1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BỆNH GÚT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ potx

11 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 518 KB

Nội dung

1. BỆNH GÚT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ nửa đêm thức giấc vì ngón chân cái nóng như lửa đốt, sưng to và rất đau, đặc biệt khi sờ vào. Rất có thể bạn đang bị cơn gút cấp tính. Bệnh gút là gì? Bệnh gút (tiếng Anh là gout, gọi theo âm Hán-Việt là thống phong), hay viêm khớp do gút, là một dạng viêm khớp được đặc trưng bởi cơn đau khớp dữ dội và đột ngột, kèm theo đó là sưng đỏ khớp. Gút là một bệnh khớp phổ biến ở đàn ông trung niên, do khớp bị lắng đọng các tinh thể muối urate trong ổ khớp và các tổ chức quanh khớp. Dù gặp ở đàn ông nhiều hơn, nhưng phụ nữ sau mãn kinh cũng có thể bị bệnh này. Rất may, bệnh gút có thể khỏi hẳn nếu được điều trị đúng. Hơn nữa, gút là một bệnh có thể được dự phòng Triệu chứng biểu hiện Gút hầu như luôn biểu hiện cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường là vào lúc nửa đêm và không có dấu hiệu gì báo trước. Các triệu chứng thường gặp là: Đau khớp dữ dội. Thường xảy ra ở khớp ngón chân cái nhưng các khớp khác cũng có thể bị là khớp bàn chân, cổ chân, bàn tay và cổ tay. Nếu không được điều trị, đau có thể kéo dài 5 - 10 ngày rồi tự mất đi. Khó chịu lui dần trong 1 - 2 tuần, khớp trở lại bình thường. Viêm và đỏ khớp. Khớp bị ảnh hưởng bị sưng đỏ, đau khi sờ vào. Yếu tố nguy cơ Bệnh gút dường như dễ xảy ra ở những người có nồng độ acid uric tăng. Một số yếu tố có thể làm tăng nồng độ acid uric là: Lối sống. Ăn nhiều chất đạm động vật (đặc biệt là tôm, cua) cùng với uống nhiều bia rượu có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gút. Một số bệnh. Có thể gia tăng nguy cơ bị bệnh gút khi mắc một số bệnh nội khoa như: tăng huyết áp không được điều trị, đái tháo đường, tăng lipid máu và xơ vữa động mạch. Một số thuốc. Một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gút là thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (thường được sử dụng điều trị tăng huyết áp) và dùng aspirin liều thấp kéo dài. Các thuốc khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị gút là: pyrazinamide (dùng trong điều trị bệnh lao), cyclosporine (được sử dụng ở những người được ghép tạng với mục đích chống thải ghép), một số thuốc điều trị ung thư. Điều trị bệnh gút Với cơn đau cấp tính. Sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp nghỉ ngơi cho khớp bị đau. Có 3 nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị gút cấp tính là: các loại thuốc kháng viêm như colchicine và các thuốc kháng viêm không steroid như indomethacin, thuốc làm giảm acid uric máu và các thuốc corticosteroid (uống hoặc chích thẳng vào khớp). Với những bệnh nhân bị tăng acid uric trong máu. Bệnh nhân cần theo một chế độ ăn đặc biệt. Thêm vào đó, bệnh nhân cần sử dụng một số thuốc làm giảm acid uric máu (như allopurinol, sulphinpyrazone và probenecid) cho đến khi nồng độ acid uric máu trở về bình thường. Trong thời gian uống thuốc làm giảm acid uric máu, bệnh nhân cần uống nhiều nước để giúp thải acid uric qua đường tiểu được dễ dàng hơn. Phẫu thuật. Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng trong điều trị gút. Thi thoảng, dùng phẫu thuật để lấy đi tophi bị nhiễm trùng hay tophi ảnh hưởng vào cử động khớp. Một số trường hợp khớp bị biến dạng do gút, phẫu thuật giúp cho khớp cải thiện chức năng và cử động của khớp. Phác đồ điều trị mới nhất là kết hợp hai loại thuốc : -Kinotakara :Xuất xứ từ Nhật Bản-Hút và Đào thải acid uric trong máu ngăn chặn các biến chứng vào thận và khớp . Ưc chế Enzim xanthin õydase (đây là enzym gây ra sự hình thành axid uric trong niệu đạo và acid uric trong máu -K-Biogreen :Xuất xứ Malaisya –gồm 60 dưỡng chất đặc biệt giúp phục hồi các tế bào đang bị thương tổn , đào thải acid uric qua đương tiêu hoá . Cân bằng và ổn định tối đa acid uric về mức an toàn 430 micromol/l nhằn ngăn chặn sự lắng đọng urat tránh nguy cơ mắc thêm bệnh thận 2. Bệnh gút nên kiêng những gì? Bệnh gút là một trong những bệnh thấp khớp gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp. Thuật ngữ viêm khớp bao gồm hơn 100 bệnh phong thấp ảnh hưởng đến khớp, cơ, xương cũng như các mô và các cấu trúc khác. Bệnh gút chỉ chiếm khoảng 5% trong số mọi trường hợp viêm khớp. Đôi khi bệnh gút “giả” cũng bị coi là bệnh gút vì có những triệu chứng tương tự như viêm, tuy nhiên, bệnh gút “giả” cũng còn có tên là bệnh ứ đọng phốt phát canxi ở sụn (chondrocalcinosis) chứ không ứ đọng uric acid như trong bệnh gút thật. Vì thế, điều trị bệnh gút “giả” có hơi khác. Uric acid là sản phẩm thoái hóa của purine, chất này có trong các mô trong cơ thể và có ở nhiều loại thức ăn. Bình thường, uric acid hòa tan trong máu và đi qua thận để đào thải ra ngoài trong nước tiểu. Nếu cơ thể tăng sản sinh ra uric acid hay thận không đào thải được nhiều uric acid như cần thiết thì nồng độ uric acid tích tụ trong máu (gọi là tăng uric trong máu); hệ quả này cũng có thể xảy ra khi ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng cao purine như gan, đậu đỗ khô, cá trồng (thuộc họ cá trích), nước xốt. Tăng uric acid trong máu không phải là một bệnh và bản thân nó không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu quá nhiều uric acid thì tất yếu sẽ hình thành các tinh thể và làm cho bệnh gút phát sinh. Quá nhiều tinh thể tích tụ ở khoang khớp sẽ gây viêm. Sự ứ động uric acid có thể ở dạng cục dưới da quanh khớp và cả ở vành tai. Ngoài ra, tinh thể uric acid còn có thể tích tụ ở thận và gây ra sỏi thận; bệnh gút tiên phát ở cả khớp ngón chân cái, khoảng 75% số bệnh nhân. Gút cũng có thể phát triển ở khớp bàn chân, cổ chân, gót chân, đầu gối, cổ tay, các ngón tay và khuỷu tay. Bệnh có thể diễn biến qua 4 giai đoạn: Giai đoạn tăng uric acid trong máu, ngoài ra không có triệu chứng gì khác: ở giai đoạn này không cần điều trị. Gút cấp tính hay viêm khớp do gút cấp: tăng uric acid đã tạo nên các tinh thể ở các khoang khớp, gây đau đột ngột và sưng khớp, có thể có cảm giác nóng và rất đau khi sờ mó. Cơn đau cấp thường xảy ra về ban đêm và đau do những sự cố gây stress, do rượu hay có bệnh nào đó. Đau thường giảm đi trong vòng 3-10 ngày, kể cả khi không điều trị và cơn đau tiếp theo có thể không xảy ra trong nhiều tháng hay nhiều năm. Tuy nhiên, theo thời gian, những cơn đau có thể kéo dài hơn và thường xuyên hơn. Giữa các đợt đau khớp: có thể không có triệu chứng gì và chức năng khớp vẫn bình thường. Bệnh gút mạn tính: giai đoạn khó chịu nhất của bệnh gút và thường kéo dài nhiều năm, có khi tới 10 năm. Thường xuyên đau ở khớp bị bệnh và đôi khi đau cả ở thận. Điều trị đúng thì phần lớn bệnh nhân không phát triển bệnh tới giai đoạn này. Những nguyên nhân gây ra bệnh gút: một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sự phát triển tăng uric acid trong máu: Di truyền có thể có vai trò gây ra nguy cơ vì có tới 18% bệnh nhân gút có tiền sử gia đình có bệnh. - Giới và tuổi tác có liên quan đến nguy cơ phát sinh bệnh, nam dễ bị bệnh hơn nữ và thường gặp ở người trưởng thành hơn là ở trẻ em. - Người quá cân dễ bị tăng uric acid trong máu và dễ bị gút hơn vì các mô chuyển hóa và phân hủy nhiều hơn dẫn đến sự sản sinh quá nhiều uric acid. - Uống quá nhiều rượu có thể gây tăng uric acid trong máu vì cản trở sự đào thải uric acid ra khỏi cơ thể. Bệnh nhân gút không nên ăn nhiều thịt bò. Sau một bữa tiệc thịnh soạn với đầy rượu thịt, nếu có cơn đau dữ dội nổi lên ở các khớp, nhiều khả năng là bạn đã bị bệnh gút (thống phong). Bệnh xuất hiện do hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, triệu chứng điển hình là nổi u cục hoặc viêm ở các khớp. Tiến sĩ Nguyễn Thị Bay, Đại học Y dược TP HCM, cho biết, các u cục có đường kính từ vài mm đến nhiều cm, không đau, thường xuất hiện ở khớp ngón chân, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, sụn vành tai Đôi khi, chỗ da bọc khối u bị loét và chảy nước vàng. Còn tình trạng viêm thường xuất hiện ở các khớp bàn chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, diễn tiến chậm và gây đau nhẹ (trừ những cơn đau cấp sau bữa ăn có nhiều rượu thịt). Bệnh gút tiến triển trong 10-20 năm. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân mất khả năng vận động, có nhiều biến chứng ở thận, suy kiệt dần, có thể dẫn đến tử vong. Để phòng tránh và hạn chế sự phát triển của bệnh gút, cần kiêng rượu và các chất kích thích như cà phê, ớt. Hạn chế dùng bia và các thức ăn nhiều đạm như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản. Nên ăn nhiều hoa quả và rau; uống các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat. Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón. Những người bị gút có thể làm giảm triệu chứng bệnh bằng cách hái lá sake già để nấu nước uống thay trà hằng ngày (hoặc nhúng lá tươi vào nước sôi rồi đem phơi khô, nấu lấy nước uống). - Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin có thể làm nặng thêm bệnh ở một số người. - Thiếu hụt endim tham gia vào phân hủy purine gây ra bệnh gút ở một số ít người, nhiều người trong số này có tiền sử gia đình bị bệnh gút. - Có người dùng một số thuốc hay có một số bệnh nào đó có nguy cơ bị tăng uric acid trong dịch cơ thể, ví dụ những loại thuốc sau đây có thể dẫn đến tăng uric acid trong máu vì giảm khả năng đào thải uric acid của cơ thể: thuốc lợi tiểu, salicylat hay các thuốc chống viêm tạo ra từ salicylate như aspirin, vitamin niacin còn gọi là nicotinic acid, thuốc ức chế hệ miễn dịch cyclosporine và kiểm soát sự đào thải mảnh ghép của cơ thể, thuốc levodopa hỗ trợ dẫn truyền thần kinh dùng cho bệnh Parkinson. Điều trị: nếu điều trị đúng phương pháp, hầu hết bệnh nhân gút có thể kiểm soát được các triệu chứng và vẫn có thể làm việc. Có thể dùng liệu pháp duy nhất hay phối hợp. Mục đích của điều trị là giảm đau trong những đợt cấp để phòng ngừa các đợt sau và tránh sự tạo thành các tinh thể uric acid và sỏi thận. Điều trị có hiệu quả thì có thể giảm được các triệu chứng và cả tổn thương lâu dài ở khớp bệnh, tức là giúp phòng ngừa sự tàn tật do gút gây ra. Dùng thuốc chống viêm không có nhân steroid (NSAID) hay colchicine uống liều nhỏ hàng ngày để phòng ngừa các cơn đau khớp sau này. Cũng có thể dùng allopurinol (zyloprim) hay probenecid (Benemid) để điều trị tăng uric acid trong máu và giảm tần suất các đợt đau đột ngột và sự tạo thành các tinh thể. Không có tài liệu nào nói đến việc phải kiêng quan hệ tình dục nếu bị gút; tất nhiên nên tránh khi có đợt cấp tính và cần lựa chọn tư thế tình dục thích hợp khi bị đau khớp. 3.NGYÊN NHÂN CƠ CHẾ CỦA BỆNH GOUT NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ BỆNH GOUT TẠI VIỆN YHOC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TẠI MOSCOW Hiện nay trên thế giới căn bệnh này ngày càng gia tăng số người mắc phải, Các phương pháp điều trị ở hầu hết các bênh viện đều chú trọng tập chung điều trị triệu chứng là chính,các thuốc hiện nay chủ yếu chống viêm tại ổ khớp và giảm đau, đó là một sai lầm căn bản. Gan là một tạng lớn của cơ thể về chức năng của nó đến nay con người vẫn chưa khám phá hết-vẫn còn nhiều bí ẩn phía trước. GAN làm nhiệm vụ chuyển hóa một trong những nhiệm vụ chuyển hóa protein bi rối loạn -đến giai đoạn axit amin nhân purine thi bị rối loạn tế bào gan không sản xuất đủ men để chuyển hóa tiếp khi axit amin nhân purine dư thừa thì nồng độ axit uric tăng cao trong máu gây lắng đọng những hạt tinh thể tạo ra các u-cục tophi . để giải quyết vấn đề này bài toán đạt ra là phải phục hồi chức năng của tế bào gan để< đốt>hết chuyển hóa hêt phần axit uric thừa sang ure và nước tiểu.khi ấy bài toán được giải quyết. chúng tôi đã giai được bài toán này bằng y học cổ truyên việt nam phương pháp được đặt tên là liệu pháp TOSSPALL nghĩa là làm sạch gan tái tạo và phục hồi chức năng vốn có của tế bào gan. giai đoạn một chúng tôi đưa ra khỏi buồng gan của người mắc bệnh gout một lượng sỏi bùn ma thành phần chủ yếu là muối mật và cạn sỏi cholesterol khoảng từ 50g đến 120g sỏi những đám sỏi bùn này nằm lâu ngày gây ứ trệ cho chuyển hóa của gan. sau khi buồng gan đã được làm sạch chúng tôi tiến hành giai đoạn 2 là phục hồi chức năng hoat động của gan những cơ chế và căn nguyên của bệnh đã được giải quyết Một điều may mắn là những nguyên liệu và dược liệu đều là cuả việt nam mà chúng tôi đã làm thành công tại viên y học cổ truyền việt nam tại liên bang nga. Chúng tôi sẽ lần lượt đãng những thông tin về cơ chế và phương pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này mà viện chúng tôi đã làm được trên các báo cáo khoa học trong nước 4. CHỮA BỆNG GOUT KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC Gout can be cured by drink Black or Blue Cherry Juice Cách đây không lâu, gọi hỏi thăm sức khỏe của một người bạn thân đang cư ngụ tại SJ, tôi dược biết bạn mình đang bị đau khổ vì bệnh GOUT hành-hạ Bạn tôi cho biết rằng nhiều người khi lớn tuổi thường hay mắc bệnh này và tệ hơn nữa là hiện nay DƯỜNG NHƯ chưa có cách điều trị cho tuyệt bệnh mà chỉ có cách tiếp tục UỐNG THUỐC . Bạn còn cho biết thêm rằng nếu chỗ khớp xương nào đau quá thì đến phòng mạch BS để được chích vào chỗ đó 1 mũi thuốc khá đắt tiền, và tuy dù có Medicare, bạn vẫn phải trả $100 Co-Pay cho một mũi chích mà thuốc chỉ có công hiệu giảm đau trong khoảng 1 hai tuần. Nhưng có điều may mắn là tại SJ nơi bạn tôi đang cư ngụ có một MD gốc Trung-Hoa không lấy Co-Pay nên vị BS này rất đông thân chủ gốc Việt. Nghe thấy căn bệnh này từ khá lâu, nhưng đến nay mới có dịp tìm hiểu thêm và xin gửi tới các bạn những tài liệu tham khảo dưới đây để TÙY NGHI áp-dụng theo trí phán xét của mỗi cá nhân. Kẻ hèn này KHÔNG có dụng-ý nào khác ngoài mục đích muốn thay lời thăm hỏi thân-tình bằng những lời GÓP Ý để Bạn và những người đang đau khổ vì bệnh GOUT có thể tận-dụng dược-tính đặc biệt của BLUE CHERRY JUICE để uống thay thế cho nước giải khát mà lại có công hiệu giải trừ những đau đớn của bệnh GOUT. Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu nguyên-nhân, nguồn bệnh, biến chứng, phòng ngừa và cách điều trị đang được áp-dụng từ trước tới nay. Cuối cùng là cách CHỮA BỆNH GOUT KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC trong mục số (6) bên dưới . a. Nguyên nhân của bệnh Gout: - Bệnh này do nồng độ ACID URIC trong máu tăng quá cao. - Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. - Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm. - Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp. Một số tình trạng khác, gọi là giả Gout, cũng làm lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể acid uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate. Bệnh giả Gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân. b. Nguồn bệnh Những hoàn cảnh và lý do sau đây có thể làm tăng acid uric máu cũng như tăng nguy cơ bệnh Gout: - Đa số lý do là vì đã uống nhiều Rượu, đặc biệt là rượu BIA. - Một số bệnh và vài thứ thuốc dùng để điều trị các bệnh khác cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gout, như tăng huyết áp, Diabetes, High Chloresterol và ngay cả ít vận động,… cũng làm tăng acid uric. - Một vài loại thuốc như thiazide, aspirin liều thấp và cyclosporine - Một phần tư (25%) số bệnh nhân bị Gout là do di-tuyền. - Nam giới thường thấy mắc bệnh Gout nhiều hơn nữ giới. c. Biến chứng Một số bệnh nhân bị Gout tiến triển đến viêm khớp mạn tính, thường có sự thay đổi màu do lắng đọng các tinh thể dưới da cọi là sạn urat (tophi). Một số ít có thể bị sỏi thận. d. Điều trị - Thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau như Indomethacin (Indocin) hoặc các thuốc bán tự do ở nhà thuốc như Ibuprofen (Advil, Motrin,…). - Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các kháng viêm có Steroid như prednisone Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn về cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu điều trị kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dàt tá tràng. - Trường hợp bạn bị cơn Gout nặng, bác sĩ có thể cho bạn dùng Colchicin hoặc chích Cortisone thẳng vào khớp (như đã giới thiệu về một MD gốc TH tại SJ trong phần mở đầu). e. Phòng ngừa Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn Gout. Nếu bạn bị Gout, bác sĩ của bạn sẽ cho bạn dùng một số thuốc giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này. Các thuốc này gồm có Allopurinol (Zyloprim, Aloprim) và Probenecid (Benemid) dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất acid uric. Việc duy trì nồng độ acid uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh Gout lâu dài và hiệu quả nhất. f. CHỮA BỆNH GOUT KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC: Có khá nhiều tài liệu chứng minh về DƯỢC tính của Black Cherry có khả năng làm giảm thiểu sự đau đớn vì các bệnh đau khớp xương và đặc biệt là bệnh GOUT . Xin giới thiệu một tài liệu tiêu-biểu, rõ ràng và dễ hiểu hon cả: Mời Click ===> http://coachlevi.com/health/relieve-joint-pain-with-black-cherry-juice/ [...]... Nhưng chính tôi đã đi tìm và thấy những chai nhỏ 8 oz Concentrate Black Cherry , được bầy bán trong những Grocery Stores (như Fred Meyers, Safeway) với giá $3.99/ea Bạn có thể mua một vài chai đem về pha nước rồi uống thử nếu thấy hiệu-nghiệm thì có thể tiếp tục mua Online với giá rẻ hơn với giá $5.53 một chai 16 oz (Nếu mua trên $65 thì không phải trả tiền Shipping cost.) Click vào đây để mua Online... Shipping cost.) Click vào đây để mua Online 16oz Bottle ===> http://www.iherb.com/Search.aspx?kw=black%20cherry CÁCH UỐNG: - Pha 1 phần Black Cherry Concentrate đó với 5 phần nước - Hãy uống như một loại nước giải khát thông thường (Coke, Soda ) Thân chúc quý bạn khỏi đau vì GOUT bằng một cách chữa trị ít tốn kém . 1. BỆNH GÚT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ nửa đêm thức giấc vì ngón chân cái nóng như lửa đốt, sưng to và rất đau, đặc biệt khi sờ vào. Rất có thể bạn đang bị cơn gút cấp tính. Bệnh gút là gì? Bệnh gút. tăng nguy cơ bị bệnh gút. Một số bệnh. Có thể gia tăng nguy cơ bị bệnh gút khi mắc một số bệnh nội khoa như: tăng huyết áp không được điều trị, đái tháo đường, tăng lipid máu và xơ vữa động. pyrazinamide (dùng trong điều trị bệnh lao), cyclosporine (được sử dụng ở những người được ghép tạng với mục đích chống thải ghép), một số thuốc điều trị ung thư. Điều trị bệnh gút Với cơn đau cấp

Ngày đăng: 31/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w