6. Bố cục luận văn
3.2.2. Những đột phá trong sáng tác
Những ngày đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo, ý thức được sự hữu hạn của cuộc sống, ông có dịp suy ngẫm về những được mất của một thế hệ lớn lên giữa hai cuộc kháng chiến mà ông cho rằng: “Chưa kịp bước vào đời đã
như một con chim bị kẹp giữa hai thanh sắt nung đỏ”. Đây cũng là thời điểm
đổi mới của đất nước. Ý thức dân chủ đã giải phóng cho ông khỏi “Thói quen
của một người vốn quen đi trong một hành lang hẹp, vừa hẹp vừa thấp”, khi
lật trở những suy nghĩ của mình: “Chiến tranh? Hình như hai chữ này chưa hề có trong ý thức và vốn từ vựng của đám thanh niên hai tư, hai nhăm tuổi chúng tôi hồi ấy”. Chỉ đến cuộc chiến tranh chống Mỹ, sống giữa đám lính
trẻ, quan sát ông mới nhìn ra “Rõ rệt cái tính hồn nhiên như trẻ thơ, thậm chí
như chim chóc như thiên thần của đám người trẻ tuổi luôn ồn ào vui nhộn đang tham gia chiến tranh. Một thứ tính hồn nhiên đáng cảm phục đến dễ sợ. Hồn nhiên trước cả cái chết - mà nếu ta nhìn họ bằng con mắt của những người cha người mẹ họ không biết ta sẽ lấy làm đau lòng biết chừng nào!”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81 Ông nhớ lại một người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã từng lên ban chỉ huy đại đội nói thẳng ý kiến của mình: “Tôi không cầm súng đi bắn bất kỳ ai. Những người mà tôi bắn họ, họ có tội tình gì?”. Mặc dù người lính
đó, sau đó đã bị “Chúng tôi nhìn như một thằng điên trong đại đội” nhưng
trong trận công đồn đêm ấy, anh đã hy sinh. Nguyễn Minh Châu đã nhớ về
“Người lính ấy, cái phần ý thức đi trước cả một biển người mang đầy tính khí hồn nhiên mà chính nhờ cái phần hồn nhiên đám quần chúng binh sĩ của những người lính mới có chiến thắng cuối cùng ngày nay”. “Tôi biết có rất nhiều cán bộ chỉ huy hy sinh vì không thể đề cao lòng tự trọng bị xúc phạm, trước cái nhìn của người lính hoặc trước cái nhìn của cấp trên. Sĩ diện hai chữ này lớn lắm và trong những tình huống chiến đấu, nó là tính mạng con người. Giá đến được những nghĩa trang cán bộ và làm được một cuộc phỏng vấn quy mô: vì sao đồng chí hy sinh, sẽ thấy nổi lên cái lòng tự trọng không muốn kẻ khác bảo mình không biết bảo toàn danh dự” [41-426].
Ông đã nhìn sâu vào bản tính, nhân cách của con người cá nhân và rút ra rằng: nhận thức về sự đổi đời, truyền thống yêu nước cùng với bản tính hồn nhiên và phần nào nữa là lòng tự trọng...những đức tính đó đã cùng xuất hiện đồng thời trong những con người tham gia chiến tranh và tạo nên một sức mạnh tổng hợp làm nên chiến thắng. Sau nhận thức đó ta thấy những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu như Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Dấu vết nghề nghiệp, Bức tranh, Sắm vai, Chiếc thuyền ngoài xa, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra… đều là những tác phẩm mang tính đột
phá trong sáng tác của ông.
Nguyễn Minh Châu nhận thức rất rõ tư cách công dân trong tác phẩm thì cũng là lúc bắt đầu xuất hiện của sự phản tỉnh: “Cái tính khách quan của mình là một tính không hợp với không khí bây giờ. Mọi người đều đang sôi sục, như mê đi trong không khí giết giặc. Cái gì thuộc về địch đều không ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82
gì, chả cần anh phân tích. Cái gì thuộc về ta đều cao cả, đều giỏi giang và đều thắng lợi chả, cần anh giải thích nữa” Dù hiểu rằng,“trong câu chuyện
bình thường, người ta cũng cần động viên cho nhau”. Điều đó giải thích cho
sự tiếp tục ra đời của những sáng tác mang cảm hứng sử thi đó là những hé lộ trong tiểu luận phê bình cũng như một thứ âm hưởng khác dữ dội hơn, khốc liệt hơn trong các truyện ngắn như Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành.
Những trang ghi chép của Nguyễn Minh Châu, sau khi trở lại chiến trường Quảng Trị năm 1973, đó là những ngày hiệp định Pa ri được ký kết và về cơ bản tiếng súng giao tranh trên mảnh đất này đã im tiếng hơn hơn, ông chứng kiến tất cả những cái mà ông gọi là “sự trùng hợp trớ trêu”: Một cô
gái Việt, bán một hộp sữa của Liên Xô, Trung quốc, thu bằng tiền Ngụy hoặc tiền giải phóng, đứng dưới ngôi nhà lợp tôn của Mỹ... Đó là những ngày, người chạy vào, kẻ chạy ra, có những người trở về trên đất cũ nhà mình mà không thể nào nhận dạng được vì bom đạn đã cày nát, xoá đi các vật chuẩn cần thiết, làm biến dạng không chỉ là mảnh vườn nhà họ mà cả làng xã. Lần đó ông gặp một người thợ cắt tóc. Câu chuyện với anh ta đã làm nảy ra ý định sẽ viết một cuốn tiểu thuyết. Đó là cuốn Chân trời vỏ đạn viết về số phận một gia đình ở Quảng Trị vào thời điểm những năm đầu thập niên 70.
Trong Di cảo, Nguyễn Minh Châu còn nêu một số tên truyện ông dự
định sáng tác đó là: Người lính đứng ở đây, Hai bờ sông Hiền Lương, Đất mở
chiến hào, Chiếc võng, Người đàn bà mặc áo đen...Ngoài ra còn có ý phác
thảo truyện Cô gái trong làng...Chính nhiều ý tưởng phác thảo truyện được
nảy sinh và được tác giả nuôi dưỡng và sau này trở thành những tác phẩm lớn như Dấu chân người lính, Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra...
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn suy nghĩ một cách sâu sắc về vai trò của gia đình đối với cuộc sống của người chiến sĩ. Năm 1969,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83 trong ghi chép của ông có bài Tiễn người đi bộ đội của Hà Nội đã ghi lại được không khí của dân tộc vào thời điểm tổ quốc lâm nguy. Những trang ghi chép đó sau này gần như được đưa nguyên vào Lửa từ những ngôi nhà, cuốn sách
ông viết lâu nhất, những 7 năm, cũng là cuốn sách mà sinh thời ông thích nhất. Ngoài việc viết về những người phụ nữ - hậu phương của người lính với một sự thông hiểu và chia sẻ sâu sắc với những mối tình cảm của họ, ông đã xây dựng nhân vật Phong với sự phê phán tư tưởng công thần, đặc biệt là phê phán việc nhìn nhận không đúng về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc sống của người chiến sĩ. Chính vì thế mà ông đã kể cho Lan buộc lòng chia tay Phong trong nước mắt vì cô không thể ấp ủ một tình yêu nhợt nhạt không có lời hẹn ước. Nhật kí ngày 18.3.1973 của ông có ghi lại một câu hát của lính lái xe mà chắc chắn nó cũng là một trong những tư tưởng quan trọng cho việc tiếp tục hoàn thiện tiểu thuyết Lửa từ những ngôi nhà được viết trong quãng thời gian đó:
“Trung đoàn 13 trung đoàn thép Không cho đi phép thành trung đoàn nhôm
Cho đi vài hôm thành trung đoàn thép” [41-230].