Phòng máy, thiết bị của hệ thống lạnh có năng suất lạnh lớn hơn 15000 Kcal/h phải có hai cửa ra vào bố trí cách xa nhau và phải có ít nhất một cửa thông trực tiếp ra ngoài để thoát nhanh
Trang 12.14.3 Phòng máy, thiết bị của hệ thống lạnh có năng suất lạnh lớn hơn 15000 Kcal/h phải có hai cửa ra vào bố trí cách xa nhau và phải có ít nhất một cửa thông trực tiếp
ra ngoài để thoát nhanh khi có sự cố Phải bố trí cửa phòng máy, thiết bị mở ra phía ngoài 2.14.4 Chiều cao của phòng máy, thiết bị kể từ sàn thao tác đến điểm thấp nhất của trần nhà không thấp hơn 4,2 m Trường hợp nhà cũ sửa lại cho phép không thấp hơn 3,2 m 2.14.5 Bố trí cửa sổ, cửa ra vào phòng máy và thiết bị phải đảm bảo thông gió tự nhiên Mặt cắt lỗ thông gió “F” được xác định theo công thức F > 0, 14 G
Trong đó :
F – Diện tích lỗ thông gió, m2
G – Khối lượng môi chất làm lạnh của thất cả đường ống và thiết bị đặt trong phòng
2.14.6 Kích thước cửa sổ phải đảm bảo ánh sáng và thông gió tự nhiên Diện tích cửa sổ phải đáp ứng tỷ lệ 0.03 m2 trên 1 m3 thể tích phòng
2.14.7 Phòng máy, thiết bị, phải đặt quạt gió đẩy và hút Năng suất hút trong 1 giờ gấp 2 lần thể tích phòng
2.14.8 Đường ống thông gió phải bền, kín làm bằng vật liệu không cháy Miệng gió thổi không đặt thông với các cửa phòng khác Miệng gió và ống dẫn phải có tiết diện cần thiết, đảm bảo lưu lượng không khí, theo công thức :
Trang 2Q=50 G 2
Trong đó :
Q – Lưu lượng không khí, m3/h
G – Lượng môi chất làm lạnh chứa trong các thiết bị và đường ống trong phòng 2.14.9 Phòng máy thiết bị phải trang bị quạt gió sự cố có năng suất thiết kế trong 1 giờ gấp 7 lần thể tích phòng Công tác của quạt gió sự cố phải đặt cạnh cửa ra vào
2.14.10 Đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 2 và 3, miệng gió thổi phải đặt cao hơn 1 m so với mái nhà Độ lớn của miệng gió thổi phải lớn hơn hoặc bằng độ lớn của ống hút
2.14.11 Ở mỗi phòng máy, thiết bị phải niêm yết sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh, sơ đồ đường ống dẫn môi chất làm lạnh, nước, dầu; qui trình vận hành một số thiết bị quan trọng và qui trình sử lý sự cố Bảng niêm yết phải treo tại chỗ dễ nhìn thấy 2.14.12 Ngoài cửa phòng máy phải có biển ghi : “Không nhiệm vụ miễn vào” Người không có nhiệm vụ khi cần vào phòng máy phải được sự đồng ý của thủ trưởng hoặc người chịu trách nhiệm chính về phòng máy
2.14.13 Trên bàn trực ca hoặc chỗ dễ nhìn thấy cửa phòng máy, phải ghi số điện thoại của cơ quan cấp cứu gần nhất và cơ quan cứu hỏa
2.14.14 Trong phòng máy phải bố trí nơi để dụng cụ cứu hỏa, đồ nghề trang bị phòng hộ, tủ thuốc Cấm chứa xăng dầu hoặc hóa chất gây độc hại, dễ cháy, gây nổ
2.14.15 Phải bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm giặt, thay quần áo cho công nhân của phòng máy ở gần phòng máy
2.14.16 Có thể bố trí phòng thiết bị ở bất cứ tầng nào và phải đảm bảo thông thoáng,
dễ thoát khi có sự cố
Trang 32.14.17 Chiều cao của phòng thiết bị kể từ sàn thao tác đến điểm thấp nhất của trần nhà không nhỏ hơn 3,6 m Trường hợp phòng cũ sửa lại, cho phép chiều cao phòng thấp hơn nhưng không nhỏ hơn 3,0 m
2.14.18 Máy nén và động cơ điện phải đặt trên bệ móng bền, chắc chắn, có kết cấu chống rung
2.14.19 Khoảng cách giữa các bộ phận chuyển động của máy nén, giữa phần nhô ra của máy nén với bảng điều khiển không nhỏ hơn 1,5 m Khoảng cách giữa tường với các thiết bị không nhỏ hơn 0,8 m Khoảng cách giữa các bộ phận của máy, thiết bị đến cột nhà không nhỏ hơn 0,7 m
2.14.20 Sàn phòng máy phải bằng phẳng, không trơn trượt và làm bằng vật liệu không cháy Rãnh đặt đường ống môi chất làm lạnh, dầu, nước, cấp điện phải được đậy kín, chắc chắn
2.14.21 Các bộ phận của máy, thiết bị cần quan sát ở độ cao trên 1,5 m phải có thang hoặc bệ để đứng Bậc thang làm bằng thép không trơn trượt, chiều rộng của thang không nhỏ hơn 0,6 m, khoảng cách giữa hai bậc thang là 0,2 m; chiều rộng của bậc sàn thao tác là 0,8 m Thang và sàn thao tác phải có lan can, chiều cao của lan can không thấp hơn 0,8 m 2.15 Các thiết bị trong hệ thống lạnh
2.15.1 Thiết bị điện lắp đặt trong phòng máy và phòng thiết bị phải tuân theo các qui tắc xây dựng các trạm điện và qui phạm nối đất các thiết bị điện (QPVN 13-78)
2.15.2 Không đươ.c đặt các trạm phân phối hoặc các trạm biến thế trong cùng một tòa nhà với phòng máy hoặc phòng thiết bị Kết cấu xây dựng và địa điểm đặt các trạm này phải thực hiện theo các qui tắc về xây dựng các trạm điện và qui định của qui phạm nối đất các thiết bị điện QPVN 13-78
Trang 42.15.3 Động cơ điện của quạt gió đặt trong phòng máy và phòng thiết bị phải có biện pháp chống gây nổ khi có sự cố và đảm bảo thông gió liên tục
2.15.4 Để kịp thời ngắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị điện của trạm lạnh khi
có sự cố, phải đặt hai công tắc điện ở mặt tường phía ngoài: một ở gần cửa vào làm việc, một ở gần cửa dự trữ khi có sự cố Đồng thời phải bố trí công tắc quạt gió sự cố kèm theo 2.15.5 Các phòng máy, thiết bị, phòng lạnh … các kết cấu xây dựng phải đặt các kết cấu chống sét
2.15.6 Vận hành các thiết bị điện phải tuân theo những qui tắc vận hành các thiết bị điện
2.16 Một số qui định về kỹ thuật an toàn khác đối với hệ thống lạnh
2.16.1 Quạt gió và các bộ phận chuyển động phải có vỏ bao che Giá đỡ quạt phải bền, chắc, làm bằng vật liệu không cháy Không được lắp đặt động cơ gần hoặc dưới các đường thoát nước
2.16.2 Khối lượng môi chất làm lạnh nạp vào hệ thống được xác định bằng tổng số lượng môi chất làm lạnh nạp vào từng thiết bị và đường ống dẫn của hệ thống lạnh theo phụ lục 5 Khi tính toán lượng môi chất làm lạnh nạp phải chú ý đến mật độ môi chất làm lạnh nạp phải chú ý đến mật độ môi chất làm lạnh ở nhiệt độ 200C và áp suất bão hòa tương ứng
2.16.3 Khối lượng môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1 cho phép nạp vào hệ thống lạnh phụ thuộc vào thể tích và nơi đặt hệ thống lạnh theo bảng 2 của phụ lục 5
2.16.4 Khối lượng môi chất làm lạnh thuộc nhóm 2 cho phép nạp vào hệ thống lạnh theo bảng 4 của phụ lục 5
Trang 52.16.6 Riêng hệ thống lạnh có môi chất làm lạnh là amôniác ngoài mức nạp theo qui định chung của nhóm còn có thể xác định khối lượng nạp theo bảng 5 phụ lục 5
2.16.7 Sản phẩm bảo quản trong phòng lạnh phải xếp đặt theo đúng tiêu chuẩn bảo quản sản phẩm đã qui định và phải đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
2.16.8 Việc bối trí chiếu sáng trong phòng lạnh phải tuân theo những tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành (phụ lục 5)
2.16.9 Người làm việc trong phòng lạnh phải được học tập đầy đủ nội qui, qui tắc an toàn và được kiểm tra trước khi vào làm việc Một người không được làm việc trong phòng lạnh Trong trường hợp cần thiết chỉ có 1 người làm việc trong phòng lạnh cần phải có sự kiểm tra theo dõi của người khác
2.16.10 Phòng lạnh phải có đầy đủ các trang thiết bị an toàn theo qui định sau :
- Cửa ra vào phòng lạnh có thể đóng, mở từ bên trong và bên ngoài
- Có đèn chiếu sáng dự phòng khi nguồn sáng chính bị mất
- Có chuông tay hoặc tín hiệu khác để báo cho ngưới bên ngoài biết khi cần thiết
- Có công tắc bằng tay hoặc tự động để báo ra bên ngoài biết có người làm việc trong phòng lạnh
- Có cửa cấp cứu không có chốt và mở được từ bên trong để ra bên ngoài
2.16.11 Bên ngoài phải có trang bị truyền tín hiệu cho bên trong biết khi bên ngoài
có sự cố
2.16.12 Trang bị bảo hộ lao động phải được kiểm tra theo định kỳ đã được qui định
và được sửa chữa kịp thời khi hư hỏng
2.16.13 Khi làm việc xong, ngưới có trách nhiệm phải kiểm tra cẩn thận và khẳng định không cò người trong phòng lạnh mới được khóa cửa ngoài
Trang 62.16.14 Không được cài đặt đường ống dẫn nước đi qua và để đọng nước ở các phòng ở nhiệt độ thấp hơn 00C
2.16.15 Các đường ống dẫn khi phải được treo hoặc lắp đặt chắc chắn trên các vật liệu bền vững, không cháy
2.16.16 Nền móng của các phòng có nhiệt độ không thấp hơn 00C phải có biện pháp chống đóng băng, nứt, lún
2.16.17 Người thao tác nạp môi chất lạnh phải nắm vững hệ thống lạnh và quy trìng nạp và được người phụ trách phân công mới được nạp Nạp môi chất làm lạnh phải có từ 2 người trở lên
2.16.18 Trước khi nạp môi chất làm lạnh, phải có đủ và kiểm tra lại tất cả các đồ nghề, giá đỡ, bình chứa dung môi chất làm lạnh và các trang bị bảo hộ lao động và phương tiện phòng, chống cháy
2.16.19 Giá đỡ bình chứa môi chất làm lạnh phải chắc chắn, có cơ cấu chống đổ trượt Giá đỡ thiết bị phải bền vững, không rung động, làm bằng vật liệu không cháy 2.16.20 Nồng độ cho phép của các môi chất làm lạnh trong môi trường làm việc cho trong phụ lục 6
2.16.21 Xác định hiện tượng rò rỉ môi chất làm lạnh bằng các dụng cụ chuyên dùng
- Chế tạo thuốc thử rò trỉ amôniác theo phụ lục 7
2.16.22 Hệ thống lạnh có bộ phận làm lạnh trực tiếp phải đặt bình tách chất lỏng ở đường ống hút chính
Dung tích bình tách lỏng không được nhỏ hơn :
- 30% so với dung tích chứa của đường ống và thiết bị bốc hơi (đối với hệ thống đưa amôniác vào từ bên trên);
Trang 7- 50% so với dugn tích chứa của thiết bị bốc hơi (đối với hệ thống đưa amôniác vào
từ bên dưới) (khi không có van điện từ trên đường ống hút, lấy trị số tính toán dung tích bình tách lỏng tăng thêm 20%)
2.16.23 Dung tích bình chứa trong hệ thống lạnh không có bơm amôniác phải bằng 120% dung tích bình chứa lớn nhất hay dung tích của thiết bị bốc hơi của phòng lạnh lớn nhất
2.16.24 Cấm để môi chất làm lạnh ở thể lỏng trong đường ống hút của máy nén 2.16.25 Hệ thống lạnh có các đường ống ngầm ở đoạn thấp nhất phải lắp van xả môi chất làm lạnh, đầu nhờn tích tụ vào bình chứa thu hồi
2.16.26 Hệ thống lạnh phải có thiết bị xả khi không ngưng tụ, bình tách dầu và bình tập trung dầu Các thiết bị khác phải có cơ cấu xả dầu
2.16.27 Chất tải lạnh phải đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ, áp suất, khối lượng trong quá trình làm việc
2.16.28 Chất tải lạnh phải đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình sản xuất
3 DỤNG CỤ ĐO LƯỜNG AN TOÀN VÀ KIỂM TRA THỬ NGHIỆM HỆ
THỐNG LẠNH
3.1 Hệ thống lạnh cần phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ đo, kiểm cần thiết 3.2 Máy nén có năng suất thể tích lớn hơn 20m3/h phải có van an toàn đặt bên nén nằm giữa xilanh vàvan nén
3.3 Van an toàn phải xả thoát môi chất lạnh từ bên nén (cao áp) sang bên hút (thấp áp) hoặc xả ra ngoài Van an toàn lò xo đặt trên máy nén phải mở hoàn toàn khi hiệu số áp