Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào? Mô hình kinh doanh là một vấn đề rất hay được bàn đến cả trong công việc thực tế cũng như trong các khóa học về quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi người hiểu mô hình kinh doanh theo một cách riêng. Trên thực tế, mô hình kinh doanh bắt đầu được bàn luận nhiều trong khoảng 15 năm gần đây, kể từ khi internet bắt đầu tạo nên nhiều cơ hội và cách thức kinh doanh mới. - Chúng ta nói rất nhiều về mô hình kinh doanh, nhưng lại không có một định nghĩa nào về khái niệm này. Bà thấy có cần thiết phải đưa ra một giải thích rõ ràng cho mô hình kinh doanh không? McGrath: Tôi nghĩ là có. Hiện tại "mô hình kinh doanh" được nhắc đến rất nhiều nhưng với những nghĩa hoàn toàn khác nhau. Có người cho đó là chiến lược, cũng có người cho đó là xây dựng lại quy trình hoạt động, v.v. Tôi muốn nói về mô hình kinh doanh một cách đơn giản và cụ thể. Khi nói đến mô hình kinh doanh, tôi tập trung vào hai khía cạnh. Thứ nhất: khách hàng thanh toán cho bạn vì điều gì? Nói cách khác, bạn đang bán cái gì cho khách hàng, dịch vụ, sản phẩm, hay một cái gì khác. Thứ hai, những yếu tố nào quyết định hiệu quả kinh doanh của bạn và bằng cách nào bạn tác động lên những yếu tố này. Như vậy, bạn có thể thay đổi mô hình kinh doanh của mình bằng cách thay đổi một trong hai khía cạnh, hoặc cả hai. GS. Rita Gunther McGrath - Vì sao sáng tạo mô hình kinh doanh mới thời gian gần đây lại trở thành một đề tài được nhiều người quan tâm như vậy? Tôi nghĩ có 3 lý do chính. Thứ nhất, môi trường kinh doanh đang biến đổi ngày càng nhanh hơn. Vòng đời của sản phẩm và thiết kế ngày càng ngắn. Khi những thay đổi ngày càng nhanh hơn, người ta nhận thấy rằng cần phải có những cách thức hoạt động mới. Nguyên nhân thứ hai là tính chất mới của sự cạnh tranh, mà tôi gọi là cạnh tranh liên ngành. Ngày nay sự cạnh tranh có thể đến từ bất cứ đâu, không nhất thiết chỉ trong ngành công nghiệp bạn đang hoạt động. Một ví dụ điển hình là khả năng của máy iPad có thể đe dọa đến bất kỳ thiết bị điện tử hiển thị nào, ví dụ như khung ảnh số. Cuối cùng, ngày nay chính những mô hình kinh doanh mới, chứ không đơn giản là sản phẩm mới, đã chứng tỏ khả năng đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Ví dụ, những của hàng đồ chơi buôn bán lẻ đang gặp khó khăn nghiêm trọng, nhưng Build-a-Bear lại có thể kích thích nhiều người trả những món tiền không nhỏ để có thể tự thiết kế đồ chơi cho riêng họ. Đây là một ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh mới dựa trên sản phẩm cũ. (Chú thích của tòa soạn: Build-A-Bear Workshop®, Where Best Friends Are Made® là một công ty sản xuất đồ chơi với một mô hình kinh doanh độc đáo. Khách hàng truy cập vào website của công ty và có thể tự thiết kế các món đồ chơi làm quà tặng, dựa trên các mô hình gấu bông, chó mèo và các mẫu con thú khác mà công ty cung cấp sẵn. Ngoài ra, khách hàng còn có thể lựa chọn thêm các vật trang trí, quần áo, khăn choàng khác nhau, với các mẫu mã đa dạng trong thư viện của công ty để tô điểm cho món quà của mình. Như vậy, khách hàng trả tiền cho những món hàng này và tự tay thiết kế những đồ chơi đẹp mắt, dễ thương thành những quà tặng có ý nghĩa.) - Có những dấu hiệu nào chứng tỏ mô hình kinh doanh hiện tại sắp sửa đối mặt với những khó khăn? Một trong những dấu hiệu đầu tiên đó là những cải tiến của mô hình kinh doanh hiện tại đem lại càng ngày càng ít lợi ích. Nếu nhân viên của bạn gặp khó khăn đưa ra những cải tiến nhỏ, đó chính là một dấu hiệu rõ nét. Dấu hiệu thứ hai là khi khách hàng của bạn càng ngày càng dễ chấp nhận những cải tiến mới. Cuối cùng, cũng là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất, đó là khi lợi nhuận cũng như doanh thu của bạn tăng ngày càng chậm, hoặc thậm chí giảm. Nói chung, tôi cho rằng luôn có nhiều dấu hiệu cho thấy mô hình kinh doanh hiện tại đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường bị lờ đi hoặc ít được chú ý. Nguyên nhân chính là vì trong phần lớn công ty, những lãnh đạo nắm giữ những vị trí chủ chốt một phần nhờ vào thành công của họ trong việc triển khai mô hình kinh doanh hiện tại. Và do đó, thật khó khăn để họ đặt câu hỏi về tính đúng đắn và lâu dài cho những mô hình kinh doanh mà chính họ đã phát triển và thành công. Thông thường, khi họ nhận thấy những câu hỏi như thế là cần thiết thì đã muộn để sửa chữa sai lầm. - Những mô hình kinh doanh nào chúng ta nên tránh? Chúng ta nên tránh những mô hình kinh doanh trong đó người dùng chỉ mua sản phẩm một lần và chấm hết! Ngoài ra, bạn cần phải hiểu rõ nguồn doanh thu chính. Rất nhiều công ty bắt đầu công việc kinh doanh của mình bằng cách đưa ra nhiều sản phẩm miễn phí. Trong một số trường hợp, đó là một lựa chọn tốt nếu như chi phí sản phẩm thấp. Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa, bạn cần có những kế hoạch và lựa chọn cụ thể về nguồn doanh thu của mình. - Những công ty cần lưu ý điều gì để biến những thách thức với mô hình kinh doanh của họ thành cơ hội? Mỗi khi công ty không phản ứng với những thách thức của thị trường đối với mô hình kinh doanh, nguyên nhân thường xuất phát từ bên trong tổ chức, ví dụ như thiếu tương tác với khách hàng. Tôi khuyến khích các lãnh đạo và quản lý xem xét kỹ những khiếm khuyết nội tại của tổ chức mà họ phải sớm khắc phục. Khi mô hình kinh doanh hiện tại còn đang hoạt động tốt và có lợi nhuận, những yếu điểm này thường khó nhận ra và dễ bị xem nhẹ. Mọi tổ chức dù lớn hay nhỏ đều có sức ỳ. Và bạn phải hết sức vượt qua sức ỳ đó. . Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào? Mô hình kinh doanh là một vấn đề rất hay được bàn đến cả trong công việc thực tế cũng như trong các khóa học về quản trị kinh doanh. Tuy. họ trong việc triển khai mô hình kinh doanh hiện tại. Và do đó, thật khó khăn để họ đặt câu hỏi về tính đúng đắn và lâu dài cho những mô hình kinh doanh mà chính họ đã phát triển và thành. điển hình cho mô hình kinh doanh mới dựa trên sản phẩm cũ. (Chú thích của tòa soạn: Build-A-Bear Workshop®, Where Best Friends Are Made® là một công ty sản xuất đồ chơi với một mô hình kinh doanh