1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dùng thuốc đông y – Phần 5 pdf

8 203 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 175,7 KB

Nội dung

Dùng thuốc đông y – Phần 5 Phép chữa là thanh nhiệt, lợi thấp. Bài thuốc: Nhân trần 30g, vọng cách 20g, chi tử 10g, vỏ đại (sao vàng) 10g, ý dĩ 30g, thần khúc 10g, actisô 20g, cuống rơm nếp 10g, nghệ vàng 20g, mã đề 12g, mạch nha 16g, cam thảo nam 8g. Tất cả cho vào ấm đất với 500ml nước, sắc còn 150ml, chắt ra, cho nước sắc tiếp, lấy thêm 100ml, trộn chung cả hai lần, chia đều uống trong ngày, uống trước các bữa ăn. Uống liền 7 - 10 ngày. Âm hoàng: Có triệu chứng mặt, mắt và da vàng hãm tối, bụng đầy, rối loạn tiêu hóa, vùng thượng vị, trung vị, hạ vị đều đau tức, không sốt, thân thể mệt mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng, hoặc hơi vàng trơn, chất lưỡi nhợt nhạt. Phép chữa là ôn hóa hàn thấp. Bài thuốc: Nhân trần 30g, vọng cách 20g, gừng khô 8g, quế thông 4g, ý dĩ 30g, thần khúc 10g, actisô 20g, cuống rơm nếp 10g (sao), nghệ vàng 20g, củ sả 8g, mạch nha 16g, cam thảo nam 8g (sao). Sắc uống như bài trên. Về phòng bệnh, hiện nay đã có vaccin của một số viêm gan virut nên tốt nhất là tiêm phòng. Phòng bệnh không đặc hiệu cần vệ sinh sạch sẽ, tạo thành thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và hết sức thận trọng khi truyền máu, truyền dịch, châm cứu, tiêm chích hoặc làm các thủ thuật khác như nhổ răng, phẫu thuật Đề phòng từ viêm gan cấp chuyển sang mãn tính bằng cách nghỉ ngơi, phù hợp khi bị bệnh, uống các bài thuốc Đông y nêu trên, lao động vừa sức, ăn uống hợp lý và đặc biệt phải kiêng rượu, bia ít nhất là nửa năm sau khi bệnh đã khỏi. Bài thuốc chữa bướu cổ đơn thuần Khánh Ly - Theo lương y Như Tá www6.thanhnien.com.vn Bướu cổ đơn thuần là một bệnh to tuyến giáp, bệnh thường do thiếu i-ốt, gặp ở nữ nhiều hơn nam giới. 3 mức độ Bướu cổ đơn thuần thường gặp nhiều ở lứa tuổi trưởng thành, lúc có thai, cho con bú và thời kỳ tắt kinh. Về nguyên nhân, theo y học cổ truyền, bướu cổ đơn thuần là bệnh lý chủ yếu là do khí trệ, đàm thấp - nghĩa là, người bệnh có tỳ khí kém, thêm ảnh hưởng của thức ăn, nước uống làm cho đàm thấp nội sinh, đàm thấp sinh nhiều càng tăng thêm khí trệ mà sinh bệnh. Hoặc do tức giận, thướng can, can khí không thông đạt, uất nên sinh đờm, đờm khí kết ở cổ mà sinh bệnh. Triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng chủ yếu là to tuyến giáp. Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn, và qua những kỳ đó tuyến giáp nhỏ lại. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục. Bướu cổ địa phương (tập trung một vùng có nhiều người mắc) thì kích thước to nhỏ không chừng. Theo độ to nhỏ có thể chia làm các mức độ: độ 1 - phải nhìn kỹ, có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn mới biết; độ 2 - nhìn thẳng đã thấy bướu to; độ 3 - bướu rất to. Có những trường hợp bướu nằm ở vị trí đặc biệt, hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán. Trị theo thể Thường y học cổ truyền chia bướu cổ đơn thuần làm hai thể và mỗi thể có cách trị khác nhau. Cụ thể: với thể khí trệ - triệu chứng biểu hiện thường là: bướu cổ to, và to hơn lúc người bệnh giận dữ, lúc có kinh hay có thai; bụng đầy, đau bên sườn, bụng dưới đau Phép trị thể này là "lý khí, giải uất", dùng bài thuốc gồm các vị: trần bì, hải cáp phấn (mỗi loại 8g), hải đới, hải tảo (mỗi loại 30g), hải phiêu tiêu, côn bố (20 - 30g), mộc hương, hương phụ, uất kim (cùng 12g). Nếu khí uất hóa hỏa, người phiền táo, dễ tức giận, hồi hộp mất ngủ, ra nhiều mồ hôi, run tay thì gia thêm đơn bì, sơn chi, liên tử tâm, hoàng liên, hạ khô thảo, long đởm thảo (mỗi loại 8 - 12g). Với thể đàm thấp - triệu chứng biểu hiện: bướu cổ to, thường mỏi chân tay, buồn ngủ, tức ngực, ăn uống kém, đầy bụng thì phép trị sẽ là "hóa đàm, nhuyễn kiên, kiện tỳ, trừ thấp", dùng bài thuốc "Lục quân tử thang hợp hải tảo ngọc hồ thang gia giảm", gồm các vị: trần bì, bán hạ, xuyên khung (cùng 8g), đương quy, đảng sâm, bạch truật, bạch linh, xuyên bối mẫu (cùng 12g), hải tảo, hải đới, côn bố (cùng 30g) và 4g cam thảo. Nếu chân tay lạnh, người sợ lạnh thì thêm 3-4g nhục quế, 6 - 10g phụ tử chế. Nếu bướu to có cục thì gia thêm 12g đơn sâm, 10g hương phụ chế, 10g đào nhân, và 6g hồng hoa. Cách sắc (nấu) những bài thuốc trên: nước thứ nhất cho các vị thuốc vào cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén. Nước hai cho vào 3 chén nước, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày. Ngoài ra, còn có thể dùng một số bài thuốc đơn giản hơn như: hải tảo, côn bố (lượng bằng nhau) đem tán thành bột mịn, luyện mật làm viên hoàn, mỗi lần dùng 10-20g ngậm rồi nuốt sau bữa ăn tối. Có thể dùng lâu dài; hoặc hải tảo, côn bố (lượng bằng nhau), thanh bì (lượng bằng l/3 hai loại trên) đem sao vàng tán bột làm viên hoàn. Mỗi ngày dùng 10g sau bữa ăn tối; hoặc uất kim, đơn sâm, hải tảo (cùng 15g) đem sắc uống ngày 1 thang, có thể dùng liên tục trong 3-4 tuần (bài này dùng cho thể khí trệ). Khi thấy bướu cứng, không đau, có nhân cần cảnh giác ung thư. Chữa suy nhược thần kinh bằng canh Lương y Minh Chánh www.suckhoedoisong.vn Đối với người mất ngủ, uống thuốc chỉ là trị ngọn, cần tìm đúng nguyên nhân để trị tận gốc, đồng thời duy trì nếp sống điều độ thuận theo quy luật tự nhiên: đêm ngủ ngày thức, nếu ngược lại đêm thức ngày ngủ thì thần khí không vững vàng, cơ thể mệt mỏi. Phải tập ngồi thiền thư giãn tinh thần, đi bộ, tập thể dục, thái cực quyền, khí công dưỡng sinh và dùng những món ăn thích hợp. Trong bài này xin giới thiệu mấy kinh nghiệm chữa mất ngủ bằng ăn uống, tiện lợi ai cũng thực hiện được. Người bị chứng mất ngủ thường hay thức giấc giữa giấc ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn vì mộng mị, có khi nằm thao thức cả đêm, thường có các triệu chứng kèm theo như chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, ăn không tiêu, biếng ăn, mệt mỏi hay quên. Những món ăn trị mất ngủ Canh rau nhút (rau rút) gồm có: Rau nhút non, lá vông nem non, khoai sọ, củ súng, tôm hoặc thịt lợn nạc tùy thích. Rau nhút bỏ cọng già, bỏ lớp bông trắng bên ngoài thân, để nguyên lá, cắt đoạn ngắn. Khoai sọ gọt vỏ cắt miếng. Củ sen, củ súng ngâm nước cho hết chát, bớt nhựa. Xắt lát mỏng, đổ nước vừa đủ nấu nhừ, thêm tôm, thịt và nêm gia vị. Cuối cùng cho rau nhút và lá vông non, chỉ hơi chín tái là được, ăn mới ngon. Muốn dễ ngủ thì dùng nhiều rau nhút, lá vông. Lá vông chỉ dùng trong những ngày đầu. Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực: Thịt lợn 200g, hạt sen 50g, khiếm thực 50g. Thịt rửa sạch cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu canh, cho gia vị. Công dụng: Bổ thận, cố tỳ, ninh tâm, an thần, chữa mất ngủ, lưng đau, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đi tiểu nhiều về đêm, đại tiện lỏng, hồi hộp, lo âu. Dùng trong ngày lúc nào cũng được. Tim lợn hầm đương quy: Tim lợn 1 quả, đương quy 60g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy cho gia vị vừa ăn. Công dụng: chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, tâm huyết hư, dưỡng huyết, bổ âm, an thần định chí. Canh hạt sen: Hạt sen 30g, nấu chín với nước thành canh, cho muối vừa ăn. Dùng trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ. Tác dụng: kiện tỳ hòa vị, định tâm an thần. Thích hợp với người bệnh tiểu đường mất ngủ, tỳ vị hư nhược, tâm thần không an. Cháo khoai mài: Khoai mài tươi 100g, quế 15g, quả vải 5 quả, ngũ vị tử 3g, khoai mài bỏ vỏ cắt mỏng nấu với các thứ trên thành cháo. Ăn buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ 60 phút. Tác dụng: sinh tân chỉ khái, bổ phế thận, thanh tâm an thần, chữa mất ngủ và tiểu đường. Cao quả dâu mật ong: Quả dâu tươi 100g, mật ong 300g. Cho quả dâu vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun 30 phút, lại cho nước đun lần thứ 2, lọc nước, trộn 2 lần nước lại, cô đặc, thêm mật ong, đun sôi, cho vào bình, đậy kín. Khi dùng uống với nước ấm, mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối trước lúc ngủ 60 phút. Công dụng: Bổ can, thận, an thần, thông tai, sáng mắt, trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, tai ù, phiền khát, râu tóc bạc sớm. Canh thịt lợn, hàu biển: Thịt hàu tươi 150g, thịt lợn nạc 150g, muối vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với hàu, nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn không phụ thuộc giờ giấc. Tác dụng: trị âm hư phiền táo, mất ngủ, hồi hộp, tim đập dồn. Canh hành táo: Hành củ 7 cây, táo Tàu 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc. Tác dụng: an tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ nhiều, mộng mị, trí nhớ suy kém. Canh tiểu mạch, cam thảo, táo Tàu: Tiểu mạch 60g, cam thảo 6g, táo Tàu 30g. Tiểu mạch xát vỏ, táo ngâm nở bỏ hạt, cho vào nồi cùng cam thảo, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi rồi chuyển nhỏ lửa đun tiếp khoảng 60 phút, gạn lấy nước. Uống lúc nào cũng được. Tác dụng: bổ dưỡng tâm can, an thần, định chí, chữa các chứng âm hư, mất ngủ, tinh thần hoảng hốt, buồn chán. Thuốc an thần định tâm (của Lãn Ông): Nhân sâm, phục linh, táo nhân, 3 vị lượng bằng nhau, nước vừa đủ sắc còn 1/3 uống nóng trước khi ngủ 60 phút (chú ý uống nóng thì ngủ được. Nếu uống nguội lại gây mất ngủ). . Dùng thuốc đông y – Phần 5 Phép chữa là thanh nhiệt, lợi thấp. Bài thuốc: Nhân trần 30g, vọng cách 20g, chi tử 10g, vỏ đại (sao. hoàn. Mỗi ng y dùng 10g sau bữa ăn tối; hoặc uất kim, đơn sâm, hải tảo (cùng 15g) đem sắc uống ng y 1 thang, có thể dùng liên tục trong 3-4 tuần (bài n y dùng cho thể khí trệ). Khi th y bướu cứng,. hồi hộp, lo âu. Dùng trong ng y lúc nào cũng được. Tim lợn hầm đương quy: Tim lợn 1 quả, đương quy 60g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, nước vừa đủ, nấu chín, l y ra bỏ đương quy cho gia vị vừa

Ngày đăng: 30/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN