1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Béo phì và những nguy cơ tiềm ẩn pptx

4 327 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 102,59 KB

Nội dung

Béo phì và những nguy cơ tiềm ẩn Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Công thức để tính chỉ số BMI như sau: W = Cân nặng (kg) H = Chiều cao (m) Chỉ số BMI ở giới hạn 20-25 được coi là bình thường, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Hiện nay, tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai đối với toàn nhân loại. Nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm Người bị béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch do mạch vành, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư. Ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung tǎng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn. Tỷ lệ tử vong ở những người béo phì cũng cao hơn, nhất là trong các bệnh kể trên. Người béo phì thường có cảm giác khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày như một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái. Nguyên nhân dẫn đến béo phì Nǎng lượng (calorie) đưa vào cơ thể qua thức ǎn, thức uống được hấp thu và được oxy hoá để tạo thành nhiệt lượng. Nǎng lượng được cung cấp vượt quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ. Khi vào cơ thể, các chất protein, lipid, gluxit đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Chế độ ǎn giàu chất béo (lipid) có liên quan chặt chẽ với gia tǎng tỉ lệ béo phì, nhưng các thức ǎn giàu chất béo thường ngon miệng nên chúng ta có xu hướng ǎn thừa mà không biết. Khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể gây thừa calorie và tǎng cân. Ngoài ra, ǎn nhiều chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Thường xuyên ăn nhiều đường, các món sào, rán, đặc biệt là vào bữa tối… là một đặc trưng của trẻ béo phì. Sự giảm hoạt động thể lực, thời gian dành cho xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính… cũng là những yếu tố gây béo phì. Di truyền cũng có vai trò nhất định đối với những trẻ béo phì thường có cha mẹ béo, tuy nhiên yếu tố này không lớn. Ngoài ra, yếu tố xã hội cũng có một phần liên quan. Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ người béo phì ở người nghèo thường thấp (thiếu ǎn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khǎn) và béo phì thường được coi là một đặc điểm của tầng lớp giàu có. Ở các nước đã phát triển, khi thiếu ǎn không còn phổ biến nữa thì tỉ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với ở các tầng lớp trên. Một số cách giảm cân hiệu quả Để tránh tăng cân - béo phì, theo các chuyên gia dinh dưỡng, cần thực hiện ít nhất 2 việc là: có một chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên vận động thể lực cách thích hợp. - Giữa việc vận động cơ thể và ăn kiêng thì cần chú ý vai trò của việc ăn kiêng trong giảm cân là chính và có tính quyết định hơn so với việc vận động cơ thể. Ngoài 2 yếu tố trên, các phương tiện khác cũng chỉ là những biện pháp hổ trợ. - Luôn có sẵn một thứ thức ăn nào đó, để ăn khi đói hay thèm ăn, không bao giờ nhịn đói hay chớ để bụng đói đến mức đụng cái gì cũng ăn. - Tích cực vận động cơ thể một cách đều đặn và thường xuyên từ 30 - 60 phút mỗi ngày, qua việc đi bộ, chạy bộ, đạp xe, thể dục thẩm mỹ… sẽ giúp giảm cân hoặc duy trì được trọng lượng cần. - Ăn rau nhiều rất tốt cho việc ăn kiêng nhưng cần chú ý trái cây, nhất là những loại có vị ngọt, không giúp ích gì cho việc giảm cân. Rau có năng lượng không cao nhưng trong rau có nhiều loại vitamin. - Uống thật nhiều nước, bất kỳ lúc nào có thể uống, mỗi ngày nên uống từ 3 - 4 lít nước lọc. Nên uống nước trước bữa ăn và ngay khi ngủ dậy. - Khi có thời gian rảnh, nên chọn việc đọc sách, báo, đi dạo, tập trang điểm… thay cho việc nấu nướng hay đi mua thức ăn. . Béo phì và những nguy cơ tiềm ẩn Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình. các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung tǎng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn. Tỷ lệ tử vong ở những người béo phì. loại. Nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm Người bị béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch do mạch vành, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và

Ngày đăng: 31/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w