K võng mạc (U nguyên bào võng mạc, Retinoblastoma) K võng mạc là một khối u ác tính trong nội nhãn thường gặp nhất ở trẻ em. Cả hai giới nam nữ đều mắc bệnh như nhau và không thiên về chủng tộc nào. Khoảng 90% khối u xuất hiện rõ trước 3 tuổi và rất hiếm trường hợp gặp sau 6 tuổi. Bệnh sinh K võng mạc có thể có 2 dạng di truyền hoặc không di truyền. Dạng di truyền thường xảy ra ở 2 mắt và nhiều ổ, trong khi đó dạng không di truyền thường ở một mắt và một khối u. Lâm sàng Biểu hiện lâm sàng của K võng mạc thay đổi tuỳ theo giai đoạn bệnh lúc được phát hiện. Phần lớn khi bệnh nhân đến lần đầu bệnh đã ở vào giai đoạn khá muộn, có đồng tử trắng, giảm thị lực và mắt lác. Những dấu hiệu khác như đồng tử giãn và mất phản xạ, mống mắt bạc màu, ngấn máu tiền phòng hoặc viêm tổ chức hố mắt không nhiễm khuẩn, viêm nội nhãn. Các dấu hiệu lâm sàng phụ thuộc vào kích thước của khối u và biến chứng gây ra tại mắt. U có thể tiến triển vào trong buồng dịch kính cũng như ra tiền phòng tạo thành những nốt ở mống mắt. U thẩm lậu vào mống mắt làm biến đổi màu sắc,mống mắt bị bạc màu. U tiến triển về phía sau nhãn cầu như xâm lấn vào thị thần kinh, lan ra hốc mắt và gây di căn xa. U có thể lan tràn qua thị thần kinh hoặc khoang dưới màng nhện vào nội sọ. U xâm nhập vào xương hộp sọ, vào tuỷ sống và các hạch bạch huyết tại chỗ. Tế bào u có thể vào mạch máu và theo đó vào các nội tạng. Chẩn đoán Phải làm giãn đồng tử để soi đáy mắt và khám toàn bộ con mắt (gây mê nếu cần). Có thể chẩn đoán nhờ siêu âm, chụp X quang nhãn cầu. Chụp cắt lớp vi tính rất nhạy cảm với những chỗ canxi hoá là đặc điểm của K võng mạc. Trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện ánh đồng tử trắng ở một hoặc 2 mắt, lác hoặc viêm tổ chức hố mắt. Những khối u nhỏ ở đáy mắt thường có màu trắng xám và có các ổ canxi hoá trắng như phấn. Những khối u kích thước vừa thường dốc hơn và có những mạch máu võng mạc giãn ngoằn nghèo nuôi dưỡng khối u. Chẩn đoán phân biệt Lâm sàng của một số bệnh trong nội nhãn lành tính có thể giống với K võng mạc. Vì chúng cũng có thể tạo ra đồng tử trắng, lác mắt và đám u nội nhãn. Trong số các bệnh lành tính cần chẩn đoán phân biệt với K võng mạc có đục thể thuỷ tinh bẩm sinh, bệnh Coats, loạn sản võng mạc, bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non, bong võng mạc. Điều trị Xử lý K võng mạc rất phức tạp cần cả kiến thức lẫn kinh nghiệm. Điều trị phụ thuộc vào số lượng và kích thước của khối u, và mỗi trường hợp đều có tính chất riêng, phụ thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng. Những khối u phát triển thì chỉ có cắt bỏ nhãn cầu và lắp mắt giả. Những năm gần đây ít cắt bỏ nhãn cầu hơn do chẩn đoán sớm và các phương pháp điều trị bảo tồn được cải thiện. Những khối u ít tiến triển có thể điều trị bằng tia xạ, đĩa gắn vào củng mạc, điều trị bằng laser, hoặc lạnh đông. Gần đây còn được bổ xung thêm các phương pháp điều trị hoá dược cùng với những tiến bộ về quang đông và điện đông đã hạn chế được cắt bỏ nhãn cầu. Đau đầu do nguyên nhân từ mắt Mỗi sáng ngủ dậy, có vẻ tất cả đều ổn thế nhưng sau đó bạn lại có cảm giác đau đầu rõ rệt ở diện trán, thái dương, hoặc mắt. Nó thường xảy ra khi bạn làm việc với máy tính nhưng cũng có thể là khi bạn nằm dài với cuốn tiểu thuyết trong tay. Dạng đau đầu này có nhiều nguyên nhân khả dĩ. Cơ vận động mắt đã làm việc quá mức: Chỉ với việc thăm khám trên bình diện chỉnh quang bác sĩ có thể chỉ ra cho bạn ngay những rối loạn bắt nguồn từ việc làm việc quá mức với máy vi tính hoặc do đọc quá nhiều. Bạn có thể nghe thấy cụm từ “ thiểu năng hội tụ”, đó là khi người ta không đạt được mức hội tụ cần thiết để nhìn gần thật tốt bằng cả hai mắt cùng một lúc. Tình trạng này có thể dẫn đến đau đầu do các cơ vận nhãn không thật khoẻ. Việc điều trị chỉ đơn giản là việc nghỉ ngơi, điều trị bằng một liệu trình chỉnh thị trên cơ sở thoả thuận và thấu hiểu vấn đề giữa bạn, bác sĩ và cơ quan công tác. Kính của bạn tỏ ra không tương thích: Rất nhiều tật khúc xạ đã không được hiệu chỉnh đúng mức. Ví dụ như bạn đã đeo kính đọc sách công xuất quá cao, nó gây ra cưỡng bức điều tiết quá mưc cần thiết. Chính sự nỗ lực không đáng có trên là nguyên nhân gây đau đầu. Chúng tôi - những bác sĩ nhãn khoa cũng ghi nhận rằng rất nhiều bệnh nhân bị loạn thị, viễn thị đã không đeo kính như giới chuyên môn đã yêu cầu. Chính là việc không tuân thủ trên đã gây ra đau đầu. Vậy thì chúng ta hãy nên thăm khám nghiêm chỉnh tại một cơ sở nhãn khoa để đảm bảo rằng bạn đã có một đôi kính thích hợp và sau đó hãy đeo nó cho việc sinh hoạt và tác nghiệp. Bạn cũng đừng nên chụi đựng, bỏ qua việc đeo kính khi bạn có cận thị nhẹ. Đau đầu khi làm việc với máy vi tính: Để giữ cho con mắt khoẻ mạnh khi phải làm việc lâu dài với máy vi tính cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của y học lao động.Trước hết phải đảm bảo độ dài khoảng cách giữa máy tính và mắt của bạn khi làm việc bằng khoảng chiều dài của cánh tay, Màn hình có thể hơi ở trên hoặc ở dưới tầm nhìn của bạn nhưng đừng bao giờ để quá cao. Để tránh sự căng cơ quá đáng nên tổ chức, sắp xếp chỗ ngồi có khoảng cách hợp lý với tài liệu, lưng luôn được thoải mái. Sau cùng thì bạn luôn có chút nghỉ ngơi sau mỗi 2 h làm việc. Trên đây chỉ là những nguyên nhân thường gặp, dễ dàng khắc phục của những đau đầu có nguyên nhân từ mắt. Còn rất nhiều căn bênh khác tại mắt cũng gây nên chứng đau đầu nhưng đó là cảm giác đau dai dẳng, dữ dội hơn kèm theo các biểu hiện chức năng khác như đỏ mắt, nhìn mờ Nếu không may mắc phải thì cách tốt nhất là chúng ta nên đi khám mắt ngay. 5 bài tập thư giãn cho mắt: nên làm những động tác này sau giờ làm việc hoặc trong lúc giải lao. Nên chọn bài tập nào khiến cho bạn thoải mái nhất, nên bắt đầu thật nhẹ nhàng để không gây ra chóng mặt. - Nhắm mắt và cử động đầu kiểu gật và lắc thật từ tốn - Chớp mắt và đừng quên nhắm thật chặt và mở thật to cho mỗi lần chớp mắt - Không cử động đầu, nhìn lên trên - xuống dưới rồi sang phải- trái - Cử động xoay tròn 2 mắt theo một vòng kín - một chiều rồi theo chiều ngược lại. - Cầm một cây bút để cố định phía trước mũi bạn, rồi nhìn vào một điểm thật xa trên tường (chiều đi). Sau đó làm ngược lại (chiều về) . K võng mạc (U nguyên bào võng mạc, Retinoblastoma) K võng mạc là một khối u ác tính trong nội nhãn thường gặp nhất ở trẻ em. Cả hai giới nam nữ đều mắc bệnh như nhau và không thiên. loạn sản võng mạc, bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non, bong võng mạc. Điều trị Xử lý K võng mạc rất phức tạp cần cả kiến thức lẫn kinh nghiệm. Điều trị phụ thuộc vào số lượng và k ch thước của khối u,. nhiều ổ, trong khi đó dạng không di truyền thường ở một mắt và một khối u. Lâm sàng Biểu hiện lâm sàng của K võng mạc thay đổi tuỳ theo giai đoạn bệnh lúc được phát hiện. Phần lớn khi bệnh nhân