Kyudo- Cung đạo Nhật Bản pdf

6 588 2
Kyudo- Cung đạo Nhật Bản pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kyudo- Cung đạo Nhật Bản Một trong những thuật bắn cung hay nhất thế giới chính là Kyudo ( cung đạo) của người Nhật Bản. Cung đạo còn được biết đến với một cái tên khác là Xạ nghệ. Nó không chỉ đơn thuần là những kĩ thuật bắn cung sao cho chính xác mà nó còn giúp cho người luyện tập rèn luyện phẩm chất, nhân tính, sức mạnh tinh thần, sự am hiểu, và lòng kính trọng giữa người với người. Thái độ và điệu bộ (động tác, cử chỉ) cũng là một phần rất quan trọng trong Cung đạo. Một lần bắn hoàn hảo không chỉ bao gồm độ chính xác mà còn phải thể hiện hết nét nhân phẩm và tư chất nghệ thuật trong đó, những yếu tố cơ bản trong việc luyện tập Cung đạo . Từng động tác hài hòa với nhịp thở tạo nên một nghệ thuật cân đối hỗ trợ bởi vẻ đẹp của hình dáng cung tên . Tất cả nhờ vào sự tập trung cao độ và cường độ nghị lực của người tập. Cung đạo, một cách rèn luyện kỷ luật nghiêm ngặt Để tinh thông Cung Đạo, cung thủ cần có sự kiên nhẫn và một bản tính rất chân thật để tìm kiếm sự thật bên trong nó. Cung thủ phải có sự luyện tập về “thả-bắt”. Khi chúng ta từ bỏ bản ngã tự thân, cái có xu hướng chế ngự cả cuộc đời ta, sâu trong bản ngã đó sẽ phát sinh những lực mạnh mẽ để chúng ta thực thi hành động. Cuộc phiêu lưu đầy mê hoặc này nằm giữa cung thủ và chính bản thân họ. Mục tiêu mà họ phải đạt được chính là mục tiêu nội tại nằm trong trái tim của ý chí (hara) hơn là cái mục tiêu cách đó 28 mét. Cung Thuật được rộng mở với tất cả, và có thể được tiếp cận khi chúng ta mới ở tuổi thiếu niên, và rồi không có một sự giới hạn nào về tuổi tác. Nam và nữ có thể rèn luyện cùng nhau trong các nghi lễ bắn cung (sharei). Kyudo = do + kyu Kyudo còn là phương pháp luyện tập thể lực, phẩm cách, và tinh thần của sự giác ngộ bản thân . Hoài bão của môn võ thuật này được chính thống hóa bởi hàng ngàn người sáng lập và phát triển nó hơn vài thế kỷ nay cùng với sự nghiên cứu Cung đạo hiện đại được tiến hóa từ thời xa xưa. Lịch sử Lịch sử bắn cung cũng gắn liền với lịch sử nhân loại . Khởi nguyên, cung tên là vũ khí để săn bắn và dùng trong chiến tranh, chức năng chủ yếu là dùng để giết . Vì vậy, khi cung thủ giương cung với ý định giết, kịch tính giữa sự sống và cái chết đang tái diễn. Một bậc thầy Cung đạo nói: “Mũi tên đầu tiên phải nhắm trúng mục tiêu để hạ gục đối thủ, nếu không, đối thủ sẽ hạ lại ta.” Quan niệm này nhắc nhở cung thủ phải luôn để hết tâm trí vào mỗi lần bắn như thể đó là lần bắn cuối cùng của anh ta vậy . “Một mũi tên, một sinh mạng.” Vì bị ảnh hưởng mạnh bởi quan niệm này, nghệ thuật bắn cung ở Nhật không bao giờ bị giới hạn ở mức thực tiễn chỉ để bắn mà còn là biểu tượng tinh thần; “cung tên là chỗ dựa vững chắc cho những chiến binh; đặc tính tiêu biểu của cung tên có ý nghĩa gần như là thần bí vậy.” Cây cung lớn và đẹp Vào thời xa xưa, cây cung kiểu Nhật đơn giản là một cây cung thẳng được cắt thẳng ra từ phần cứng nhất của thân cây nhiệt đới zelkova (Tsuki hoặc Keyaki) hoặc của cây catalpa (Azusa). Bắt đầu từ thời Trung cổ, cây cung được làm theo phương pháp bọc-dính với thân tre ở dạng đường cong hình chữ S uốn ngược. Cây cung khiến chúng tôi chú ý trong Cung Thuật là cây cung dài khoảng 2 mét 2. Tay cầm được đặt theo hướng bất đối xứng đến một phần ba phía dưới của cây cung để cung thủ có thể bắn với tư thế quỳ hoặc khi trên lưng ngựa. Tuy vậy, loại cung này, dù ít chức năng hơn các loại cung khác, vẫn được bảo quản kỹ lưỡng bởi cung thủ vì những khiếm khuyết của nó thường được bù lại bởi những chất liệu tự nhiên, sự giản dị hầu như là nguyên thủy, sự tinh tế và vẻ đẹp nơi nó. Với những ai theo đuổi Cung Thuật, cây cung và mũi tên là những vật thể được tôn kính (Tempyo), được gửi gắm cả tinh thần và được sử dụng một cách đầy ngưỡng vọng. Kỹ thuật bắn tiêu biểu Khi bắn một cây cung như vậy cần phải có kỹ thuật đặc biệt để thể hiện sự kính trọng đối với phẩm chất ưu việt của cây cung ấy. Cung thủ dù thuận tay phải hay thuận tay trái, sẽ luôn giữ cây cung bằng tay trái. Cung thủ sẽ mở cung phía trên đầu và đưa tay phải (dùng để kéo dây) phía trên vai trái của họ. Vào lúc này, vai đã ở trong cung. Đường cong của cung phía dưới cán cung được xem là Dương, sôi nổi và đầy uy lực, và cán cung phía trên được xem là Âm, thanh nhã và sẵn sàng lĩnh hội. Cung thủ thể hiện sự cân bằng toàn thể này để mở cây cung một cách tao nhã, nghiêm trang và thanh thản. “Khi sự cân bằng lực của cây cung hợp nhất với thân thể của cung thủ, vào khoảnh khắc cung và tên được giương lên, sẽ tạo nên một dáng vẻ đường cong tuyệt đẹp.” Sự nhận thức và không ngừng kiếm tìm dáng hình hài hòa cân đối ấy đã nuôi dưỡng một số dòng suy nghĩ. Lễ nghi và Thánh Đạo Thánh Đạo (Shinto) là những niềm tin và thực tiễn có liên quan tới thần thánh (Kami), những lực lượng tự nhiên được xác định ở một số nơi nhất định, những vật thể và đôi lúc những loài vật và con người còn sống hay đã chết (ancestors – tổ tiên). Cây cung là một trong ba biểu tượng tinh túy của tôn giáo này. Trong Cung Thuật, sự tôn kính đối với nơi chốn – “the Place of the Way” (Dojo) với một vị trí nhất định cho kami (Kamiza), với những vật thể dành cho sự rèn luyện và sự trình diễn của chúng (cung, tên, bao tay, mục tiêu,…), những lễ nghi cụ thể là những gì còn lại của phong tục gần với tự nhiên này. Do đó, việc bắn một cây cung có thể được xem là hành động rửa tội/tẩy uế cho cung thủ; tiếng giương cung (Tsurune) cũng cho thấy những đặc tính riêng biệt. Để được trong sạch, cần phải có sự hợp nhất trong lòng cung thủ hoặc nơi chốn, loại bỏ cái ác và khám phá ra cái thiện. . Kyudo- Cung đạo Nhật Bản Một trong những thuật bắn cung hay nhất thế giới chính là Kyudo ( cung đạo) của người Nhật Bản. Cung đạo còn được biết đến với một. của hình dáng cung tên . Tất cả nhờ vào sự tập trung cao độ và cường độ nghị lực của người tập. Cung đạo, một cách rèn luyện kỷ luật nghiêm ngặt Để tinh thông Cung Đạo, cung thủ cần có. trong Cung đạo. Một lần bắn hoàn hảo không chỉ bao gồm độ chính xác mà còn phải thể hiện hết nét nhân phẩm và tư chất nghệ thuật trong đó, những yếu tố cơ bản trong việc luyện tập Cung đạo .

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan