- Thay đổi hình thức hoạt động của quỹ. - Thay đổi các chính sách về việc áp dụng phí bán. - Chấm dứt hoạt động như một quỹ đầu tư. - Thay đổi chính sách đầu tư đã công bố và theo đuổi. Ngoài các quyền trên đây mà các quỹ phải trưng ra đầu phiếu, các cổ đông của bất cứ một quỹ đầu tư nào còn được hưởng tất cả các quyền lợi bình thường khác dành cho các cổ đông của bất kỳ loại cổ phiếu công ty nào. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, đa số nhà đầu tư lại thường thờ ơ hoặc xử sự thụ động so với những gì mà pháp luật đã dành cho họ. Nói là nói vậy thôi. Trong thực tế, quỹ đầu tư hiện nay rất được quần chúng đầu tư ưa chuộng, nhất là ở chỗ nó tri hành theo luật lệ của thị trường chứng khoán nên sòng phẳng hơn. Ta có thể nghiên cứu thêm về cơ chế điều hành và các đặc thù khác để xem có đúng đây là một loại quỹ "hiền"? Quỹ đầu tư được điều hành và hoạt động thế nào? Các công ty đầu tư, đặc biệt là công ty đầu tư mở, nhìn chung có bản chất giống như công ty cổ phần sở hữu công cộng. Thế nhưng về điều hành, do đặc điểm chuyên sâu và các thuộc tính của một tổ chức kinh doanh tài chính, sự chi phối trong hoạt động phân nhiệm rất rõ ràng cho những chức năng khác nhau. Nhiệm vụ của hội đồng quản trị Các cổ đông của công ty đầu tư sẽ bầu ra hội đồng quản trị. Hội đồng này cũng tổ chức bộ máy giám đốc tương tự như các công ty sản xuất kinh doanh. Các chức danh lãnh đạo của bộ máy đó quan tâm tập trung các mặt về mục tiêu đầu tư, chiến lược dài hạn, tài chính để đầu tư, hiệu quả sử dụng tài chính cash flow, kế toán và quản trị điều hành chung. Họ không trực tiếp quản lý danh mục đầu tư. Theo luật 1940 của Mỹ, 40% thành viên của hội đồng quản trị là những người độc lập với quỹ. Điều này có nghĩa là không quá 60% thành viên có thể là những người đang làm việc cho quỹ, đó có thể là nhân viên, nhà bảo lãnh phát hành hoặc làm tư vấn đầu tư. Nhiệm vụ của nhà tư vấn đầu tư Công ty đầu tư hợp đồng với các cố vấn đầu tư bên ngoài, gọi là các nhà quản lý danh mục đầu tư portfolio manager để lo toan việc quản lý đầu tư có hiệu quả cao cho số tiền tài sản mà công ty đã huy động. Đây là chức danh rất quan trọng thực sự làm ra lợi nhuận cho quỹ. Họ đảm đương việc kinh doanh hằng ngày, thực hiện chiến lược đầu tư, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và cổ đông về kết quả khai thác quỹ. Bù lại họ được hưởng một khoản dịch vụ phí, thường là một bách phân hàng năm trên tài sản của quỹ, không quá 1%. Các nhà tư vấn đầu tư làm việc thông qua một hợp đồng chi tiết ký với hội đồng quản trị của quỹ, thông qua đa số phiếu thuận của cổ đông và được tham khảo lại mỗi năm sau đó. Hợp đồng tư vấn đầu tư có thể ký với cá nhân nhà tư vấn hoặc một công ty quản lý chuyên nghiệp, có thời hạn không quá hai năm. Nhiệm vụ đại diện quản lý chuyển nhận Đại diện quản lý chuyển nhận transfer agent hay còn gọi là đại diện dịch vụ khách hàng customer services agent được các quỹ đầu tư hợp đồng để lo việc ấn hành cổ phần mới và huỷ bỏ các cổ phần thu hồi. Đại diện quản lý chuyển nhận thường quán xuyến luôn công việc trả cổ tức và phân phối lợi nhuận đầu tư capital gain. Họ cũng có thể thực hiện một số chức năng khác như gởi báo cáo định kỳ và các mẫu thư uỷ nhiệm bầu cử cho người đầu tư. Nhiệm vụ ngân hàng giám hộ Các công ty đầu tư, đặc biệt là các quỹ hỗ tương, phải nhờ một ngân hàng nhà nước, công ty quản lý uỷ thác, hay các định chế đủ chức năng khác, làm nhà giám hộ cho mình. Các tổ chức giám hộ là nơi giữ tiền và chứng khoán của quỹ. Nhà giám hộ không thực hiện bất cứ chức năng quản lý, chức năng giám sát, chức năng đầu tư nào của quỹ, đồng thời tổ chức này cũng không can dự vào hoạt động bán cổ phần của quỹ đó. Các tổ chức giám hộ không được phép đưa ra bất cứ sự bảo đảm nào đối với các cổ đông liên quan đến vấn đề an toàn trong đầu tư. Thường thường các tổ chức giám hộ này có thể kiêm luôn công việc của đại diện quản lý chuyển nhận. Các ngân hàng giám hộ còn có tác dụng mặc nhiên giúp duy trì công tác hoạt động của quỹ đầu tư trong sáng và tích cực hơn, thông qua yêu cầu giới hạn việc giao dịch tài khoản đối với một số chức danh nào đó của công ty đầu tư, và bản thân ngân hàng cũng phải tuân theo những quy định chung về mặt điều hành của pháp luật đối với quỹ đầu tư. Nhiệm vụ của nhà bảo lãnh phân phối Nhà bảo lãnh phân phối là nhà bao tiêu gốc của quỹ. Nhà bảo lãnh sponsor tham gia vào một hợp đồng độc quyền với công ty đầu tư cho phép họ mua cổ phần của công ty đó theo giá trị tài sản thuần hiện hành. Sau đó họ có thể bán lại cho công chúng thông qua các nhà tự doanh chứng khoán dealer hoặc một lực lượng bán hàng do chính nhà bảo lãnh tổ chức, với giá chào bán sau cùng POP. Các nhà trung gian tham gia vào việc bán trực tiếp ra công chúng được hưởng một khoản chiết khấu trong phạm vi phí bán. Hợp đồng mà nhà bảo lãnh ký với công ty đầu tư thường có giá trị là hai năm và mỗi năm được chuẩn thuận lại bởi hội đồng quản trị và đa số cổ đông. Các nhà bảo lãnh được hưởng một bách phân trong phạm vi phí bán sales charge và thường họ chịu trách nhiệm lo liệu về văn tự bán và các khoản xúc tiến khác. Mua bán cổ phần quỹ hỗ tương Trong khi các cổ phần công ty đầu tư đóng closed - end được mua bán trên các TTCK bình thường như các cổ phần doanh nghiệp thì các cổ phần công ty đầu tư mở chỉ được bán lui lại cho chính công ty đã huy động vốn đó. Do đó việc tính toán và quy định các phương thức liên quan đến việc xác định và áp dụng các trị giá trở thành một yêu cầu cần thiết và phải rõ ràng. Cổ phần quỹ hỗ tương được bán thế nào? Câu trả lời xác định là chỉ được bán ở mức "giá chào bán cho quần chúng đầu tư" POP - public offering price. Sự khẳng định này rất quan trọng bởi vì luật pháp không cho phép các định chế trung gian hoạt động có tính chất đầu cơ hoặc kinh doanh đối với cổ phần sở hữu quỹ hỗ tương. Quần chúng đầu tư đây là "người tiêu thụ" sau cùng. Các thành viên hoạt động trong ngành chứng khoán có thể được mua cổ phần của quỹ có hưởng mức giảm giá, nhưng đó chỉ là khoản thù lao được quy định bằng các văn bản thoả thuận nghiêm minh và duy nhất cho mục đích đáp ứng lại lệnh của khách hàng muốn đầu tư vào quỹ hỗ tương. Tuy nhiên các thành viên đó cũng có thể mua cho mục đích đầu tư của mình và như vậy nếu họ muốn bán các cổ phần đã mua đó, thì phải và chỉ được bán lại cho quỹ đầu tư liên quan mà thôi. Xác định giá cổ phần của quỹ hỗ tương: Tại các thị trường đã ổn định, luật pháp quy định các quỹ hỗ tương phải tính toán giá trị cổ phần tối thiểu mỗi ngày một lần, và thường là ngay sau giờ đóng cửa các phiên giao dịch của TTCK. Giá áp dụng cho việc mua hay bán lại được dựa trên giá sắp đến sẽ được tính toán và công bố. Người ta gọi quá trình này là cách áp giá phía trước forward pricing. Chẳng hạn, nếu có một lệnh mua đưa ra vào lúc 10 giờ sáng và phiên giao dịch chỉ kết thúc sau 4 giờ chiều, thì giá cả để mua sẽ không thể nào biết được cho đến khi giá trị thuần được tính toán sau 4 giờ chiều hôm đó. Việc mua cổ phần được thực hiện ở giá cổ phần thuần NAV cộng với phí bán sales charge - đối với loại phí bán chịu trước và khi bán lại, cổ phần đó được thực hiện với giá cổ phần thuần trừ đi một lệ phí thu hồi redemption fee. Giá trị thuần mỗi cổ phần: Giá cổ phần thuần NAV của quỹ hỗ tương là bình quân của tổng giá trị thuần của quỹ chia cho tổng số cổ phần đang lưu hành. Giá thực tế bán ra cho công chúng POP là giá NAV cộng thêm một khoản phí bán. Tổng giá trị thuần của quỹ được xác định bằng chênh lệch giữa tổng tài sản của quỹ gồm giá thị trường hiện hành của toàn bộ chứng khoán đang được nắm giữ cộng với tiền mặt trừ đi tổng các khoản nợ. Những tác động làm thay đổi giá cổ phần thuần: Do giá trị thuần được tính và lệ thuộc vào các hàng hoá chứng khoán đang được quỹ mua bán hoặc nắm giữ, những thay đổi của nó có thể do nhiều khía cạnh, nhưng chủ yếu thể hiện khuynh hướng chung như sau: - Giá cổ phần thuần sẽ tăng khi giá trị gốc chứng khoán cơ sở trong danh mục tăng, hoặc danh mục đầu tư đó nhận được thu nhập từ tiền lãi trên các chứng khoán nợ mà nó nắm giữ - Một sự sụt giảm giá cổ phần thuần sẽ xảy ra khi giá gốc chứng khoán cơ sở trong danh mục giảm, hoặc cũng có thể do là sau một đợt trả cổ tức hoặc lợi nhuận đầu tư cho các cổ đông. Phí bán: Phí bán của quỹ hỗ tương là phần được cộng thêm vào giá cổ phần NAV của quỹ này. Phí bán sales load hay sales charge được tính theo phần trăm trên giá chào bán ra công chúng POP. Phần trăm này được tính bằng cách lấy chênh lệch của giá POP và giá NAV chia cho giá POP. Ví dụ: Một quỹ hỗ tương nêu giá cổ phần trên báo vào một ngày nào đó ở mức 139.444đ - 151.570đ giá NAV người đầu tư bán lùi và giá POP người đầu tư đi mua. Phí bán tuyệt đối sẽ là 12.126đ chênh lệch 151.570đ - 1 39.444đ tức khoảng 8% trên giá bán ra cho người đầu tư. Theo quy định của Mỹ, phí bán không được vượt quá 8,5% và tuỳ thuộc vào lượng mua ít hay nhiều mua dưới 1.000 USD phải chịu phí 8,5%, nhưng mức này chỉ còn 1% nếu lượng mua trên 500.000USD. Phí bán chủ yếu là để trả cho những người được quỹ hỗ tương thuê hoặc tham gia trong quá trình bảo lãnh phát hành. Trường hợp quỹ nào không phải thuê tổ chức phát hành tự phát hành lấy thì quỹ đó sẽ bán ra cho công chúng cổ phần của mình theo giá thuần NAV. Người ta gọi dạng này là quỹ không thu phí bán no - load fund. Gọi là phí bán, nhưng trong thực tế khoản phí này có thể thu vào lúc người đầu tư đi mua cổ phần của quỹ hoặc cũng có thể thu vào lúc người đầu tư đi bán lại cổ phần cho quỹ. Nếu phí được cộng vào giá cổ phần thường NAV khi mua thì gọi là phí trả trước front end load. Nếu phí được thu vào lúc người đầu tư bán lại thì gọi là phí trả sau back- end load. Phí trả sau càng thấp nếu ta giữ cổ phần đó càng lâu. Chẳng hạn giữ được năm đầu chịu mức 8%, năm thứ hai chịu 7%, năm thứ ba 6%, vân vân. Phí trả sau như vậy được giảm dần đến zéro, ví dụ đủ 8 năm chẳng hạn. Các thang bậc và phương thức quy định liên quan phải được nêu rõ ràng trong các cáo bạch. Các phương thức mua cổ phần quỹ hỗ tương: Ngày nay để thuận lợi cho nhiều người đầu tư nhỏ có điều kiện tham gia vào quỹ hỗ tương, điều này có nghĩa là tham gia đầu tư vào TTCK, các quỹ đã đưa ra nhiều cách đầu tư rất thuận tiện. Người đầu tư có thể mua trả đứt một lần hoặc theo một kế hoạch tích luỹ. Phương thức mua đứt theo gói được các nhà đầu tư có sẵn một món tiền nhàn rỗi hoặc dồi dào tài chính thực hiện. Cách này không có gì phải bàn nhiều. Riêng phương thức đầu tư theo kế hoạch tích luỹ được thực hiện thông qua một hợp đồng, theo đó, người đầu tư sẽ đưa vào những khoản tiền bổ sung trên một căn bản được xem là liên tục, có thời đoạn là mỗi tháng hoặc mỗi quý. Cách đầu tư này có thể được tiến hành theo một kế hoạch tự nguyện nào đó, phù hợp với nhà đầu tư nhỏ hoặc tích góp. Thông thường các kế hoạch tự nguyện yêu cầu người đầu tư phải bỏ ra một khoản tối thiểu nào đó ban đầu. Nhà đầu tư sẽ tự phát biểu dự định của mình về khoản sẽ đóng vào tiếp theo trong các khoảng thời gian cố định. Nếu người đầu tư không muốn hoặc không thể bỏ vào các khoản đầu tư bổ sung nữa thì cũng chả sao. Không có chuyện bị phạt vì công ty đầu tư cũng chẳng có gì bị thiệt tuy nhiên đây chỉ là vì để tạo thuận lợi trong môi trường đầu tư đã có hướng chuyên nghiệp, chứ bình thường ở thị trường mới nổi vẫn có thể khó thực hiện. Phí bán được tính trên suốt chặng kế hoạch. Ngoài ra, các quỹ hỗ tương đầu tư còn đem lại cho nhà đầu tư nhiều sự thuận lợi khác, chủ yếu là chịu theo những mong muốn phổ biến của quần chúng đầu tư xoay quanh yêu cầu nhập vào hay thoát ra hoặc để thực hiện một kế hoạch tài chính tương đối phù hơn cho bản thân họ. Clone Fund - Quỹ hỗ tương phiên bản; Closed fund - Quỹ hỗ tương khép Chúng ta đã có dịp tìm hiểu về các loại quỹ hỗ tương. Đây là loại quỹ mở được tổ chức để đầu tư chuyên sâu vào chứng khoán theo ngành, theo công cụ hoặc một số đặc tính khác. Nhiều quỹ hỗ tương sau một thời gian phát triển có cơ cấu vốn tăng lên rất lớn. Những anh chàng khổng lồ như vậy có thể đánh mất lợi thế đầu tư của mình trong nhiều trường hợp. Đây chính là lý do để các quỹ hỗ tương phiên bản ra đời. Quỹ đầu tư phiên bản clone fund là một quỹ hỗ tương xuất phát từ một quỹ hỗ tương khác. Quỹ hỗ tương khác đó chính là quỹ mẹ, đã tăng trưởng với quy mô vốn phình ra, làm cho tầm quản lý và đầu tư bị hạn chế. Chẳng hạn, một quỹ lớn quá thông thường không thể thiết lập các quan hệ đầu tư tại các công ty nhỏ hay mới phát hành đại chúng lần đầu. Do vậy sẽ cần đến một quỹ mới nhỏ hơn "xuất kích" để đảm đương cùng mục tiêu như quỹ mẹ của nó, vốn có thâm niên và quy mô lớn đang cùng tồn tại. Mặc dù quỹ mẹ và quỹ đầu tư phiên bản quỹ con cùng theo đuổi các mục tiêu tương tự nhau, các quỹ này mua bán các chứng khoán hàng hoá khác nhau, và thông thường hoạt động theo các bộ máy quản lý quỹ khác nhau. Điều này sẽ trở nên cần thiết một khi đã có sự quá tải về khả năng bao quát của quỹ hỗ tương mẹ, và cũng để tận dụng các lợi thế của bản thân quỹ phiên bản con đang được tổ chức gọn nhẹ hơn. Nhiều nhà chuyên môn tài chính tin rằng các quỹ hỗ tương khi đã phát triển lớn đến một mức độ nào đó sẽ lại gây tiêu cực cho hiệu năng đầu tư của họ. Các nhà quản lý các quỹ hỗ tương có lượng vốn khổng lồ bị hạn chế ở lượng chứng khoán có thể được mua thêm vào danh mục của mình, lý do là vì đặc trưng của các giao dịch mà quỹ này thực hiện có quy mô đặc biệt lớn. Một quỹ lớn thường không thể thiết lập một vị thế giao dịch mua chứng khoán của một doanh nghiệp nhỏ, đơn giản chỉ vì số lượng cổ phần mua bán quá khiêm tốn. Giá như quỹ đó có thể giành được một "phần bánh" trong doanh nghiệp nhỏ, lượng đầu tư như vậy sẽ thể hiện một góc quá bé so với tài sản của nó, và điều này chẳng có ý nghĩa tích cực gì lắm đối với hoạt động đầu tư của quỹ. Tương tự, một quỹ lớn có thể gặp khó khăn về thanh khoản trong việc bung ra một giao dịch lớn đối với một loại chứng khoán chẳng may có lượng mua bán yếu ớt. Vào năm 1995, giám đốc quỹ Fidelity’s Magellan, quỹ đầu tư chứng khoán vốn lớn nhất và thành công nhất của Mỹ, đã cần đến ít nhất là hai tháng để bán cho hết phần sở hữu 11,8 triệu cổ phiếu của công ty Micron Technology! Trong lúc đó, một quỹ hỗ tương tương đối nhỏ có thể tham gia vào các vị thế đầu tư cổ phần của cả các doanh nghiệp nhỏ lẫn lớn, lại không phải lo lắng gì chuyện giao dịch của mình sẽ tác động lên giá cả chứng khoán. Các quỹ đầu tư cũng có thể trở nên khác xoay xở hơn khi chúng phát triển thái quá. Tài sản vốn nhiều hơn nghĩa là giao dịch mua bán nhiều hơn, và một số lượng chứng khoán lớn hơn phải được tăng cường theo dõi Một khi diễn tiến đã có dấu hiệu bất kham, các nhà bảo trợ phát hành chứng chỉ đầu tư cho các quỹ hỗ tương được yêu cầu tìm cách giữ ổn định về quy mô, ngăn không cho một quỹ phát triển thêm nữa bằng thủ tục cho khép quỹ lại theo đó việc bán chứng chỉ cho các nhà đầu tư mới sẽ bị ngưng lại. Việc khép quỹ lại như vậy thường được tiếp nối bởi việc giới thiệu một quỹ mới là phiên bản của quỹ vừa mới khép. Quỹ này thường có một chủ trương và triết lý đầu tư giống như quỹ mẹ của nó. Ở Mỹ, các quỹ con này sau khi ra đời thường mang tên giống hệt tên quỹ đã khép. Tuy nhiên, vì cần có sự phân biệt, tên đó được mang thêm con số "II" La Mã kế bên. Chẳng hạn vào năm 1985, quỹ Windsor được khép lại và các nhà đầu tư mới được giới thiệu để tham gia vào một quỹ kế tục của quỹ này đang đồng thời được mở ra và có tên là Windsor II, đây là phiên bản của quỹ Windsor. Windsor dù đã được khép lại nhưng vẫn tồn tại song hành. Tương tự là trường hợp của quỹ Putnam Fund for Growth & Income, quỹ này được khép vào năm 1994, lập tức đứa con "sinh sản vô tính" của nó ra đời để tiếp nối sự nghiệp lấy tên là Putnam Fund for Growth & Income II. Điều thú vị là báo chí Mỹ đã từng đặt vấn đề khá nghiêm túc chung quanh câu hỏi: các quỹ "nhái" này có tốt như quỹ gốc không? . đầu phiếu, các cổ đông của bất cứ một quỹ đầu tư nào còn được hưởng tất cả các quy n lợi bình thường khác dành cho các cổ đông của bất kỳ loại cổ phiếu công ty nào. Tuy nhiên trong nhiều trường. làm nhà giám hộ cho mình. Các tổ chức giám hộ là nơi giữ tiền và chứng khoán của quỹ. Nhà giám hộ không thực hiện bất cứ chức năng quản lý, chức năng giám sát, chức năng đầu tư nào của quỹ,. lại cho quỹ đầu tư liên quan mà thôi. Xác định giá cổ phần của quỹ hỗ tương: Tại các thị trường đã ổn định, luật pháp quy định các quỹ hỗ tương phải tính toán giá trị cổ phần tối thiểu