Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
270,67 KB
Nội dung
Chương 3: Làm việc với các gia đình Nathan Berolzheimer, Susan M. Thrower, and Aleberta Koch - Hatlem Người thầy thuốc gia đình có một vai trò độc đáo trong việc kết hợp hai chuyên khoa tâm lý xã hội với y sinh học trong thực hành lâm sàng. Bởi vì việc thực hành tại gia đình không bị giới hạn bởi tuổi, giới và loại vấn đề, người thầy thuốc gia đình có thể chǎm sóc lâu dài cho toàn thể các thành viên trong gia đình. Hiểu biết sự phát triển của từng cá thể và cả gia đình cho phép người thầy thuốc giải quyết được những vấn đề tâm lý cũng như về y học. Chương này giới thiệu lý thuyết về các hệ gia đình và một số các ứng dụng mấu chết cho sự chǎm sóc bệnh nhân tại gia đình. MÔ HìNH TÂM Lý Xã HộI Mô hình sinh tâm lý xã hội trong chǎm sóc sức khoẻ được bác sĩ George Engel đề nghị nǎm 1997, mở rộng mô hình y sinh học truyền thống bằng thêm vào đó phần cá nhân và xã hội của sức khoẻ và bệnh tật. Những ảnh hưởng tâm lý xã hội lên bệnh tật bao gồm cả những khả nǎng về trí tuệ, thể chất, cảm xúc, cả những kinh nghiệm sống và vai trò là một thành viên của gia đình kiểu hạt nhân và kiểu mở rộng, nhóm nghề nghiệp và một cộng đồng. Các yếu tố tâm lý - xã hội vừa tác động lên quá trình bệnh tật vừa bị quá trình bệnh tật tác động lên. Để điều trị bệnh nhân có hiệu quả, người thầy thuốc phải chú ý tới những yếu tố đó. Các yếu tố tâm lý - xã hội trong đời sống bệnh nhân thường đóng vai trò chủ chết trong việc tuân thủ điều trị. Chẳng hạn như sự điều trị có hiệu quả đối với bệnh nhân đái tháo đường bao gồm thay đổi tập quán gia đình và thay đổi hành vi của bệnh nhân như phải tuân thủ những can thiệp y học truyền thống. ĐịNH NGHĩA GIA ĐìNH Gia đình là khối tổ chức cơ sở trong đa số nền vǎn hoá. Nó bảo hộ, nuôi dưỡng, dìu dắt và xã hội hoá trẻ em, hội nhập và xác định cá thể, hợp pháp hoá các quan hệ giới tính và sinh đẻ tổ chức xã hội kinh tế. Sự đô thị hoá và hai cuộc chiến tranh thế giới đã đem lại nhiều đổi thay trong cấu trúc và chức nǎng gia đình ở Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Cấu trúc gia đình truyền thống hay còn gọi là gia đình hạt nhân (chồng, vợ và các con cái cùng chung sống một nhà) với nhưng quan hệ khǎng khít với họ hàng (những người ngoài các gia đình hạt nhân, có quan hệ huyết thống hay hôn nhân) không còn là dạng gia đình chiếm đa số trong xã hội chúng ta nữa. Thật vậy chỉ có 26% trong tổng số các hộ gia đình ở Hợp chủng quốc 1991 là có cặp vợ chồng (có kết hôn) ở cùng với con cái. Chưa có số liệu cụ thể về vấn đề khi thành viên của những gia đình lớn sống xa cách nhau về mặt địa lý thì sự giúp đỡ của họ đối với nhau ra sao nhưng kết quả cuộc điều tra dân số nǎm 1990 đã đưa ra một số dạng gia đình sau đây tǎng lên (1). Người lớn sống một mình - 25% tổng số các hộ (tǎng 75% so với nǎm 1970). Cặp nam nữ sống chung không cưới - 3 triệu nhà có các cặp này (tǎng 2,5 triệu kể từ nǎm 1970). Con sống chung với một trong hai bố mẹ - 25% tổng trẻ em dưới 18 tuổi (16,6 triệu trẻ em, tǎng 5% so với nǎm 1980). Do những thay đổi về kinh tế trong thập kỷ 1980, các chuyên gia tiên đoán sự giảm sút trong lối sống tốn kém, cụ thể là sẽ giảm số lượng người lớn sống một mình. Tỷ lệ li dị cũng được tính là sẽ giảm, một phần cũng do chi phí tốn kém cho hai chỗ ở riêng biệt. Những tiên đoán khác cho thập kỷ 1 990 là sẽ có tǎng về các mặt sau đây : (a) số lượng nữ trong lực lượng lao động, đặc biệt là các bà mẹ của trẻ em trước tuổi học đường; (b) số lượng trẻ em sống trong những gia đình chỉ có bố hoặc mẹ, phần lớn họ sống với mẹ có thu nhập ngang hoặc dưới mức nghèo khổ; (c) Sự đa dạng về tổ chức cuộc sống, bao gồm những người con đã lớn quay trở lại gia đình và cha mẹ già sống cùng con cái; (d) nghề làm tại nhà (e) và dân số già. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến việc chǎm sóc sức khỏe ban đầu. Những vấn đề liên quan tới "stress" như trầm cảm, các bệnh về tâm thần thực thể, nghiện hoá chất và bạo lực có thể có tần số tǎng cao. Và do đó, người thầy thuốc gia đình cần có những kỹ nǎng về chẩn đoán và điều trị tốt hơn để quản lý có hiệu quả những vấn đề có liên quan đến gia đình như vậy. Điều trị những bệnh nhân mà lối sống của họ khác với lối sống của bạn đòi hỏi sự lượng giá cá nhân về những giá trị và hy vọng của chính bạn về các gia đình. Thí dụ nếu bạn xuất thân từ tầng lớp trung lưu, lớp trên thì có thế khó quan niệm những vấn đề sức khoẻ liên quan đến nghèo khổ lại ở ngoài tầm kiểm soát của bệnh nhân. Tương tự, bạn có thể thấy những mâu thuẫn về giá trị khi người mẹ ở tuổi vị thành niên yêu cầu bạn chǎm sóc sinh nở vì người mẹ muốn được nuôi con mình. Sự đa dạng của gia đình làm cho không thể có sự nhất trí về một định nghĩa của gia đình. Tuy nhiên, định nghĩa sau đây thường đủ khái quát để áp dụng chung cho đa số gia đình. Gia đình là một nhóm các cá thể chia sẻ cùng nhau những mối quan hệ cảm xúc, một lịch sử và một tương lai - Nhóm ấy hoàn thành những chức nǎng đặc biệt hay nhiệm vụ, bao gồm tạo ra sự an ninh, sống còn, xã hội hoá trẻ em và bảo đảm cho sinh trưởng cá thể. Kiến thức của người thầy thuốc gia đình về một gia đình bệnh nhân được khai thác từ sự chǎm sóc cá nhân thường qui. Kiến thức về việc cha mẹ ly khai nhau rất quan trọng khi phải điều trị chứng đau bụng cơ nǎng ở trẻ em. Kiến thức về hoạt động gia đình cũng giúp cho người thầy thuốc tiên đoán được những vấn đề của tương lai đối với bệnh nhân. Ví dụ như khi thầy thuốc biết về sự tan vỡ quan hệ vợ chồng kèm theo không có đủ khả nǎng tài chính để huỷ bỏ hôn nhân, có thể chú ý tới những triệu chứng suy sụp như nghiện rượn, trầm cảm, những vấn đề phẩm hạnh của trẻ con và cả bạo lực gia đình. VòNG ĐờI GIA ĐìNH Cũng đúng như hiểu biết về sự phát triển bình thường (xem chương 2) là quan trọng đối với chǎm sóc cá nhân. Bạn cần phải hiểu một gia đình phát triển như thế nào? Nó bắt đầu như thế nào? Các giai đoạn nó đã trải qua và nó kết thúc như thế nào? Các giai đoạn nối tiếp nhau của một gia đình song song tồn tại với các giai đoạn phát triển bao gồm các chuyển tiếp bình thường và mong muốn, ví như chǎm lo cho một gia đình vào lúc mới cưới, chuẩn bị cho cuộc sống của ba người khi đứa con đầu lòng ra đời, thích nghi với cha mẹ có tuổi. Các gia đình cũng phải tính đến những khủng hoảng không lường trước như chết sớm, ly dị, khuyết tật sơ sinh, các bệnh mãn tính và thất nghiệp. Bảng 3.1 mô tả các giai đoạn của vòng đời cá nhân và gia đình, cùng với những vấn đề sức khoẻ tương ứng. Bảng 3.1. Các giai đoạn của vòng đời gia đình truyền thống và mối liên quan của chúng với vòng đời cá thể. Tuổi Vòng đời gia đình Vòng đời cá thể 18-21 Giữa các gia đình: người lớn trẻ không bị ràng buộc Cuối tuổi vị thành niên, đầu tuổi người lớn tuổi 30 chuyển tiếp 22-27 Đôi vợ chồng mới : mối gắn bó các gia Đầu tuổi người lớn, tuổi 30 chuyển đình qua hôn nhân tiếp, tuổi lập thân 28-39 Gia đình có trẻ nhỏ Đầu tuổi người lớn, tuổi 30 chuyển tiếp, tuổi lập thân. 35-49 Gia đình có vị thành niên Tuổi lập thân, khủng hoảng tuổi trung niên, tuổi trung niên 40-59 Con cái trưởng thành và hoạt động Tuổi trung niên, tuổi 50 chuyển tiếp 45-60 Tổ ấm trống rỗng Tuổi trung niên, tuổi 50 chuyển tiếp 60+ Gia đình và tuổi già Chuyển tiếp đến đầu tuổi 60, đầu tuổi già người cao tuổi, chuyển tiếp tới sự phụ thuộc thể chất, cuối tuổi già Hiểu biết vòng đời gia đình giúp cho người thầy thuốc gia đình phân biệt được đâu là sự phát triển bình thường, đâu là sự phát triển bất thường tiên lượng được những vấn đề thuộc tiềm nǎng để có thể giáo dục và cho lời khuyên. Ví dụ như một thầy thuốc có thể gọi đến một cặp vợ chồng trẻ ngay sau khi đứa con đầu của họ ra đời, tiên liệu trước mối lo âu của họ về sự chǎm sóc đứa trẻ sơ sinh. Người thầy thuốc ấy cũng có thể thǎm các gia đình mới tại phòng khám một tháng sau khi sinh để đánh giá khả nǎng duy trì mối liên hệ của đôi vợ chồng khi đang dần tự khẳng định mình là những người làm cha làm mẹ. CáC GIA ĐìNH HàNH ĐộNG RA SAO? Lý THUYếT Về CáC Hệ THốNG GIA ĐìNH Quan niệm gia đình như một hệ thống rất có ích cho sự chǎm sóc bệnh nhân. Coi cá thể như những thành viên hoạt động và tái hoạt động của một nhóm xã hội giống như những mối tương tác diễn ra giữa các hệ thống nội quan. Có ba quan niệm được dùng để giải thích các thành viên gia đình làm việc cùng nhau như thế nào: (a) Sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành viên trong hệ thống gia đình; (b) các giới hạn của hệ thống và (c) thế tay ba. Sự phụ thuộc lẫn nhau Những đặc điểm của một gia đình có liên quan tới và cũng khác biệt với những đặc điểm của từng thành viên. Câu tục ngữ "Tổng thể bao giờ cũng lớn hơn tổng số các thành phần" áp dụng vào gia đình rất đúng. Sự tương tác giữa các thành viên làm cho nhóm gia đình khác biệt với các thành viên của nó. Những tương tác gia đình có xu hướng lặp đi lặp lại hình thành nên những phong cách đó. Những qui tắc nói chung không thành vǎn này ngǎn trở các thành viên đặt câu hỏi về hiện trạng và bằng cách đó chấp nhận những phong cách tương tác. Ví dụ như, trong gia đình mà phụ nữ không được biểu lộ giận dữ một cách công khai, thì qui tắc gia đình ngǎn trở họ chất vấn thậm chí bình luận về qui tắc đó. Những thay đổi về tâm sinh lý như chứng tǎng độ acid, đau đầu, hoặc những thay đổi về hành vi như uống rượn nhiều hay giảm ham muốn tình dục đều có thể xảy ra. Khi các phong cách và qui tắc bền vững không thay đổi, thì tình trạng được gọi là "cố thử". Kể cả khi hoàn cảnh đòi hỏi những phương thức tương tác mới, sự thay đổi cũng rất khó xảy ra. Các phương thức tương tác và những qui tắc kèm theo được những người ngoài gia đình quan sát rõ hơn là chính những thành viên trong gia đình. Vì vậy người thầy thuốc gia đình hay nhà điều trị gia đình có thể khuyến khích những thay đổi bằng cách xác định những phương thức hoạt động kém của gia đình và bằng cách thay đổi những qui tắc hỗ trợ cho chúng. Với cách nhìn nhận gia đình và thay đổi kiểu như vậy, trách nhiệm về những vấn đề trong gia đình được qui cho các tương tác trong gia đình hơn là do hành vi của một thành viên nào đó của gia đình. Khi có một đứa con không vâng lời cha mẹ thì lỗi không phải ở cha mẹ mà những tương tác trong gia đình dẫn đến sự không vâng lời. Những cố gắng thành công để thay đổi các gia đình nhằm vào mối tương tác và các qui tắc duy trì chúng hơn là hướng về từng thành viên gia đình. Các giới hạn Các giới hạn xác định hành vi nào chấp nhận được và không chấp nhận được đối với các thành viên gia đình. Các giới hạn giống như hàng rào, tạo ra ranh giới gia đình như một tổng thể với bên ngoài, hay ranh giới giữa các nhóm nhỏ trong gia đình như người lớn và trẻ em. Những giới hạn đã xác định các tương tác có thể chấp nhận được từ bên trong và bên ngoài - Giống như mọi mối tương tác, những tương tác được xác định bởi các giới hạn trở thành những phương thức, bị chi phối bởi các qui tắc và thường khó thay đổi. Ví dụ nhiều gia đình có qui tắc là chỉ những đôi vợ chồng mới được ngủ cùng phòng khi đến chơi. Trong trường hợp này hôn nhân xác định ranh giới giữa những hành vi được chấp nhận và không chấp nhận. Các giới hạn khác nhau ở tính thẩm thấu của chúng, nói cách khác là các hàng rào dễ hay khó vượt qua. Khi các giới hạn có tính thẩm thấu quá lớn thì sự khác biệt giữa các thành viên trong gia đình trở lên lu mờ và gia đình trở thành "bị trói buộc". Các gia đình ấy được đặc trưng bởi những mối liên hệ rất mật thiết trong đó mâu thuẫn không biểu hiện hoặc đã được giải quyết và các mối quan hệ ngoài gia đình được coi như sự đe dọa. Thành viên của những gia đình gọi là "trói buộc" thường có khó khǎn trong phát triển cá tính độc lập, trong khi tham gia hoạt động ngoài gia đình và khi rời gia đình. Các thành viên của gia đình có xu hướng nói hộ nhau khi gia đình gặp gỡ những cán bộ y tế và họ cho thấy một vẻ ngoài hạnh phúc kể cả khi tình huống là tồi tệ. Khi làm việc với những gia đình như vậy, người thầy thuốc có thể cảm thấy mình có lỗi khi nói hộ cho người khác và chấp nhận bộ mặt của họ. Cảm xúc thường tác động các gia đình này nếu người cha có một ngày làm việc cực nhọc thì mọi thành viên trong gia đình đều bị xáo động. Khi các giới hạn quanh những cá thể là không thẩm thấu, thì gia đình và thành viên của nó biệt lập đối với nhau và với thế giới. Thành viên của loại gia đình không gắn bó này không thể có một bức tranh chung của toàn thể gia đình, cũng không thể đưa ra một cách chính xác thông tin từ thầy thuốc đến gia đình. Gia đình được coi là không gắn bó nếu sau khi có cuộc hội họp gia đình vẫn có nhiều câu hỏi không được trả lời và nhiều vấn đề không được nêu lên hoặc gia đình rất miễn cưỡng khi nhận sự giúp đỡ bên ngoài. Khi làm việc với những gia đình không gắn bó, người thầy thuốc gia đình có thể cảm thấy bị chối bỏ và giận dữ như thể các thành viên không quan tâm. Trong trường hợp đó các qui tắc gia đình ngǎn cản người ngoài vượt qua các giới hạn bên trong gia đình, đó không phải là sự chối bỏ cá nhân. Các gia đình lành mạnh thì cân bằng giữa sự gần gũi và sự xa cách. Các thành viên quan tâm rồi nhận biết, chấp nhận và củng cố phong cách của lẫn nhau. Giới hạn có đủ độ thẩm thấu để cho phép phát triển. Giới hạn cũng cần được phân định rõ ràng để cho phép hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ các thành viên gia đình. Thế tay ba Thế tay ba rất quan trọng đối với các thầy thuốc gia đình bởi vai trò tiềm nǎng mà họ đảm nhiệm. Phần lớn tương tác trong một gia đình dính líu đến hai người. Khi "stress" xảy ra giữa bộ đôi ấy thì có một xu hướng tự nhiên là lôi kéo người thứ ba. Vai trò của người thứ ba tức là người tạo thế tay ba "cứu nguy" của bộ đôi kia. Stress sẽ giảm vào trung tâm của vấn đề chuyển từ bộ đôi sang người hòa giải. Do thế tay ba để làm giảm stress nên các thành viên của gia đình sẽ tái lập nó, hy vọng điều khiển giữ cho gia đình gắn bó. Thế tay ba là những cơ chế xử lý không có hiệu quả, bởi vì stress không giảm vĩnh viễn và chúng thường có những hậu quả tai hại. Chứng sợ đi học ở trẻ em và cha mẹ có vấn đề trong hôn nhân là ví dụ nói phổ biến. Trong trường hợp này đứa con " tìm đến sự giải thoát " khỏi mối quan hệ đau buồn của cha mẹ bằng cách từ chối không đi học. Điều này đổi chỗ sự chú ý từ sự buồn phiền của chính cha mẹ sang sự sợ hãi phải rời nhà của đứa con. Một ví dụ khác là trong một gia đình nghiện rượu khi đứa trẻ phát triển một sự trầm cảm hoặc có vấn đề về tâm thần thực thể. Để chẩn đoán chính xác trong trường hợp này người thầy thuốc cần xác định bộ ba trong gia đình bằng cách tập trung vào nguồn gốc stress, vào bộ đôi và ngǎn chặn thế tay ba của người thứ ba, bác sĩ gia đình có thể giúp gia đình đương đầu có hiệu quả hơn với những vấn đề thực và qua đó đề phòng các triệu chứng tái diễn. Người thầy thuốc gia đình có thể đóng vai trò trong thế tay ba. Điều này xảy ra khi bệnh nhân kết hợp với thầy thuốc đề điều trị một thành viên của gia đình về vấn đề gia đình. Người thầy thuốc điều trị chứng sợ đi học hay trầm cảm mà không tính đến những vấn đề khác ẩn phía sau thì trên thực tế là kết hợp với một bệnh nhân và như thế sẽ trở thành người thứ ba trong bộ đôi bệnh nhân - gia đình đang buồn phiền. NGƯờI THầY THUốC GIA ĐìNH HộI NHậP VớI GIA ĐìNH Trong khi sự chǎm sóc bệnh nhân toàn diện bao gồm sự chú ý tới những phạm vi xã hội của cá thề, thì người thầy thuốc thay đổi trong sự hội nhập với từng gia đình. Người thầy thuốc quan tâm đến vai trò của gia đình đối với bệnh tật và điều trị của bệnh nhân có thể nhân cơ hội đó lôi cuốn gia đình vào việc chǎm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên việc gặp gỡ toàn thể gia đình của bệnh nhân thường xuyên hay định kỳ là một việc làm tốn nhiều thời gian và rõ ràng là khó thực hiện. Không gặp gỡ toàn thể gia đình có thể có hậu quả không đáng kể nếu những vấn đề của bệnh nhân không nghiêm trọng. Nhưng chẳng hạn như một bệnh nhân đái tháo đường không nói được cho vợ anh ta về thực đơn ǎn kiêng đã được kê thì hậu quả có thể nghiêm trọng hơn. Mỗi một người thầy thuốc gia đình phải quyết định hội nhập với gia đình như thế nào. Có nǎm kiểu hội nhập, xếp theo thứ tự từ tối thiểu đến tối đa được ghi trong bảng 3.2. Bảng 3.2 Nǎm mức hội nhập thầy thuốc với gia đình * Mức Mục tiêu của thầy thuốc Hành động của thầy thuốc 1. Nhấn mạnh tối thiểu về gia đình Giao tiếp với gia đình là có ích cho những lý do thực hành và y học/pháp lý. Gặp gỡ gia đình chỉ để bàn luận về những vấn đề sinh y học 2. Thông tin y học và cho lời khuyên Gia đình có ích cho những quyết định về chuẩn đoán và điều trị một sự cởi mở chung để gắn bó với gia đình. Gặp gỡ gia đình để giúp quyết định về chẩn đoán và điều trị được thuận lợi, xác định những rối loạn chức nǎng lớn của gia đình và chuyển tiến. 3. Cảm nhận và hỗ trợ Cảm nhận và tiếp xúc lẫn nhau giữa bệnh nhân, gia đình và thầy thuốc là quan trọng cho chẩn đoán và điều trị Cặp gỡ gia đình bàn luận đặc biệt về stress và những tương tác cảm xúc của các thành viên trong gia đình với bệnh tật và điều trị 4. Khẳng định và can thiệp Các hệ thống gia đình, hoạt động và thiệp phát triển của gia đình là rất cần thiết cho chẩn đoán và điều trị Gặp gỡ gia đình và giúp đỡ họ thay đổi vai trò và các tương tác để xử lý hiệu quả hơn với stress, bệnh tật và điều trị 5. Điều trị gia đình Hoạt động của gia đình và sức khoẻ của bệnh nhân hỗ trợ với nhau, các phương thức chơ phép Gặp gỡ thường xuyên với gia đình để thay đổi những hoạt động quan trọng và những qui tắc có [...]... Phải đến các cơ quan dịch vụ xã hội, các trung tâm phụ nữ, các trung tâm giải quyết bạo lực và khủng hoảng trong gia đình, có thể cả hệ thống pháp luật, t y theo tính nghiêm trọng của vấn đề và những nguồn lực có sẵn của cá nhân và gia đình (3) ĐáNH GIá CáC GIA ĐìNH Quỹ đạo gia đình và hệ gen đồ gia đình (gia hệ) là hai phương tiện đánh giá gia đình Quỹ đạo gia đình cung cấp các thông tin về các mối... sống bệnh nhân và gia đình ng y càng nhiều và vì v y mà sự gắn bó của người th y thuốc với bệnh nhân với gia đình được tǎng lên Thường thì mối quan hệ giữa th y thuốc với bệnh nhân và gia đình trở nên quan trọng hơn Để đương đầu với bệnh mãn tính bệnh nhân và gia đình phải thích nghi với kíp th y thuốc, với điều trị, với tính bất định của các cơn khủng hoảng, của tử vong, những thay đổi về diện mạo... trong các giai đoạn chuyển tiếp của cuộc sống hoặc khi mắc bệnh nặng Hệ gen đồ cung cấp một sơ đồ về cấu trúc gia đình, tiền sử y học của gia đình, các mối quan hệ của gia đình và các sự kiện nghiêm trọng, cho phép nhà lâm sàng nắm được thấu đáo một lượng lớn thông tin một cách nhanh chóng Các gen đồ biến đổi ít thường xuyên hơn so với các mối quan hệ được vẽ ra trong quỹ đạo gia đình Quỹ đạo gia đình. .. Trong khi các bệnh n y đòi hỏi sự can thiệp y học, các hội nghị gia đình có thể xác định những vấn đề của gia đình góp phần g y ốm đau Việc làm nhẹ đi những vấn đề y, hoặc bằng tư vấn chǎm sóc ban đầu hoặc chuyển đến th y thuốc điều trị cho gia đình, có thể đi đến kết quả là giảm triệu chứng bệnh Gia đình và bệnh mãn tính Bệnh mãn tính không giống như những trường hợp ác tính, nó đi vào tất cả các khía... trẻ nhất ở phía phải Gia hệ phải bao gồm cả các gia đình của phía vợ và của phía chồng Ghi chép về các tuổi tác hoặc các ng y sinh của các thành viên gia đình và các sự kiện quan trọng của gia đình (bao gồm cả ng y tháng x y ra sự kiện), thí dụ như các sự kiện về kết hôn, về chết, về ly hôn và về hưu trí Ghi chép các ng y kỷ niệm là quan trọng vì chúng thường góp phần vào "stress" Các ký hiệu của hệ... người th y thuốc thu lượm được nhiều thông tin hơn qua thời gian Quỹ đạo gia đình và hệ gen đồ gia đình được sử dụng cùng nhau hoặc sử dụng riêng biệt, giúp cho việc xác định mối quan hệ giữa gia đình và bệnh nhân đối với cả người th y thuốc gia đình và bệnh nhân và phát triển các tư liệu cơ sở cho bệnh nhân y Quỹ đạo gia đình cung cấp nhận thức của một thành viên về các mối quan hệ bên trong gia đình. .. thiết với bạn đồng lứa có thể làm mất đi tính trung thành của gia đình Hệ gen đồ mà bác sĩ vẽ trong một cuộc phỏng vấn tại bệnh viện (hình 3.3) cũng làm nổi bật tình trạng bộ ba của J.B trong việc hôn nhân của cha mẹ anh ta và sự lúng túng của gia đình Các động lực gia đình n y đã phát triển qua cả một thời gian dài với hàng loạt các sự kiện góp phần vào Các sự kiện y có thể gồm nguồn gốc của các gia đình. .. những thay đổi vòng đời của gia đình * Gia đình trong khủng hoảng Khi tầm cỡ của stress vượt quá nguồn lực gia đình thì không có khả nǎng giải quyết vấn đề Gia đình trong khủng hoảng được đặc trưng bởi: - Hành vi và tư duy rối loạn hoặc vô tổ chức - Chức nǎng bị trở ngại mỗi ng y - Mất niềm tin - Cảm giác hạn chế khả nǎng lựa chọn, giảm tính tự chủ Khủng hoảng gia đình bao gồm thất nghiệp dài ng y, tử... sóc của gia đình Sự thích nghi của gia đình chịu ảnh hưởng và ảnh hưởng tới bệnh nhân và bệnh tật Khi nguồn lực gia đình đủ để thắng các stress gia đình thì sự thích nghi sẽ có hiệu quả Nguồn lực bao gồm tài chính để trang trải chi phí lúc chữa bệnh, sức mạnh tâm lý của các thành viên gia đình, sự hỗ trợ của xã hội cho các thành viên gia đình và tính nǎng động, tích cực của gia đình Nếu gia đình không.. .làm điều đó có thể được thay đổi liên quan với sự phát triển và tồn tại sự ốm đau về thể chất và tâm thần Phỏng theo Doherty w.j, Baird MA.Fam Med 8: 15 3-1 56, 1986 Nội trú mới y học gia đình thường thực hiện ở mức độ 1 và 2, trong khi các th y thuốc gia đình hoạt động theo mùa thì thực hiện ở mức 3, 4 Mức 5 đòi hỏi đào tạo đặc biệt về điều trị gia đình, và chỉ một số nhỏ th y thuốc gia đình là . cá nhân và gia đình (3). ĐáNH GIá CáC GIA ĐìNH Quỹ đạo gia đình và hệ gen đồ gia đình (gia hệ) là hai phương tiện đánh giá gia đình. Quỹ đạo gia đình cung cấp các thông tin về các mối quan. Chương 3: Làm việc với các gia đình Nathan Berolzheimer, Susan M. Thrower, and Aleberta Koch - Hatlem Người th y thuốc gia đình có một vai trò độc đáo trong việc kết hợp hai chuyên khoa. th y thuốc với gia đình * Mức Mục tiêu của th y thuốc Hành động của th y thuốc 1. Nhấn mạnh tối thiểu về gia đình Giao tiếp với gia đình là có ích cho những lý do thực hành và y học/ pháp