Đào Duy Từ Giai Thoại 6 Nghe đồn, chúa của đất phương Nam là Thụy Quận Công (chỉ Nguyễn Phúc Nguyên ) thường rộng ban ân đức, phong độ không khác gì vua Thuấn, vua Nghiêu (hai vị vua thời sơ sử của Trung Quốc, được Nho gia hết lời ca tụng ), chính sách cầu người hiền tài thì phỏng theo thời Đường (thời trị vì vua Nghiêu ), thời Ngu (thời trị vì của vua Thuấn ), danh tiếng vùng khắp nơi, hào kiệt đâu đâu cũng tìm đến, đã thế, xứ ấy lại mưa thuận gió hoà, thiên hạ giàu có, cảnh tượng như có đấng đế vương mới dấy lên, tương lai ắt sẽ thành nghiệp lớn… cho nên, Lộc Khê tin là nếu vào đó, công danh của mình chẳng mấy chốc mà được như là Trương Tử Phòng về với nhà Hán, Ngũ Tử Tư về với nhà Ngô mai sau dẫu thế nào cũng không uổng phí một đời. Nghĩ là làm, khoảng trung tuần tháng mười, Lộc Khê lặng lẽ đốt hương bái biệt phần mộ cha mẹ và ông bà tổ tiên, rồi lên đường vào Thuận Hoá. Anh em bà con trong họ hàng, không ai hay biết gì cả. Đi chẳng bao lâu, Đào Duy Từ đã đến địa hạt huyện Vũ Xương. Ông giả làm kẻ khù khờ mất trí, hàng ngày chỉ quanh quẩn ăn xin khắp các làng để ngầm quan sát địa thế núi sông và tìm người có thể nhờ cậy được. Đến dinh phủ của chúa đất phương Nam, ngắm các lâu đài và thành quách, thấy có khí lành hội tụ và bốc lên, Đào Duy Từ mừng lắm, chỉ hiềm một nỗi là ở nơi đô hội, thật khó khăn phân biệt kẻ tài người kém, khó có thể làm cho thiên hạ biết đến tên tuổi của mình, cho nên, ông lại đi khắp đó đây để dò xét tình hình trong xứ. Cứ thế, ngày đi, đêm nghỉ, không chút quản ngại núi cách sông ngăn, thấy cảnh chẳng kém gì đất kinh kỳ, Đào Duy Từ lại càng thêm yêu mến. Đến phủ Hoài Nhơn (nay là đất Bình Định), thấy đất đai phì nhiêu, phong tục thuần hậu, Đào Duy Từ quyết định ở lại. Ông tìm đến các làng, xin làm đầy tớ để có chỗ nương thân, nhưng tìm mãi vẫn chưa được nơi vừa ý, bởi vậy, ông đành nghỉ tạm nơi quán nước. Sóng có lớp có lang, chuyện cũng có khúc có đoạn. Trong khi ngồi uống nước, Đào Duy Từ nghe người trong quán trò chuyện, thường hay nhắc đến tên của quan Khám Lý Cống Quận Công (tức Trần Đức Hoà ), người ở xã Bồ Đề (nay thuộc huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định ) là anh em kết nghĩa của chúa phương Nam. Ở phủ của chúa phương Nam, hễ quan Khám Lý bàn điều gì, chúa phương Nam đều nghe theo cả. Ông ấy lại còn được quyền tự do ra vào trong cấm dinh. Quan Khám Lý giàu có, mưu trí và đảm lược, có thể đủ tin cậy để lo nghiệp lớn. Đào Duy Từ nghe vậy thì rất mừng, thầm nghĩ, nếu quả như lời thì tìm tới đó, thế nào ta cũng có đường lập thân. Đào Duy Từ tìm vào thôn Tùng Châu, cách xã Bồ Đề của quan Khám Lý một con sông nhỏ. Trong thôn ấy có nhà phú ông, cũng là bậc hào phú tính thích văn chương, biết trọng kẻ sĩ. Ông thường bày mâm cỗ rượu thịt, mời các bậc Nho gia đến dự tiệc và giảng bàn kinh sử, luận việc cổ kim cùng các sự tích, cốt làm sáng tỏ đại đạo của thánh hiền. Gia sản ông rất lớn, ruộng nương vô số, trâu bò ngàn con, của cải không biết bao nhiêu mà kể. Ông ta cần người chăn dắt trâu bò, nhưng công việc này lại rất khó kiếm được người. Đào Duy Từ biết được, lòng lấy làm mừng, bèn tìm đến, giả làm người ăn xin. Lúc ấy, ông ta đang dạo bước trước sân, liếc mắt thấy Đào Duy Từ mặt mũi khôi ngô, dáng người tuấn tú, có cốt cách phong độ của nhà Nho. Đào Duy Từ bước tới cúi chào xin ăn. Ông ta nói: - Nhà ngươi quê quán ở đâu, từng làm việc gì, cha mẹ có còn hay không mà áo quần rách rưới đến vậy. Trong bốn hạng dân (gồm sĩ, nông, công và thương), lẽ đâu không có hạng nào phù hợp, để đến nỗi phải gõ cửa ăn xin cho khổ tấm thân. Ngươi bất tài lại lười biếng nên không ai dung nạp chăng? Trong những lẽ trên, ngươi hãy lần lượt nói cho có đầu có đũa để ta nghe thử coi. Đào Duy Từ nói dối rằng: - Tiểu tử chỉ là dân ngụ cư ở Thuận Hoá, cha mẹ mất sớm mà bà con họ hàng cũng chẳng còn ai, cho nên mới lênh đênh khổ sở. Tiểu tử cũng muốn học lấy một nghề nhưng không có cách gì học được, mà tuổi cũng đã lớn rồi, ai người ta chịu nuôi cho ăn học, vì vậy mà cam lòng ăn xin cho qua ngày đoạn tháng. Nay nghe đồn quý ông có trâu bò nhiều đến cả ngàn mà thiếu người chăn dắt, tiểu tử xin được gửi thân làm kẻ chăn trâu, mong sao được nhờ vả bát cơm thô, cốt thoát cảnh đói rét. Ông ta nghe nói thì động lòng, cứ chặc lưỡi than tiếc mãi không thôi, đồng thời nhận cho vào ở. Từ đó, Đào Duy Từ trở thành người chăn trâu, nhưng cho dẫu lùa trâu vào núi hay ra bãi, Đào Duy Từ thường chỉ chọn hướng đông hoặc hướng tây mà thôi. Ở nơi nghỉ chân, Đào Duy Từ đều giấu sẵn sách vở để học, còn mỗi tối về nhà thì lại giả làm kẻ khù khờ, nhưng lại rất thận trọng trong cách nói năng, quyết không bao giờ tranh cãi đúng sai với người khác. Thậm chí, có khi Đào Duy Từ còn lánh ra nằm riêng, chưa lần nào tỏ ra khinh suất trong giao tiếp, vì thế, chẳng ai biết Đào Duy Từ là người như thế nào, chỉ cho là đứa ở chăn trâu ngu ngốc, không thèm hỏi han”. Lời bàn: Xưa, xướng ca bị coi là một trong những nghề thấp hèn, con cái của những người làm nghề thấp hèn thì nhất thiết không được đi thi. Bất công thì quả có bất công thật, nhưng phép cũ là vậy, biết sao hơn được, xưa mà! Song lẽ, có cái gì trong phép xử thế của Đào Duy Từ, càng nghĩ càng thấy chẳng chút gì là xưa. Muôn đời đều vậy, phàm là kẻ sĩ chân chính thì bao giờ cũng tự tìm cho mình một hướng đi rõ ràng và đúng đắn. Thiên hạ có điều gì không biết thì đến hỏi kẻ sĩ, lẽ đâu có chuyện ngược đời, kẻ sĩ phải đi nhờ người ít học chí vẽ. Chí lập thân của Đào Duy Từ quả là lớn lao và đáng kính lắm thay. Có người nói rằng, Đào Duy Từ bỏ xứ ra đi như thế là phản nước hại dân. Thực ra thì thời ấy, Đàng Ngoài và Đàng Trong tuy đối nghịch sâu sắc về quyền lực, nhưng bản chất hai bên lại chẳng khác gì nhau. Đào Duy Từ vượt khỏi biên giới Đàng Ngoài nhưng làm sao lại có thể nói ông là người phản nước hại dân. Nói theo một cách nào đó, không chừng tự đẩy mình về… phe của chúa Trịnh, chí nguy! Giữa một bên là kẻ sĩ thực sự đóng vai người khờ, với một bên là thực sự người khờ đóng vai kẻ sĩ, không thể nói trước là bên nào dễ hơn, bởi vì kẻ sĩ khó mà giấu được tài, còn kẻ khờ thì khó mà giấu được dốt. Phú ông ở thôn Tùng Châu nhận cho Đào Duy Từ vào làm thuê chỉ vì lòng hào hiệp, song, lòng hào hiệp ấy chưa đủ để Đào Duy Từ tin cậy mà bộc bạch hết tâm tình, cho nên, cam phận giữ trâu là thượng sách. Còn như kẻ ăn người ở trong nhà của phú ông có chê Đào Duy Từ, thì Đào Duy Từ cũng chẳng hề vì thế mà thấp kém hẳn đi. Cổ nhân dạy: “Yến tước an tri hồng hộc chí” (loài chim én và chim sẻ, làm sao có thể biết được chí của chim hồng chim hộc), bàn cãi với họ phỏng có ích gì? Có bao điều ta không nói, không phải vì ta không biết mà chẳng qua là ta không nói đó thôi. Cái tài của người tài không phải chỉ đơn giản là thông kim bác cổ, chừng ấy chỉ mới đủ để an ủi tấm thân bé nhỏ của họ mà thôi. Người tài cần phải có tài đem sở học của mình ra giúp nước, thiếu tài này, mọi tài khác chẳng có gì đáng kể cả. Thương thay non nước thời Đào Duy Từ! Đàng Ngoài không để cho ông ngoi lên, còn Đàng Trong thì chỉ muốn dùng mưu lược của ông vào cuộc hỗn chiến với Đàng Ngoài. Đấng cao xanh vô ý đặt nhầm ông vào thời loạn lạc chăng? . vào ở. Từ đó, Đào Duy Từ trở thành người chăn trâu, nhưng cho dẫu lùa trâu vào núi hay ra bãi, Đào Duy Từ thường chỉ chọn hướng đông hoặc hướng tây mà thôi. Ở nơi nghỉ chân, Đào Duy Từ đều. cảnh chẳng kém gì đất kinh kỳ, Đào Duy Từ lại càng thêm yêu mến. Đến phủ Hoài Nhơn (nay là đất Bình Định), thấy đất đai phì nhiêu, phong tục thuần hậu, Đào Duy Từ quyết định ở lại. Ông tìm đến. có thể đủ tin cậy để lo nghiệp lớn. Đào Duy Từ nghe vậy thì rất mừng, thầm nghĩ, nếu quả như lời thì tìm tới đó, thế nào ta cũng có đường lập thân. Đào Duy Từ tìm vào thôn Tùng Châu, cách xã