Các trường phục vụ sinh viên thuộc các nhóm người thiểu số Bài báo này, biên soạn từ các trang web được nêu ra ở đây và các nguồn khác, cung cấp thông tin về các trường đại học phục vụ sinh viên từ ba cộng đồng thiểu số lớn: người Mỹ gốc Phi, người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha, và người Mỹ da đỏ. Trường phục vụ các nhóm người thiểu số là các trường đại học và cao đẳng thuộc phạm trù khác (đại học công lập, trường tư thục, trường công giáo, trường nghệ thuật và cao đẳng cộng đồng) có mối quan tâm đặc biệt đến việc phục vụ nhu cầu của một đối tượng người thiểu số. Các trường này có truyền thống lịch sử hoặc được chỉ định phục vụ một nhóm sinh viên cụ thể nào đó, nhưng thường cũng phục vụ cả sinh viên không thuộc nhóm đó. Họ đã thành lập ra các tổ chức những người cùng chung mối quan tâm như thế. Có ba nhóm trong đó các thành viên thích hợp với phạm trù này là Hiệp hội các trường đại học dành cho người Mỹ gốc Phi (HBCUs); Hiệp hội các trường cao đẳng, đại học dành cho cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha (HACU); và Consortium Giáo dục đại học dành cho người da đỏ (AIHEC), Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng dành cho người da đỏ. Ngoài ra còn có nhiều nhóm khác cũng hoạt động nhằm giúp đỡ các trường đại học, cao đẳng phục vụ các đối tượng da màu. Trường đại học, cao đẳng dành cho người Mỹ gốc Phi Theo nội dung Sáng kiến của Nhà Trắng về các trường đại học cao đẳng dành cho người Mỹ gốc Phi: HBCUs là một thành tựu và niềm tự hào lớn của cộng đồng người Mỹ gốc Phi cũng như của cả nước. Hiệp ước giáo dục đại học năm 1965, như đã được tuân chính, định nghĩa HBCUs là: “… bất cứ trường đại học, cao đẳng nào thành lập trước năm 1964 có nhiệm vụ chính là đào tạo người Mỹ gốc Phi, và được một cơ quan hoặc một hiệp hội kiểm định cấp quốc gia, do Bộ trưởng [Bộ Giáo dục] cho phép kiểm định, công nhận là đáng tin cậy về mặt chất lượng đào tạo hoặc có tiến bộ đáng kể theo hướng kiểm định”. Trong tuyên bố hồi tháng 9/2005, chọn tuần lễ 11-17/9/2005 là Tuẫn lễ Lịch sử Quốc gia về các trường đại học cao đẳng dành cho người Mỹ gốc Phi, Tổng thống George W. Bush ca ngợi các trường đại học, cao đẳng dành cho người Mỹ gốc Phi vì các tiêu chuẩn chất lượng cao của họ, vì đã giúp cho sự thành công của các thế hệ mới lớn, và vì đã giúp hoàn thành lời hứa với nhà nước về giáo dục bình đẳng. Tổng thống nói rằng: “Nhờ giữ được các tiêu chuẩn cao về sự ưu việt trong bình đẳng giáo dục cho mọi người dân Hoa Kỳ, các trường được đánh giá cao này giúp bảo đảm rằng mọi công dân của chúng ta đều có thể phát triển hết tiềm năng của mình và trông đợi vào một tương lai rạng rỡ và đầy hy vọng”. Tổng thống tiếp tục: “Chúng ta tiếp tục đấu tranh tiến tới một xã hội mà ở đó mọi người đối xử bình đẳng với nhau”. Phần đông trong số 105 trường đại học, cao đẳng dành cho người da đen đều nằm ở các bang miền tây nam, Quận Columbia, và quần đảo Virgin. Trong đó có 40 trường đại học công lập học bốn năm, 11 trường công học hai năm, 49 trường đại học tư học bốn năm, và 5 trường tư học hai năm. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong chuyên san đặc biệt về Tuần lễ Giáo dục cao đẳng/đại học dành cho người Mỹ gốc Phi ở địa chỉ sau http://usinfo.state.gov/scv/Archive/2005/Sep/26-25608.html. Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng dành cho người nói tiếng Tây Ban Nha Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng dành cho người nói tiếng Tây Ban Nha (HACU) được thành lập năm 1986 với 18 trường thành viên. Ngày nay, HACU đại diện cho hơn 400 trường đại học, cao đẳng phục vụ việc đào tạo đại học cho cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ, Puerto Rico, châu Mỹ La tinh, và Tây Ban Nha. Mặc dù các trường thành viên của HACU chỉ chiếm chưa tới 10% các trường đại học ở Hoa Kỳ, nhưng lại có đến hơn ba phần tư sinh viên đang theo học tại trường đại học dành cho người nói tiếng Tây Ban Nha. HACU là hiệp hội giáo dục quốc gia duy nhất đại diện cho các trường phục vụ cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha (HSIs). Tại 205 HSIs, sinh viên nói tiếng Tây Ban Nha chiếm hơn 25% số sinh viên theo học tại đây. Ở các trường thành viên khác dưới 25% sinh viên là người nói tiếng Tây Ban Nha. Xem trên trang web http://www.hacu.net/hacu/Default_EN.asp. Sáng kiến của Nhà Trắng về các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đỏ Nhận biết được vai trò quan trọng của các trường đại học, cao đẳng dành cho người da đỏ trong cộng đồng người dân này, cho nên vào ngày 3/7/2002, Tổng thống đã ký Chỉ thị 13270 về các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đỏ. Chỉ thị đã thành lập Ban Tư Vấn cho Tổng thống về các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đỏ và Sáng kiến của Nhà Trắng về các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đỏ. Tổng thống nói rằng: Các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đỏ giúp bảo tồn các truyền thống ngôn ngữ và văn hóa không gì thay thế được. Cùng một lúc các trường này đem lại cho hàng ngàn sinh viên một nền giáo dục đại học chất lượng cao, các chương trình đào tạo nghề thiết thực và các phương tiện phát triển kinh tế khác cho cộng đồng người da đỏ… Tất cả người dân Mỹ đều xứng đáng được hưởng một nền giáo dục tối ưu nhất, trong đó có cả những người theo học ở các trường đại học, cao đẳng dành cho người da đỏ. Ở Hoa Kỳ, có 34 trường dành cho người da đỏ được liên bang công nhận. Các trường này chủ yếu tọa lạc ở các bang miền Trung Tây và Tây Nam, phục vụ xấp xỉ 30.000 sinh viên toàn thời gian và bán thời gian. Các trường này cấp bằng cao đẳng cho 200 ngành khác nhau và một số cấp bằng cử nhân và thạc sĩ. Họ cũng cấp khoảng 200 loại chứng chỉ học nghề. Mặc dù các trường dành cho người da đỏ này chỉ chấp nhận sinh viên người Mỹ bản địa, nhưng họ cũng đã giới thiệu được một khía cạnh đặc biệt của giáo dục đại học Hoa Kỳ. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở: http://www.whitehouse.gov/news/releases/2002/07/20020703- 16.html. 50 năm sau vụ kiện Brown: Vì sao các trường đại học, cao đẳng dành cho người Mỹ gốc Phi vẫn còn phù hợp? Beverly Daniel Tatum Beverly Daniel Tatum viết về vai trò của các trường đại học dành cho người Mỹ gốc Phi trong việc khẳng định bản sắc của sinh viên Mỹ gốc châu Phi, đồng thời tạo cơ hội cho họ gặp gỡ sinh viên từ nhiều thành phần xuất thân và quan điểm khác nhau. Bà là Hiệu trưởng trường Đại học Spelman ở Thành phố Atlanta, bang Georgia, và tác giả của cuốn “Tại sao tất cả trẻ em da đen lại ngồi cùng nhau trong quán ăn?” (Why Are All The Black Kids Sitting Together In The Cafeteria?) và Các cuộc đối thoại khác về chủng tộc (Những cuốn sách cơ bản, 2003) Tôi sinh năm 1954, chỉ bốn tháng sau quyết định của Tòa án Tối cao về vụ Brown kiện Hội đồng Giáo dục, xóa bỏ quyết định “riêng rẽ nhưng vẫn bình đẳng” trong việc phân biệt đối xử tại trường học. Tôi bước vào cuộc sống thực tế ở Tallahassee, bang Florida, nơi cha tôi giảng dạy tại khoa nghệ thuật của trường đại học Floria A&M. Ông muốn lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Tổng hợp bang Florida, nhưng đến năm 1954 bang Florida vẫn không chấp nhận nghiên cứu sinh người da đen. Thay vào đó họ trả phí đi lại cho ông đến Pennsylvania, và ông hoàn thành luận án tiến sĩ tại trường Đại học Tổng hợp bang Pennsylvania. Một năm sau ông trở thành giáo sư da đen đầu tiên ở Đại học thành phố Bridgewater, thuộc Thành phố Bridgewater, bang Massachusetts, nơi tôi lớn lên. Ngày nay, trường Đại học Thành phố Bridgewater đã có vị hiệu trưởng da màu đầu tiên, và đến tháng 2 năm 2004 thì tôi, một phụ nữ da đen, đã đọc bài diễn văn khai mạc hội nghị giáo dục đại học tổ chức tại bang Florida. Nếu như vào năm 1954, những sự kiện như thế này là điều không tưởng. Là một nhà giáo dục với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy về phân biệt chủng tộc ở các trường dành cho người da trắng và hiện là hiệu trưởng trường Đại học Spelman, trường đại học dành cho người Mỹ gốc Phi lâu đời nhất, tôi đã hiểu được ý nghĩa của vụ Brown kiện Hội đồng Giáo dục qua một lăng kính mới. Giống như nhiều trường đại học, cao đẳng dành cho người da đen, trường Đại học Spelman phải đối mặt với sự cạnh tranh mới về sinh viên với các trường đại học, cao đẳng dành cho người da trắng vốn trước đây không tuyển sinh viên da màu. Tuy nhiên sự cạnh tranh ngày càng tăng này đã thúc đẩy những bước phát triển quan trọng ở trường Spelman. Trong suốt kỷ nguyên sau vụ Brown, người ta chủ động khuyến khích các giáo sư nâng cao khả năng nghiên cứu và xuất bản sách, và tạo ra được nhiều nguồn học bổng mới. Những nỗ lực vận động các khoản hiến tặng thành công đã làm ổn định tài chính và cấp kinh phí để xây các khu ký túc xá và học xá – tạo ra một môi trường mỗi năm thu hút khoảng 4.000 phụ nữ trẻ có tài đến ứng thí để chọn ra 525 sinh viên cho các lớp năm nhất của chúng tôi. Tại sao các trường đại học dành cho người da đen như trường Spelman không những vẫn còn phù hợp mà còn được nhiều sinh viên da đen giỏi lựa chọn? Việc chọn trường phản ánh cá tính của bạn – một sự khẳng định xem bạn tự đánh giá mình ra sao, bạn đang là ai và bạn muốn trở thành người như thế nào. Sinh viên thường bị thu hút bởi môi trường mà ở đó họ được thể hiện chính mình theo những cách mạnh mẽ nhất, những nơi mà họ cảm nhận mình là trung tâm của trường mình. Cách đây vài năm, tôi có phỏng vấn các sinh viên chọn học ở một trường đại học dành cho người da đen trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu của mình về sự phát triển bản sắc chủng tộc của sinh viên đại học da đen nổi lên chủ yếu trong cộng đồng người da trắng. Một phụ nữ trẻ khi nhận xét về những trải nghiệm của mình ở trường đại học dành cho người da đen đã nói rằng: “Cô biết đấy, em thật sự hạnh phúc khi bước vào ngôi trường mà em biết chắc rằng ‘Nơi này dành cho em’”. Không có nhiều những nơi mà một phụ nữ da đen có thế nói như thế trên đất nước Hoa Kỳ. Tầm quan trọng của việc khẳng định cá tính trong việc chọn trường không thể đánh giá thấp được. Mặc dù hầu hết cơ sở của các trường đại học hiện nay đều đa dạng hơn so với năm 1954, nhưng các trường đều vẫn đang cố gắng hiểu được những kiến thức sơ đẳng của việc tạo ra môi trường thực sự bao quát để thúc đẩy tiềm năng về trí tuệ và lãnh đạo của sinh viên phát triển lên mức cao nhất. Những kiến thức sơ đẳng đó đang khẳng định bản sắc, xây dựng cộng đồng và hun đúc tinh thần lãnh đạo, ba chiều hướng quan trọng trong môi trường học tập hiệu quả ở mọi mức độ đào tạo. Việc chuyển các kiến thức sơ đẳng này thành hành động đòi hỏi chúng ta phải lần lượt hỏi nhau những câu hỏi quan trọng sau: Ai đại diện cho môi trường của chúng ta? Trong bức tranh này còn thiếu những ai? Còn những cơ hội nào để xây dựng cộng đồng, khuyến khích đối thoại trong sự khác biệt này? Sinh viên để tâm vào việc mài giũa các kỹ năng lãnh đạo trong bối cảnh đa dạng như thế nào? Là một chuyên gia về các quan hệ chủng tộc, tôi thường được hỏi vì sao tôi chọn việc lãnh đạo một ngôi trường “đồng tính” như trường đại học Spelman. Dĩ nhiên, câu trả lời được dựa trên một giả định chưa đầy đủ. Mặc dù 97% sinh viên của chúng tôi được phân loại về chủng tộc là “người da đen”, nhưng thành phần sinh viên ở đây lại khá đa dạng. Sinh viên của trường Spelman xuất thân từ mọi vùng trên nước Mỹ và nhiều nước khác, từ những vùng ngoại ô và nông thôn của người da trắng lẫn người da đen. Tất cả các vùng của người châu Phi tản cư đều có sinh viên theo học tại trường và những trải nghiệm, quan điểm đa dạng của các phụ nữ theo học tại các trường đại học, cao đẳng này đã tạo ra nhiều cơ hội đối thoại. Đã có một giai đoạn phát triển trong cuộc sống của những người trẻ da màu này khi việc đối thoại “trong cùng nhóm” có thể quan trọng như, hoặc có lẽ đôi khi quan trọng hơn đối thoại “giữa các nhóm”. Và, thậm chí trong bối cảnh của HBCU, có thể tạo cơ hội cho cả hai. Nhiều người trong chúng ta ảo tưởng rằng trường đại học là nơi mà mọi sinh viên đều có cơ hội và được động viên để đạt được kết quả theo tiêu chuẩn cao. Đó là ảo tưởng về các cộng đồng đa sắc tộc tiêu biểu cho các mối quan hệ vô tư và bình đẳng. Đó còn là ảo tưởng về nền giáo dục không chỉ thúc đẩy sự phát triển trí tuệ bằng cách trang bị cho sinh viên lối tư duy phê phán, nói, viết và lý giải định lượng, mà còn cung cấp cho sinh viên những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để tham gia có hiệu quả vào một xã hội đa dạng. Những môi trường giáo dục lý tưởng như thế không bao giờ tồn tại trên diện rộng ở xã hội Hoa Kỳ - hoặc là theo như tôi được biết, ở bất cứ nơi đâu. Nhưng ảo tưởng này đang được lên kế hoạch. . Các trường phục vụ sinh viên thuộc các nhóm người thiểu số Bài báo này, biên soạn từ các trang web được nêu ra ở đây và các nguồn khác, cung cấp thông tin về các trường đại học phục vụ sinh. vụ sinh viên từ ba cộng đồng thiểu số lớn: người Mỹ gốc Phi, người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha, và người Mỹ da đỏ. Trường phục vụ các nhóm người thiểu số là các trường đại học và cao đẳng thuộc. định phục vụ một nhóm sinh viên cụ thể nào đó, nhưng thường cũng phục vụ cả sinh viên không thuộc nhóm đó. Họ đã thành lập ra các tổ chức những người cùng chung mối quan tâm như thế. Có ba nhóm