Tất cả đã nằm trong máu Năm trước tôi có quay lại Pennsylvania khi dì Rose của tôi đang hấp hối. Tôi nắm tay bà khi bà trút hơi thở cuối cùng; điều này làm tôi cảm thấy cực kỳ gần gũi với bà và với gia đình mình. Trời đang đổ tuyết khi tôi rời bệnh viện, và những ngôi nhà nhỏ của những người thợ mỏ trong tuổi thơ tôi chợt ánh lên vẻ ấm áp và dễ chịu. Chỉ mới bốn giờ trước đó, tôi đã nhìn những ngôi nhà này một cách khinh miệt, tự cho mình đã quá may mắn thoát ra khỏi Latrobe. Cha tôi đã liên tục khuyến khích tôi trải rộng đôi cánh của mình: “Keith, cha muốn con đạt được nhiều hơn nữa ” Nhưng chính giây phút ngồi bên cạnh dì tôi khi bà gần về trời, ngồi bên cạnh gia đình mà tôi thương yêu, đã nhắc tôi nhớ lại những cảm xúc tuổi thơ. Đây đã từng là nơi an toàn nhất trong cuộc đời tôi. Tôi thật ngạc nhiên khi thấy cả đời mình lại cố gắng thoát khỏi cái thị trấn tỉnh lẻ mà tôi đã lớn lên; tôi luôn cảm thấy nó đang ngăn trở tôi, bao vây tôi. Nhưng vào thời điểm đó, trong tim tôi đã trở về nhà thật sự, và tôi cảm thấy thật tuyệt. Tâm hồn tôi đã quay lại với “bộ tộc” của mình. Tôi nhận thấy điều này không xảy ra một cách thường xuyên trong cuộc đời mình. Và tôi nghĩ người khác cũng thế. Nhưng nó có thể xảy ra. Và chúng ta có thể giúp thúc đẩy nó xảy ra. Tình hình thật đáng buồn là ngày càng có nhiều người trong chúng ta trông chờ vào những dịp như sinh con đẻ cháu hay ma chay cưới hỏi để trốn thoát khỏi cuộc sống bận rộn năng động và thỏa mãn nỗi khát khao thiết lập những mối quan hệ sâu đậm với mọi người. Những thời khắc “bộ tộc” khi chúng ta kết nối sâu nặng với người khác, khi cuộc sống dường như có thêm ý nghĩa và chúng ta tạm thời cảm nhận sự đồng cảm, những thời khắc này nên là một phần của cuộc sống thường nhật. Chúng ta có quyền năng để tạo ra chúng cho bản thân mà không cần phải đợi một người thân quen nào của chúng ta sinh em bé hay gặp khủng hoảng. Chúng ta đã quên mất rằng khi chúng ta cùng chia sẻ chung một mục đích, “kết nối với nhau, với nhà lãnh đạo, với một lý tưởng”, như Seth Godin đã viết trong quyển sách Tribes, chúng ta có thể đạt được nhiều hơn phép cộng của từng cá nhân. Điều này không chỉ nhờ vào cơ chế hỗ trợ, mà còn bởi vì mọi bộ tộc đều tạo dựng những mối quan hệ cứu sinh, và chính nhờ những mối quan hệ này mà chúng ta nhận ra điểm độc đáo của riêng mình. Sự nhận biết này đến từ những phản hồi nhận xét chúng ta dành cho nhau - một quy trình xây dựng nền tảng cho những mối quan hệ cứu sinh. Mặc dù chúng ta đều biết và hiểu một cách căn bản cơ chế hoạt động của phản hồi và nhận xét lên cá nhân, đa số chúng ta vẫn chưa biết đến vai trò hết sức quyền năng của chúng tác động lên cuộc sống chúng ta. Hậu quả của cuộc sống ngoài bộ tộc Năm trước tôi có quay lại Pennsylvania khi dì Rose của tôi đang hấp hối. Tôi nắm tay bà khi bà trút hơi thở cuối cùng; điều này làm tôi cảm thấy cực kỳ gần gũi với bà và với gia đình mình. Trời đang đổ tuyết khi tôi rời bệnh viện, và những ngôi nhà nhỏ của những người thợ mỏ trong tuổi thơ tôi chợt ánh lên vẻ ấm áp và dễ chịu. Chỉ mới bốn giờ trước đó, tôi đã nhìn những ngôi nhà này một cách khinh miệt, tự cho mình đã quá may mắn thoát ra khỏi Latrobe. Cha tôi đã liên tục khuyến khích tôi trải rộng đôi cánh của mình: “Keith, cha muốn con đạt được nhiều hơn nữa ” Nhưng chính giây phút ngồi bên cạnh dì tôi khi bà gần về trời, ngồi bên cạnh gia đình mà tôi thương yêu, đã nhắc tôi nhớ lại những cảm xúc tuổi thơ. Đây đã từng là nơi an toàn nhất trong cuộc đời tôi. Tôi thật ngạc nhiên khi thấy cả đời mình lại cố gắng thoát khỏi cái thị trấn tỉnh lẻ mà tôi đã lớn lên; tôi luôn cảm thấy nó đang ngăn trở tôi, bao vây tôi. Nhưng vào thời điểm đó, trong tim tôi đã trở về nhà thật sự, và tôi cảm thấy thật tuyệt. Tâm hồn tôi đã quay lại với “bộ tộc” của mình. Tôi nhận thấy điều này không xảy ra một cách thường xuyên trong cuộc đời mình. Và tôi nghĩ người khác cũng thế. Nhưng nó có thể xảy ra. Và chúng ta có thể giúp thúc đẩy nó xảy ra. Tình hình thật đáng buồn là ngày càng có nhiều người trong chúng ta trông chờ vào những dịp như sinh con đẻ cháu hay ma chay cưới hỏi để trốn thoát khỏi cuộc sống bận rộn năng động và thỏa mãn nỗi khát khao thiết lập những mối quan hệ sâu đậm với mọi người. Những thời khắc “bộ tộc” khi chúng ta kết nối sâu nặng với người khác, khi cuộc sống dường như có thêm ý nghĩa và chúng ta tạm thời cảm nhận sự đồng cảm, những thời khắc này nên là một phần của cuộc sống thường nhật. Chúng ta có quyền năng để tạo ra chúng cho bản thân mà không cần phải đợi một người thân quen nào của chúng ta sinh em bé hay gặp khủng hoảng. Chúng ta đã quên mất rằng khi chúng ta cùng chia sẻ chung một mục đích, “kết nối với nhau, với nhà lãnh đạo, với một lý tưởng”, như Seth Godin đã viết trong quyển sách Tribes, chúng ta có thể đạt được nhiều hơn phép cộng của từng cá nhân. Điều này không chỉ nhờ vào cơ chế hỗ trợ, mà còn bởi vì mọi bộ tộc đều tạo dựng những mối quan hệ cứu sinh, và chính nhờ những mối quan hệ này mà chúng ta nhận ra điểm độc đáo của riêng mình. Sự nhận biết này đến từ những phản hồi nhận xét chúng ta dành cho nhau - một quy trình xây dựng nền tảng cho những mối quan hệ cứu sinh. Mặc dù chúng ta đều biết và hiểu một cách căn bản cơ chế hoạt động của phản hồi và nhận xét lên cá nhân, đa số chúng ta vẫn chưa biết đến vai trò hết sức quyền năng của chúng tác động lên cuộc sống chúng ta. Hậu quả của cuộc sống ngoài bộ tộc (tiếp theo) Lối tư duy thiên vị ở phương Tây có tác động nhất định đến công việc kinh doanh. Ví dụ, nếu một nhân viên bán hàng không thể thuyết phục một khách hàng mới, phản ứng tự nhiên của chúng ta là đổ lỗi cho người bán hàng - anh ta làm việc không tốt rồi phải không? Một người khác thuộc văn hóa Viễn Đông, ngược lại, có thể cân nhắc tác động mạnh của những yếu tố như nền kinh tế suy thoái, hoặc quyết định của người khách hàng, hoặc thế mạnh của đối thủ. Nisbett và các đồng nghiệp cho rằng tầm nhìn khác biệt này bắt nguồn từ thời của những nền văn minh Hy Lạp và Trung Hoa. Trong khi nền văn minh Hy Lạp ủng hộ tính cá nhân, lý luận, lối tư duy phân tích, nền văn minh Trung Hoa lại nhấn mạnh đến lối tư duy biện chứng, tổng quan, và canh tác tập thể. Chúng ta không khó khăn gì để tìm thêm những ví dụ văn hóa chứng minh ý kiến này. Từ bức tượng cưỡi ngựa nổi tiếng của Hoàng đế Marcus Aurelius tại Campidoglio ở Rome đến Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ, người phương Tây luôn coi trọng chủ nghĩa anh hùng cá nhân, phát minh, và thành tựu. Ngược lại, người Nhật có câu nói: “Cây đinh tòi ra sẽ bị đóng lại ngay.” Trong xã hội Nhật Bản, một cá nhân đứng riêng lẻ không được xem là một điều tích cực mà là một thứ cần điều chỉnh. Tôi tin rằng đã đến lúc người phương Tây chúng ta quay lại với ADN cộng đồng. Các giá trị văn hóa của chúng ta đã chuyển dịch quá xa hướng về sự cô lập, và trong nhiều trường hợp, đã làm tê liệt khuynh hướng tự nhiên của những cá thể xã hội. Tôi phát hiện ra rằng, rất nhiều khi chúng ta bị tách biệt khỏi nhau, ở nhà lẫn trong công việc (mà minh chứng là bản thân tôi!) Rất nhiều người luôn muốn tự mình làm. Tôi có thể hiểu được tại sao. Trong văn hóa hôm nay, chúng ta đã nhấn mạnh quá mức đến tính cá nhân, bỏ qua tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm. Giới truyền thông mang đến cho chúng ta liên tục những câu chuyện về các ngôi sao trong kinh doanh hay thể thao hay chính trị - những siêu nhân dường như đạt đến đỉnh cao bằng chính nỗ lực của bản thân và một tầm nhìn tuyệt vời nhưng đơn độc. Rất thường xuyên, chúng ta bị cái cảm giác đè nặng rằng những người tìm đến ta để giúp đỡ là những người yếu đuối, thiếu tự tin, hoặc thiếu khả năng. Kết quả là rất nhiều người trong chúng ta mất phương hướng, vấp ngã, khuỵu chân trên con đường leo đến đỉnh. Chúng ta rất cẩn trọng khi mở lòng ra ngay cả với những người bạn thân thiết nhất, chứ đừng nói gì đến những đồng nghiệp trong văn phòng. Chúng ta nhìn nhận khả năng dễ bị tổn thương, và đôi khi là sự tử tế của mình, là dấu hiệu của sự yếu đuối. Chúng ta giữ riêng ý kiến của mình, bí mật của mình, những nỗi sợ của mình. Sự thành thật bị xem là quá rủi ro, một bãi mìn chi chít, một thứ mà người khác không biết phải đáp ứng như thế nào (trong khi đa số trường hợp chính chúng ta mới là người sợ hãi). Nên thay vì nói thẳng cho người khác biết cảm nhận của mình, chúng ta lại cứ nói lòng vòng trong nhóm. Kết quả ra sao? Thay vì đưa ra những lời khuyên chân thành, chúng ta đàm tiếu, nói cạnh khóe, nói bóng gió, và sử dụng đồng nghiệp và bạn bè khác như là người đưa tin cửa sau. Chúng ta cư xử không khác gì khi còn học phổ thông! Chúng ta nhìn nhận sự quảng đại là một thứ lỗi thời cần phải ném trả về quá khứ vốn không còn tồn tại. Một vài người trong số chúng ta còn đi quá xa đến mức cho rằng khi ai đó đưa ra đề nghị giúp đỡ, người ta ắt hẳn phải có một động cơ bên trong: Người này muốn gì ở ta đây? Và thế là chúng ta lại cứ tiếp tục đơn độc. Cùng lúc, đứng ở khía cạnh văn hóa, chúng ta than phiền về sự thiếu cân bằng trong cuộc sống - rằng chúng ta dành toàn bộ thời gian để làm việc, suy nghĩ về công việc, xả stress từ công việc, hay chuẩn bị cho công việc. Tuy nhiên theo hai nhà kinh tế Ellen McGrattan và Richard Rogerson, thời gian làm việc của ta trên thực tế gần như không thay đổi nhiều từ sau Chiến tranh Thế giới II. Thật ra một số nghiên cứu còn nhận định thời gian rảnh rỗi của chúng ta đã tăng lên. (Lỗi của ai nếu bạn cứ dính chặt với chiếc BlackBerry trong khi bạn đi nghỉ hè hay đi tập thể thao?) Như vậy nếu chúng ta vẫn làm việc với cùng một số giờ như trước đây, thậm chí ít hơn, tại sao chúng ta lại cảm giác như mình phải gánh một trách nhiệm nặng nề hơn trong công việc và nhận về ít hơn so với nỗ lực của mình? Tội đồ thật sự, như tôi đã phát hiện ra cho bản thân, là do chúng ta thiếu những mối quan hệ sâu sắc và thân thiết tại nơi làm việc cũng như trong cuộc sống riêng. Chúng ta có quá nhiều người quen gật đầu chào mà lại thiếu những cuộc gặp gỡ thân thiết làm phao cứu sinh. Thật đáng buồn khi hầu hết những mối quan hệ của chúng ta đều vì mục đích đạt một nhiệm vụ hay dự án cụ thể, thay vì chỉ đơn giản là phát triển và nuôi dưỡng những mối quan hệ thân tình. Không may thay, đây lại là chọn lựa của chúng ta. Những giao dịch hàng ngày của chúng ta với đồng nghiệp hay khách hàng đa phần đều chỉ sượt trên bề mặt. Đa số chúng ta hài lòng chỉ cần lướt trên mặt nước. Kết quả là, trong công việc, sự trung thành ngày càng giảm đi trong số khách hàng, nhân viên và nhà tuyển dụng; chúng ta không đạt được tối đa tiềm năng của mình trong nghề nghiệp vì chúng ta quá e ngại không dám tìm xin lời khuyên, phản hồi, hay hỗ trợ từ người khác. Kết quả là, trong đời sống riêng, chúng ta cảm giác nặng nề nghĩ rằng cuộc sống mình phải có cái gì khác hơn chứ. . Tất cả đã nằm trong máu Năm trước tôi có quay lại Pennsylvania khi dì Rose của tôi đang hấp hối. Tôi nắm tay bà khi bà trút hơi thở cuối cùng; điều này làm tôi cảm thấy cực kỳ. đã nhắc tôi nhớ lại những cảm xúc tuổi thơ. Đây đã từng là nơi an toàn nhất trong cuộc đời tôi. Tôi thật ngạc nhiên khi thấy cả đời mình lại cố gắng thoát khỏi cái thị trấn tỉnh lẻ mà tôi đã. đã nhắc tôi nhớ lại những cảm xúc tuổi thơ. Đây đã từng là nơi an toàn nhất trong cuộc đời tôi. Tôi thật ngạc nhiên khi thấy cả đời mình lại cố gắng thoát khỏi cái thị trấn tỉnh lẻ mà tôi đã