Trẻ nói mơ khi ngủ? Nhiều trẻ khi ngủ thường hay nói mơ. Lời nói mơ có quan hệ trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Để cho trẻ ngủ ngon hơn và không nói mơ, trước khi trẻ ngủ, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây: Lời nói mơ có quan hệ trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ (google image) Không để trẻ hoạt động mạnh Trẻ nhỏ vốn vô cùng hiếu động và nghịch ngợm. Trẻ có thể hoạt động luôn chân luôn tay cả ngay và ít khi cảm thấy mệt mỏi. Nhưng trước khi trẻ ngủ, nếu hoạt động mạnh sẽ tăng sự hưng phấn của các tế nào thần kinh ở các cơ, những loại hưng phấn này không thể ổn định ngay trong một thời gian ngắn được, trẻ sẽ rất khó đi vào giấc ngủ. Còn nếu trẻ ngủ được thì trạng thái hưng phấn này vẫn còn nằm tại trên não nên hay nằm mộng, hay nói mê, thậm chí còn khoa chân múa tay. Lưu ý về vấn đề ăn uống của trẻ Trước khi ngủ, nếu trẻ ăn quá no, ruột và bao tử cần phải tiêu hóa mạnh. Bao tử đầy thức ăn sẽ không ngừng kích thích đại não, làm đại não sinh ra nhiều kích thích. Nhưng vậy trẻ không thể ngủ ngon, có lúc trẻ khóc thút thít trong đêm, nói mê sảng… Ngoài ra không nên cho trẻ uống cà phê, trà… vì trong những thức uống này có chứa chất kích là hưng phấn thần kinh làm trẻ hay nằm mộng mị. Hãy tạo cho trẻ một cảm giác yên bình trước khi ngủ Trước khi trẻ ngủ không nên trách cứ, càng không nên đánh mắng trẻ, không để trẻ chịu bất cứ một cảm xúc tiêu cực nào, vì những thay đổi tình cảm khác nhau sẽ ảnh hưởng lên cơ thể. Người xưa có câu tục ngữ rất hay: “tức giận làm tổn thương đến gan; vui quá làm tổn thương tim; suy nghĩ quá nhiều sẽ làm tổn thương tỳ vị; bi ai quá sẽ làm hại phổi; khủng khiếp quá sẽ làm hại thận”. Trước khi ngủ mà tức giận sẽ làm trẻ hô hấp gấp, tim đập nhanh dẫn đến ngủ không ngon và tình trạng nằm mộng nói mê. Không nên cho trẻ xem phim hành động, kinh dị trước khi đi ngủ, bởi những loại phim này cũng đem lại sự kích thích mạnh cho thần kinh, thậm chí cả những nỗi sợ hãi cho trẻ. Những kích thích ở thần kinh và những ám ảnh trong tưởng tượng sẽ dẫn đến giấc ngủ trẻ không ngon, tạo ra sự mê sảng hay những cơn ác mộng. Nếu như trẻ khi ngủ hay nằm mộng hoặc nói mê thì cũng không nên gọi trẻ dồn dập làm trẻ giật mình, sợ hãi. Chỉ cần vỗ nhẹ vào người trẻ để trẻ thay đổi tư thế ngủ và hết nói mơ. Nếu trẻ la hét, liên tục nói mê thì người lớn nên ôm trẻ vào lòng và vỗ về để trẻ cảm thấy được che chở, yêu thương, giảm đi sự căng thẳng, sợ hãi và sớm trở lại với giấc ngủ. Nếu tình trạng nặng này vẫn không thuyên giảm, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, sớm tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị cho trẻ. Tóm lại, trước khi trẻ ngủ nên tạo một môi trường ấm áp và yên bình để trẻ cảm thấy an tâm sớm chìm vào giấc ngủ ngon. Sau khi quen dần trẻ sẽ không chịu sự tác động của giấc mơ mà không xảy ra tình trạng nói mê nữa. Theo Parentslink . Trẻ nói mơ khi ngủ? Nhiều trẻ khi ngủ thường hay nói mơ. Lời nói mơ có quan hệ trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Để cho trẻ ngủ ngon hơn và không nói mơ, trước khi trẻ ngủ, bạn. hãi. Chỉ cần vỗ nhẹ vào người trẻ để trẻ thay đổi tư thế ngủ và hết nói mơ. Nếu trẻ la hét, liên tục nói mê thì người lớn nên ôm trẻ vào lòng và vỗ về để trẻ cảm thấy được che chở, yêu. cho trẻ. Tóm lại, trước khi trẻ ngủ nên tạo một môi trường ấm áp và yên bình để trẻ cảm thấy an tâm sớm chìm vào giấc ngủ ngon. Sau khi quen dần trẻ sẽ không chịu sự tác động của giấc mơ