Vì sao không áp dụng được đòn, thế trong chiến đấu? Đó là băn khoăn của không ít bạn trẻ học võ đã lâu mà khi “hữu sự” gần như quên bẵng hết những đòn, thế đã luyện tập. Nhiều bạn tâm sự: “khi bị tấn công, tay chân cứ gạt đỡ tùy tiện không theo bài bản và muốn sử dụng các đòn thế đã học để tấn công thì lại ngập ngừng, thiếu tự tin và bỏ lỡ nhiều cơ hội” . Tại sao vậy? chúng ta hãy nghiên cứu vấn đề sau: Nhà sinh vật học Pavlop làm cuộc thí nghiệm: “cứ mỗi lần cho chó ăn thì bật đèn sáng. Sau nhiều lần như thế, chỉ cần trông thấy đèn bật sáng dù không có thức ăn, chó vẫn tiết nước bọt”. Sự tiết nước bọt này do phản xạ có điều kiện. Muốn có phản xạ đó thì phải có điều kiện kết hợp giữa thức ăn và trông thấy đèn bật sáng nhiều lần, tức là phải có sự luyện tập. Vậy phản xạ có điều kiện là những phản xạ không có tính chất bẩm sinh mà được hình thành do kết quả của việc thường xuyên rèn luyện. Phản xạ võ thuật gồm tránh né, gạt đỡ, chặn cản, tung đòn,… là những phản xạ có điều kiện. Vì thế các đòn , thế (là những trường hợp giả định thường xảy ra trong chiến đấu) phải được tập đủ số lượng để phản xạ phát sinh và tập thường xuyên cho đến khi phản xạ đã được thiếp lập. Để các bạn trẻ đạt được sự hiệu dụng của đòn thế, xin giới thiệu phương pháp tập gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (tập gió) Trước hết cần chia một thế thành nhiều đòn và tập từng đòn một từ chậm đến nhanh. Tập đòn trước cho thuần thục mới đến đòn tiếp theo cho đến hết một thế. Mỗi thế thường phải tập ít nhất 50 lần mỗi buổi tập với tốc độ, sức mạnh và liên tục trong một vài tháng hoặc nhiều hơn. Ngoài ra nên tập thêm bằng trí tưởng tượng. Giai đoạn 2 (tập đối luyện) Cần có một người tấn công để ta tập tránh né, cản phá, phản công và làm nền (gạt, đỡ, tránh né ) để ta tập đòn thế tấn công. Chính sự đối luyện là điều kiện phát sinh phản xạ võ thuật (công, thủ, phản, biến) liên hoàn và kịp thời. Cách tập vẫn là từ chậm đến nhanh và từ một đòn đến liên tiếp nhiều đòn. Mỗi thế phải tập ít nhất 50 lần mỗi buổi tập và suốt trong một vài tháng hoặc nhiều hơn. Ở giai đoạn này có sự va chạm nên cần xoa nắn cơ bắp và bóp thuốc vào những lần nghĩ trong mỗi buổi tập. Giai đoạn 3 (giao đấu kiểm chứng) Nhằm kiểm chứng phản xạ đã phát sinh và ổn định chưa? ta cần giao đấu với người khác (dĩ nhiên phải đồng cân và được bảo hộ tốt) trong tình huống bị tấn công bằng các đòn thế không được sắp đặt trước. Khi lâm chiến mà tay chân xuất ra chiêu thế một cách tự nhiên, dứt khoát, kịp thời và cản phá tự nhiên, tấn công có hiệu quả mà đầu óc ta không cần tính toán là đòn thế đã được luyện thành, cần chú ý là khi mới bắt đầu giao đấu cần phải đấu với những người giỏi hơn mình. Dĩ nhiên họ phải nhường và luôn nhắc nhở người mới bắt đầu tập để người mới tập rút kinh nghiệm. Và chắc chúng ta cũng biết: phản xạ có điều kiện có tính chất không bền nên phải thường xuyên cũng cố ôn luyện. Nếu cứ bật đèn sáng mãi mà không cho chó ăn thì sau một thời gian có bật đèn chó vẫn không tiết nước bọt nữa, cũng như sau khi luyện “thế đã thành” mà không ôn tập đối luyện thì phản xạ võ thuật cũng sẽ mất đi. Vì thế ông bà ta thường dạy “Văn ôn , Võ luyện” . Vì sao không áp dụng được đòn, thế trong chiến đấu? Đó là băn khoăn của không ít bạn trẻ học võ đã lâu mà khi “hữu sự” gần như quên bẵng hết những đòn, thế đã luyện tập khác (dĩ nhiên phải đồng cân và được bảo hộ tốt) trong tình huống bị tấn công bằng các đòn thế không được sắp đặt trước. Khi lâm chiến mà tay chân xuất ra chiêu thế một cách tự nhiên, dứt khoát,. Vì thế các đòn , thế (là những trường hợp giả định thường xảy ra trong chiến đấu) phải được tập đủ số lượng để phản xạ phát sinh và tập thường xuyên cho đến khi phản xạ đã được thiếp lập.