ghi ở cuối thuyền, khi

Ngày đăng: 31/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan