Đào Duy Từ Giai Thoại 5 Thế nhân thương hại nhìn kẻ mục đồng tóc đã ngả màu kia hiện ra giữa đám trẻ con còn để chỏm. Từng vạch ngang dọc chi chít vẽ lên trên các nấm mồ mới chôn, chưa cỏ mọc. Một mình đánh đáo, chơi ô quan chỗ đồng không mông quạnh ư? Ông làm gì? Vạch gì? Kỳ diệu nào trong đó? Ai hiểu nổi "Hổ trướng khu cơ" ? Tâm huyết một đời ông ấp ủ để kính dâng lên tổ quốc. Vâng, không giấy bút, án bàn, không hề ai đoái tưởng. Một gả khật khùng vô tích sự dưới mắt thế gian chăng? Lão Tử đã chẳng từng nói "Bậc đại trí dường như kẻ ngu" đó sao. Hai chữ "dường như" tự nó đã chỉ ra bao nhận định lỗi lầm, bao đối xử đớn đau của đồng loại với vô số tài hoa. Rồi cuối cùng, cũng vỡ lẽ chữ "ngu" của Lão Tử Huỷ diệt và chối từ chất xám dân tộc khác gì tự huỷ diệt sự trường tồn của bộ máy quyền uy, là tự chối từ động cơ đem thăng hoa về cho quê hương đất nước. Kẻ chăn trâu ấy từng khiến chủ nhân phải quở trách khi đứng nghe các danh sĩ mãi luận bàn về sách vở, thi thư. Một cuộc vấn đáp đầy bất ngờ khiến ai nấy đều bàng hoàng, kinh dị: - Phận tôi tớ, chăn trâu sao dám đứng nghe lời cao luận của các nho sĩ, danh gia? - Bẩm, có chăn trâu hèn hạ, có chăn trâu anh hùng. Nhà nho, ngoài nho tiểu nhân còn bậc nho quân tử. - Thế nào nho quân tử? Sao gọi nho tiểu nhân? - Bẩm, nho quân tử là kẻ học rộng đức dày, tài kinh bang tế thế. Ngoài có thể khiến dân giàu nước mạnh cương thổ mở mang. Trong đủ trí tuệ tham mưu giúp minh quân an dân, giữ nước. Ví như Hưng Đạo Vương nhà Trần, Khương Thượng Tử Nha nhà Châu, Khổng Minh thời hậu Hán Thưa, còn tiểu nhân nho là những kẻ học từ chương làm mồi câu danh lợi. Thời thanh bình, vểnh râu tôm tự đắc ăn trước ngồi trên. Gặp vận nước nhiễu nhương thụt đầu rùa, nhu nhược than dài thở ngắn. Ví như bọn Vương Diễn đời Tấn, An Thạch thời Tống đem thơ văn mị thời, lỡm thế. - Còn thế nào là chăn trâu anh hùng khác chăn trâu hèn hạ? - Bẩm, chăn trâu anh hùng Đinh Bộ Lĩnh, tài dẹp loạn an dân. Như Ninh Thích giúp Hoàn Công thịnh vượng được nước Tề. Như Hứa Do đứng bên khe nước chảy, bàn hết lẽ thịnh suy ngoài cuộc thế. Thưa, kẻ chăn trâu hèn hạ chỉ khát uống, đói ăn. Ngày ra đồng ưa hát nghêu ngao vài ba câu nhảm nhí. Đêm ngủ vô tư lự, sao hiểu nổi lý huyền vi trong thiên hạ Từ câu chuyện vấn đáp kia, cuộc đời Đào Duy Từ đổi khác. Qua tâu trình lên chúa Nguyễn của quan Khám lý Trần Đức Hoà trong lần về Huế 1627, bài "Ngoạ long cương" được chính thức biết đến. Anh hùng tương ngộ được anh hùng. Chúa hiền, tôi giỏi gặp nhau để bắt đầu chuyển dịch một cơ đồ Nguyễn Phúc Nguyên không ngần ngại khi phong tước Hầu, chức Nội Tán quân cơ cho một kẻ chăn trâu, xuất thân từ giai cấp nô tỳ hèn hạ. Với chức vị ấy, Đào Duy Từ nghiễm nhiên thành quân sư, người cố vấn tối cao cho chúa Nguyễn. Trịnh Lê đã ruồng bỏ một nhân tài quan trọng mà sau đó chính họ đã phải trả giá đắt không thể nào lường nổi. Những năm 1648, 1655, 1657 quân Trịnh Lê toàn thảm bại liên hoàn. Luỹ Trường Dục và Luỹ Thầy do Đào Duy Từ thiết lập đã khiến Trịnh chúa phải nản lòng chinh phạt: "Khôn ngoan qua cửa sông La" "Hỏi ai có cánh mới qua luỹ Thầy" Quả thật, vị quân sư đã hoàn thành xuất sắc vai trò lịch sử. Khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên gọi kẻ từng chăn trâu ấy là Thầy, cũng có nghĩa điều lệnh - về tôn xưng khi nói đến tên ông - được ban bố khắp nơi để nhân dân kính ngưỡng. Đào Duy Từ tìm vào xứ Đàng Trong Tháng 8 năm 1625, chúa Trịnh Tráng mở khoa thi, sĩ tử khắp xứ Đàng Ngoài đều náo nức ứng thí. Trong số đó có Đào Duy Từ, nhưng, Đào Duy Từ lại đánh hỏng ngay khi chưa dự thi, lý do chỉ là vì… lý lịch xuất thân. Chuyện này khiến cho ông phẫn uất, bỏ xứ vào chúa Nguyễn ở Đàng Trong, trổ tài nơi đất lạ, Sách Trịnh - Nguyễn diễn chí (quyển 2) chép rằng: “Bấy giờ, có người học trò quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia (nay thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá ) là Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, vốn con nhà làm nghề hát xướng. Cha mẹ mất sớm nhưng nhờ bẩm tính thông minh, tuổi mới hai mươi mốt mà đã thông hiểu kinh sử kinh, kim cổ, các kinh điển Nho gia như Tứ thư (gồm Luận ngữ, Đại học, Trung dung và Mạnh Tử ) và Ngũ kinh (gồm Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch và Kinh Xuân thu ) cho đến sách của Bách Gia Chư Tử, Đào Duy Từ đều thuộc, cả đến Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo ) hay Cửu lưu (chín học phái của Trung Quốc thời Chiến Quốc, gồm có: Nho gia, Đạo gia, Pháp gia, Mặc gia, Tạp gia, Âm dương gia, Danh gia, Tung hoành gia và Nông gia ) rồi văn chương thi phú… tất tất đều tinh xảo. Nếu không phải là bậc có tài xuất quỷ nhập thần hoặc là những đấng trí giả có tài phò vua giúp nước thì quyết không thể sánh nổi với ông. Người đương thời nhân đó, khen ngợi mà gọi ông là Gia Cát (tức Khổng Minh Gia Cát Lượng ) tái sinh. Nghe tin triều đình mở khoa thi để kén chọn hiền sĩ, Đào Duy Từ thu xếp hành trang, hăm hở định ngay lên đường ứng thí. Nhưng, khảo quan ở trường thi, theo đúng qui định, rằng hễ ai là con của những người làm nghề hát xướng, thì dẫu thông hiểu kinh sử đến đâu cũng không được đi thi, để rồi đỗ đạt mà liệt vào hạng Cổng Cử (tức đỗ Cử Nhân. Và, những ai đỗ Cử Nhân đều có thể đi thi Hội, thi Đình để đỗ đạt cao hơn ) nên không cho Đào Duy Từ tham dự. Lộc Khê Đào Duy Từ đành nuốt hận trở về, ngày đêm tìm kế lập thân. Chuyện này, anh em, họ hàng đều không ai hay biết. . Đào Duy Từ Giai Thoại 5 Thế nhân thương hại nhìn kẻ mục đồng tóc đã ngả màu kia hiện ra giữa đám trẻ con còn để chỏm. Từng vạch ngang dọc chi chít vẽ lên. giá đắt không thể nào lường nổi. Những năm 1648, 1 655 , 1 657 quân Trịnh Lê toàn thảm bại liên hoàn. Luỹ Trường Dục và Luỹ Thầy do Đào Duy Từ thiết lập đã khiến Trịnh chúa phải nản lòng chinh. Trịnh Tráng mở khoa thi, sĩ tử khắp xứ Đàng Ngoài đều náo nức ứng thí. Trong số đó có Đào Duy Từ, nhưng, Đào Duy Từ lại đánh hỏng ngay khi chưa dự thi, lý do chỉ là vì… lý lịch xuất thân. Chuyện