VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG HÒA BÌNH THỜI HẬU CHIẾN 1 Khi quân và dân ta đang tưng bừng ăn mừng chiến thắng ở thủ đô Thăng Long, thì tại Đại Đô, Hốt Tất Liệt đang thi hành những biện pháp trừng phạt đối với đám bại tướng của đạo quân xâm lược đã tháo chạy và sống sót trở về. Hắn đày Thoát Hoan ra Dương Châu và cấm suốt đời không được gặp mặt hắn, còn Áo Lỗ Xích bị đuổi ra Giang Tây, như Nguyên sử 117 tờ 5a1-2 và 131 tờ 7a9 đã ghi nhận. Về phía ta, vua Trần Nhân Tông đang chuẩn bị một mặt trận ngoại giao để đối phó với ý đồ xâm lược của triều đìnhử Nguyên, đồng thời tiến hành thực hiện một số biện pháp để xây dựng lại đất nước, sau khi đã bị chiến tranh tàn phá nhằm củng cố tiềm lực quốc gia cho mọi biến động có thể xảy ra. Biện pháp thứ nhất là công bố đại xá cho cả nước và tha tô thuế tạp dịch cho những vùng đã trải qua chiến tranh, còn miễn và giảm cho các vùng khác như ĐVSKTT 5 tờ 55a1-3 viết: “Tháng tư mùa hạ (năm Mậu Tý, 1288) Thượng hoàng ngự ở hành lang thị vệ (vì cung điện thời bấy giờ bị giặc đốt hết) đại xá thiên hạ. Phàm những nơi nào từng bị binh lửa cướp phá thì miễn tô thuế và tạp dịch toàn phần, còn chỗ khác thì tha hoặc miễn theo thứ bậc khác nhau”. Rõ ràng đất nước đã kinh qua chiến tranh và bây giờ phải tập trung mọi nỗ lực để xây dựng lại những gì đã bị quân thù đốt phá. Miễn giảm tô thuế và tạp dịch là nhằm mục đích đó. Và biện pháp này thực hiện mấy ngày sau khi vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng trở về kinh đô Thăng Long hôm 27 tháng 3 năm Mậu Tý (1288). Cũng vào đợt tuyên đọc lệnh đại xá của vua Trần Nhân Tông này, ĐVSKTT 5 tờ 55a3 -b5 đã dành một đoạn văn dài để ghi lại một sự cố trong việc đọc chiếu chỉ ấy. Qua sự cố đo,ữ ta được biết thêm nhiều chuyện liên quan đến lịch sử, văn hóa và xã hội của đất nước. Sự cố đó như sau: “Vua bảo ty hành khiển giao hảo với viện hàn lâm. Theo lệ cũ, hễ đọc lời vua nói thì viện hàn lâm đưa trước bản thảo tờ chiếu cho ty hành khiển bảo tập đọc trước. Đến khi tuyên đọc thì gồm giảng cả âm lẫn nghĩa khiến cho dân thường dễ hiểu, vì chức hành khiển chỉ dùng hoạn quan thôi. Bấy giờ Lê Tòng Giáo làm tả phụ, cùng hàn lâm phụng chỉ Đinh Cũng Viên vốn không thích nhau. Ngày đọc lời vua đã tới gần, mà Cũng Viên cố ý không đưa bản thảo. Tòng Giáo nhiều lần đến đòi rốt cuộc cũng không được. Hôm ấy xe vua sắp ra ngoài cung, Cũng Viên mới đưa bản thảo. Tòng Giáo tuyên đọc lệnh đại xá, không hiểu âm nghĩa, bèn đứng im, vua gọi Cũng Viên đứng đằng sau nhắc bảo âm nghĩa. Tòng Giáo có ý thẹn. Cũng Viên nhắc bảo tiếng càng to, mà tiếng Tòng Giáo thì lại nhỏ dần. Trong triều chỉ nghe tiếng Cũng Viên. Khi vua trở về nội điện, cho gọi Tòng Giáo vào: ‘Cũng Viên là người văn học, còn ngươi là một trung quan, sao không thích nhau đến nỗi như thế. Ngươi làm lưu thủ Thiên Trường, tôm đất quýt vàng đem tặng qua lại cho nhau, thì có hại gì đâu’. Từ đó Tòng Giáo và Cũng Viên giao hảo với nhau càng thêm thân mật”. Qua sự cố nhắc bài giữa triều đình này, ta biết vào thời Trần và chắc chắn là trước năm 1288 đã có lệnh là phải đọc chiếu chỉ của vua bằng cả hai thứ tiếng, tiếng Hán và tiếng Việt. ĐVSKTT chỉ ghi sự kiện đọc chiếu chỉ của vua bằng hai thứ tiếng đây là một việc cũ (cố sự). Điều này có nghĩa việc đọc bằng hai thứ tiếng này có từ lâu, nhưng lâu từ lúc nào, ĐVSKTT không cho ta biết. Có thể có từ thời Lý chăng? Thậm chí có thể có từ thời Đinh, Lê chăng? Đây là một có thể. Bởi vì các vua Đinh Lê như chính ĐVSKTT ghi lại, không phải là những người có học nhiều. Các vua thời Lý khá hơn, học hành đầy đủ hơn. Song đọc chiếu chỉ của vua thì đâu phải chỉ để cho vua nghe, mà chủ yếu là cho quần thần và dân dã. Và số quần thần và dân chúng Đại Việt vào các triều đại ấy và ngay cả các triều đại về sau này phần lớn đều không biết chữ Hán, hoặc có biết chăng, thì họ cũng chỉ biết lõm bõm đủ cho việc ký giấy tờ. Do thế, ta có thể mạnh dạn đề xuất ý kiến cho rằng trong lịch sử dân tộc, tiếng Việt từ lâu vẫn là một ngôn ngữ hành chính ở một mức độ nào đó, dẫu rằng số tài liệu của các mệnh lệnh hành chánh này đã bị thất lạc hầu như gần hết, chỉ trừ một số rất ít các văn kiện như văn tế Nguyễn Biểu của Trần Trùng Quang, hay lời hội thề Lam Sơn của Lê Lợi, hay hịch đánh quân Thanh của vua Quang Trung và một số văn kiện lẻ tẻ khác. Nói cách khác, tiếng Việt có một vị trí nào đó trong đời sống chính trị Việt Nam như một ngôn ngữ chính thức của triều đình, chứ không phải chúng không bao giờ được dùng tới. Chỉ có vấn đề là khó và dễ học, mà sau này thiền sư Pháp Tính (1470-1550 ?) đã đặt ra trong Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa.Thiền sư Pháp Tính đã nói tới tình trạng chữ viết tiếng Việt ta thời ông và trước đó, tức từ nửa đầu thế kỷ thứ 15 trở về trước, phần lớn gồm những chữ “nôm xe chữ kép”:Xưa đặt nôm xe chữ kép Người thiểu học khôn biết khôn xem Cho nên Pháp Tính mới chủ trương, phải thiết định lại một thứ chữ viết quốc âm dễ viết dễ đọc, để cho ai học cũng có thể dễ dàng tiếp thu: Bây giờ nôm dạy chữ đơn Cho người ít học nghĩ xem nghĩ nhuần Tiếng Việt vào thời Trần Nhân Tông như thế đã có một vị trí nhà nước của nó. Ngay lệnh đại xá của vua Trần Nhân Tông cũng phải được đọc thêm bằng tiếng Việt đã chứng thực sự kiện ấy. Bản thân vua Trần Nhân Tông cũng đã viết văn bằng tiếng Việt, mà ngày nay ta hiện còn có được nguyên vẹn văn bản. Đó là Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca. Đây là hai tác phẩm tiếng Việt xưa nhất hiện còn của lịch sử văn học nước ta, nếu không kể bài Giáo trò của Từ Đạo Hạnh và xưa hơn là bài Việt ca chép trong Thuyết uyển. Ý nghĩa xã hội của việc dùng tiếng Việt để đọc các chiếu chỉ của vua này là rất lớn. Nó xác nhận cho ta một sự thật lịch sử là vua với dân muốn nói chuyện với nhau một cách bình đẳng thân tình như những người cùng một dòng giống, cùng một gia đình. ĐVSKTT 5 tờ 61a4 -8 ghi một sự kiện dưới mục tháng 3 năm Nhâm Thìn (1292) về việc “vua thường đi chơi ở bên ngoài, giữa đường gặp gia đồng của các vương hầu, tất gọi rõ tên mà hỏi: ‘chủ mày ở đâu’, đồng thời răn các vệ sĩ không được phép đuổi. Đến khi về cung, vua gọi tả hữu nói: ‘ngày thường thì có thị vệ ở hai bên, đến khi quốc gia nhiều nạn thì chỉ bọn ấy có mặt thôi’. Ấy bởi vua cảm kích trước sự hộ tùng lúc vua ở trong gió bụi mà nói thế”. Sự thân thiết này chính là sức mạnh đoàn kết toàn dân, làm tiền đề cho những chiến công oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc, mà chính vua Trần Nhân Tông đã lãnh đạo. Một năm sau khi lệnh đại xá được ban hành để ổn định tình hình chính trị của cả nước, và việc tha miễn tô thuế ở các vùng bị chiến tranh tàn phá đã thực hiện nhằm phục hồi lại nền kinh tế, thì tháng 4 năm Kỷ Sửu, vua Trần Nhân Tông mới cho bàn xét công trạng của những người đã tham gia chiến tranh. ĐVSKTT 5 tờ 56b7 -57a8 đã chép lại đợt thưởng công này như sau: “Tháng 4 mùa hạ bàn định công dẹp giặc Nguyên, tiến phong Hưng Đạo Vương làm đại vương, Hưng Vũ Vương làm khai quốc công, Hưng Nhượng Vương làm tiết đồ sứ. Ai có công to được ban quốc tính. Khắc Chung được dự vào đồng thời cho làm đại hành khiển. Đỗ Hành chỉ được phong quan nội hầu, vì khi bắt được Ô Mã Nhi mà không dâng cho nhà vua, lại dâng cho Thượng hoàng. Hưng Trí Vương không được thăng trật, vì đã có chiếu cho người Nguyên về nước, các tướng không được cản trở, mà Vương còn đón đánh. Cho Man trưởng Lạng Giang là Lương Uất làm trại chủ Qui Hóa, Hà Tất Năng làm quan phục hầu vì có đem quân người Man ra đánh bại giặc, việc thưởng tước xong, còn có người chưa bằng lòng. Thượng hoàng bèn bảo: ‘Các khanh quả biết giặc Hồ không lại vào cướp nữa, thì hãy nói rõ cho trẫm biết. Dù có thăng đến cực phẩm, trẫm cũng không tiếc gì. Nếu không vậy mà đã vội thưởng hậu hết thì vạn nhất giặc Hồ lại đến và các khanh lại có công thì trẫm sẽ lấy gì mà thưởng, để khuyến khích thiên hạ’. Mọi người đều vui phục”. Việc thưởng công cho những người có thành tích trong cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1288 đã diễn ra như thế khá sôi nổi. Có những người nghĩ mình có khả năng được thưởng công cao, nhưng sau đó thất vọng, vì như Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã nói: nếu thưởng hết, vạn nhất có giặc Nguyên đến lại thì lấy gì để mà thưởng. Điểm đáng chú ý là trong đợt phong thưởng này, Đỗ Hành, người đã bắt được Ô Mã Nhi tại trận thủy chiến Bạch Đằng, đã không được tước cao, vì đã không đem Ô Mã Nhi dâng lên cho vua Trần Nhân Tông, mà lại đem dâng cho Thượng hoàng Trần Thánh Tông. Đây là điểm đáng chú ý, vì sự kiện ấy muốn xác định cho ta biết ai là người lãnh đạo tối cao của đất nuớc Đại Việt lúc bấy giờ và ai là người ra quyết định tối hậu trong công tác điều hành chiến tranh. Người ấy không phải ai khác hơn chính là vua Trần Nhân Tông. Cũng qua đợt phong thưởng này ta biết thêm một chi tiết nữa. Đó là việc vua Trần Nhân Tông đã bám sát chiến trường tại các mặt trận khác nhau. Sự kiện Hưng Trí Vương Nghiễn không được thăng trật do hăng say đón đánh bọn giặc Nguyên trên đường tháo chạy về nước sau khi đã có lệnh của vua Trần Nhân Tông không được cản trở chúng, là một thí dụ điển hình. Công tác chỉ đạo chiến tranh như thế chủ yếu là do vua Trần Nhân Tông thực hiện, có sự tham gia cố vấn của Thượng hoàng Trần Thánh Tông và do Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo trực tiếp thực hiện. Cần làm rõ điều này để mọi người cùng thấy và nhận thức đúng đắn vai trò của vua Trần Nhân Tông trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc oanh liệt năm 1285 và 1288, mà cho đến ngày nay nhiều người còn mơ hồ, thậm chí có những đánh giá lệch lạc, chớ khoan nói chi tới những thời gian trước đây, khi Văn minh Đông Á trời thu sạch Này lúc cương thường đảo ngược ru. Sự đánh giá lệch lạc này có thể thấy rõ ràng qua các đường phố mang tên Trần Nhân Tông tại các thành thị khác nhau ở nước ta hiện nay. Cũng sau đợt thưởng công ấy, đến tháng 5, vua Trần Nhân Tông còn thực hiện một cuộc thưởng công bổ sung với việc “gia phong Nguyễn Khoái làm liệt hầu, cho một quận làm ấp thang mộc gọi là Khoái Lộ” và cho chép tên tuổi tiểu sử “những người có công lớn lên trước phá giặc” vào sách Trung hưng thực lục cùng vẽ chân dung họ trong tập sách ấy. Song song với việc thưởng công là việc “trị tội những người đầu hàng giặc, chỉ quân dân được miễn tội chết, vận chuyển gỗ đá xây dựng cung điện để chuộc tội, quan viên phạm tội thì tùy nặng nhẹ mà xử trị”, như ĐVSKTT 5 tờ 57a8-b1 đã ghi. Đặc biệt trong đợt trị tội những kẻ đầu hàng này, vua Trần Nhân Tông đã quan tâm đến hai hương Ba Điểm và Bàng Hà, vì “ngày 30 (tháng 12 năm Đinh Hợi, 2-2-1288) Thái tử nhà Nguyên A Thai cùng Ô Mã Nhi hội 30 vạn quân đánh vào Vạn Kiếp, rồi thuận dòng xuôi xuống phía đông, người Ba Điểm và Bàng Hà đều đầu hàng”, như ĐVSKTT 5 tờ 52b5-6 đã ghi. Và cách xử trí theo ĐVSKTT 5tờ 57b7-9 là “xử tội đồ quân dân hai hương Ba Điểm và Bàng Hà làm binh thang mộc, không được làm quan, ban cho các tể thần làm hoành nô sai sử”. Điểm đặc biệt trong đợt xử trị này là việc Thượng hoàng Trần Thánh Tông ra lệnh đốt tất cả giấy tờ của những người xin đầu hàng giặc, mà quân ta đã bắt được. ĐVSKTT 5 tờ 57b9-58a6 đã mô tả lại sự kiện này như sau: “Trước kia khi người Nguyên vào cướp, vương hầu quan liêu phần nhiều đến dinh xin qui phục. Đến khi giặc thua, bắt được một hòm các tờ biểu xin đầu hàng, Thượng hoàng sai đốt đi để yên lòng kẻ phản trắc. Chỉ những kẻ đầu hàng trước đây thì dù bản thân đang ở triều đình giặc, cũng bị kết án vắng mặt, xử tội lưu đày hay tử hình, điền sản bị tịch thu làm của nhà nước, xoá quốc tính của chúng. Như Trần Kiện và con của Tỉnh Quốc thì đổi làm họ Mai, còn người khác cứ theo lệ ấy mà đổi, như bọn Mai Lộng. Ích Tắc vì là chỗ bà con cốt nhục, trị tội tuy cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, cho là hèn nhát như đàn bà. Đương thời ghi chép đều gọi Ả Trần, Mai Kiện. Có Đặng Long là cận thần của vua, giỏi văn học, nhưng tước ở bậc dưới, từng được dự vào ghi chú để mà thăng cấp. Vua muốn cho làm hàn lâm học sĩ. Thượng hoàng ngăn lại. Bèn trong lòng có sự bất bình, đến đây cũng hàng giặc, đến khi thua bị bắt, đem chém để răn mọi người”. . VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG HÒA BÌNH THỜI HẬU CHIẾN 1 Khi quân và dân ta đang tưng bừng ăn mừng chiến thắng ở thủ đô Thăng Long, thì tại. Việt vào thời Trần Nhân Tông như thế đã có một vị trí nhà nước của nó. Ngay lệnh đại xá của vua Trần Nhân Tông cũng phải được đọc thêm bằng tiếng Việt đã chứng thực sự kiện ấy. Bản thân vua Trần. khi đã có lệnh của vua Trần Nhân Tông không được cản trở chúng, là một thí dụ điển hình. Công tác chỉ đạo chiến tranh như thế chủ yếu là do vua Trần Nhân Tông thực hiện, có sự tham gia cố vấn