Vị trí của Di cảo trong văn nghiệp Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu Luận văn: DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU pot (Trang 28 - 30)

6. Bố cục luận văn

1.2. Vị trí của Di cảo trong văn nghiệp Nguyễn Minh Châu

Bên cạnh các sáng tác được công bố của Nguyễn Minh Châu đã kể trên, sự nghiệp văn học của ông còn được tính thêm với 500 trang Di cảo mới công bố gần đây. Sau khi Nguyễn Minh Châu qua đời, người bạn đời của ông là bà Nguyễn Thị Doanh đã cất giữ gần như đầy đủ những sổ tay ghi chép, những phác hoạ, những dự định sáng tạo, những trang nhật kí mà ông chưa kịp hoàn thiện bản thảo để trình diện bạn đọc.

Từ 23 cuốn sổ ghi chép của Nguyễn Minh Châu để lại, những người làm sách đã xếp lại thành 3 phần: Phần một - Tiếng vọng

Phần hai - Nghề văn Phần ba - Riêng tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Với người đọc hôm nay, đến với Di cảo Nguyễn Minh Châu là đến với những câu chuyện, những cảnh đời mà ông gặp trong những lần đi vào Quảng Trị, trong mỗi phần đều thể hiện rất rõ những suy nghĩ, những quan sát của ông. Di cảo Nguyễn Minh Châu cho ta hiểu hơn về chân dung xác thực nhất của nhà văn và rộng ra là cả một thế hệ như ông với những trăn trở, ưu tư trong quá trình đến với văn chương và cách mạng, sống và viết xứng đáng với tư cách của một công dân - nghệ sĩ suốt đời không ngừng trăn trở, lo âu về số phận con người, về dân tộc, cho sự tồn tại của ngòi bút mình trước sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian và bạn đọc.

Phần một của Di cảo gồm những ghi chép của ông trong chiến trường

Quảng trị từ năm 1967 trở đi.

23 cuốn sổ ghi chép của Nguyễn Minh Châu trước tiên về số lượng đã cho ta thấy ông là người có ý thức với nghề. Phần hai cuốn Di cảo thể hiện rất rõ về ý thức và trách nhiệm của Nguyễn Minh Châu với ngòi bút của mình.

Phần ba được viết từ năm 1957 và kết thức vào một ngày trung tuần tháng 11/1988 khi ông đang nằm ở bệnh viện 108 những lời nhắn nhủ cuối với bạn bè và người thân để rồi ông mãi mãi ra đi vào 2 tháng sau đó.

“Cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu cho ta hiểu thêm về một thế hệ văn nghệ sĩ dấn thân, một thế hệ trong một hoàn cảnh đã làm tròn vai trò công dân nhưng cũng thấy rất rõ những hạn hẹp của một nền văn chương thời chiến và ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ chân chính” (Tạp chí văn học 11 - 2009).

Trong những trang Di cảo, Nguyễn Minh Châu ghi chép một cách trung thực những câu chuyện những cảnh đời mà ông gặp trong những lần đi vào Quảng Trị từ năm 1967 trở đi, là quãng thời gian xảy ra chiến dịch đường 9 - Nam Lào, những trang ghi chép tỉ mỉ về chiến trường Quảng Trị, những con người cụ thể từ vị chính uỷ đến các anh lái xe, từ quang cảnh hành quân của những người lính trên đường vào chiến dịch đến cảnh vượt sông Bến Hải, về phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 cảnh những con sông Lam, Sebangchiêng, đến Trường Sơn mà ông gọi là “con trăn

xanh”…người đọc thấy như hiện ra mồn một trước mắt mình tất cả cái ngổn ngang,

bộn bề của những năm chiến tranh ác liệt. Khó khăn, gian khổ hi sinh là điều có thật. Vào thời điểm bây giờ những người sinh ra và lớn lên sau chiến tranh thật khó hình dung ra một cách cụ thể những khó khăn gian khổ mà thế hệ cha ông đã trải qua trong chiến tranh giữ nước với những cuộc đi bộ luồn rừng vượt Trường Sơn hàng tháng trời trải bao gian nan và hiểm họa.

Từ những trang ghi chép trong Di cảo của Nguyễn Minh Châu đã giúp người đọc hôm nay và mai sau hình dung một cách thật cụ thể, sống động những hi sinh vô bờ bến của nhân dân và bộ đội cũng như tình quân dân, nghĩa tình đồng đội trong bối cảnh ác liệt và đẫm máu của cuộc chiến. Những mẫu người chiến sĩ trong ghi chép của ông đều hiện lên một vẻ quả cảm trong chiến đấu, giản dị trong suy nghĩ và rất giàu tình thương đối với đồng đội. Từ việc nắm bắt cái hồn cốt trong cuộc sống, trong tâm hồn mỗi chiến sĩ, mỗi người dân, Nguyễn Minh Châu đã chưng cất lên thành một Dấu chân người lính mượt mà trong cảm hứng sử thi.

Một phần của tài liệu Luận văn: DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU pot (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)