Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
395,5 KB
Nội dung
GIẤC NGỦ DÀI NGẮN Khi ta ngủ, nhịp tim đều đặn, huyết áp trở lại bình thường, hơi thở hài hoà và sâu. Khi ấy hoocmon chiều cao được tiết ra - là yếu tố cho cơ thể trẻ em và thanh thiếu niên phát triển và làm mô tế bào được đổi mới ở cả thiếu niên, tráng niên và cao niên. Khi ngủ, đôi mắt được nghỉ ngơi; bóng tối là yếu tố cần thiết để biến đổi vitamin A thành retinol cần thiết duy trì cho thị lực. Khi ngủ ôxi tiếp cận các mô tế bào tốt hơn nên giấc ngủ ngon ban đêm sẽ giúp cho làn da mịn màng và hồng hào. Sinh ra không ai giống ai. Thời gian dành cho giấc ngủ cũng khác nhau. Thông thường trẻ sơ sinh ngủ tới 20giờ mỗi ngày; các vị thành niên cần từ 8 đến 10 giờ ngủ mỗi ngày; còn ngoài 20 tuồi chỉ ngủ mỗi ngày từ 6 đến 8 tiếng. Tuổi càng cao nhu cầu ngủ càng giảm: trung niên thì 5 đến 7 giờ; người nghỉ hưu thường chỉ ngủ mỗi ngày 4 đến 5 giờ (tương đương với khi trẻ của Napolêon). Thời khắc năng lực trí tuệ cao nhất của người ta trong một ngày cũng không giống nhau. Nhóm người "Cú Mèo" hoạt động linh hoạt nhất vào buổi tối và ban đêm. Nhưng đó lại là lúc nhóm người "Chiền Chiện" rã rời; nên tốt nhất là ngủ sớm và dậy sớm để làm bù. Nhóm "Cú Mèo" là người hướng ngoại, để bộc lộ tình cảm ra ngoài. Nhóm người "Chiền Chiện" lại hướng nội, cất dấu cảm xúc vào tâm khảm. Thiên hướng làm việc khuya hay dậy sớm đã được "lập trình" sẵn trong mỗi cá thể. Vì vậy không nên nỗ lực cưỡng lại, mà hãy cố gắng thích nghi và tự thu xếp thời gian thích hợp cho giấc ngủ của mình. LÀM GÌ KHI MẤT NGỦ Thiếu ngủ dẫn đến giảm thiểu miễn dịch và tăng khả năng nhiễm bệnh, dễ dẫn đến hội chứng thiếu máu tim và nhồi máu cơ tim, "bốc hoả" thần kinh và trầm uất. Trên một nửa số người tai nạn giao thông xảy ra là "tác phẩm" của những người lái xe thiếu ngủ. Mất ngủ không chỉ biểu hiện qua khó ngủ, mà còn ở giấc ngủ chập chờn hoặc thức giấc quá sớm. Nguyên nhân mất ngủ có thể do trục trặc về sức khoẻ (thấp khớp, tiểu đường hay cường tuyến giáp ). Tuy nhiên ba phần tư lại do yếu tố tâm lý - tình cảm. Ngược lại mất ngủ thường dẫn đến tim đập nhan, huyết áp tăng, tăng trầm uất và rối loạn tâm lý. Một nửa ca tử vong do nhồi máu xảy ra ở người mất ngủ. Tình trạng mất ngủ cần được điều trị và có thể chữa trị. Thi thoảng thuốc ngủ đã phát huy tác dụng tích cực (tốt nhất là loại nguồn gốc thảo dược). Song để tránh nghiện, không nên dùng quá một tháng, hoặc 6 tuần là cùng. Tốt nhất là hoạt động thể dục thể thao hàng ngày đều đặn để luôn ngủ ngon. Khoa học đã tổng kết: để ngủ ngon nhất thiết phải làm việc từ lúc thức buổi sáng. Cơ thể chúng ta vốn thích hài hoà và ổn định. Cần luôn luôn thức dậy vào giờ nhất định, ăn uống vào giờ nhất định. Hoạt động thể thao và dạo bộ là rất tốt cho ngủ ngon. Nhưng nên kết thúc trước khi đi ngủ 3 giờ, kể cả bữa ăn chính buổi tối. Nhưng nếu thấy đói không thể ngủ được thì trước khi đi ngủ có thể ăn thật nhẹ hoặc uống cốc nước ấm pha đường hay hoà mật ong. VÀI BÍ QUYẾT ĐỂ NGỦ ĐƯỢC Về ăn: Hai loại vitamin giúp ngủ tốt là B6 và B12 (có trong thịt, cá, đậu, chuối, ngũ cốc). Bữa ăn chiều nên ăn nhẹ, thức ăn dễ tiêu, ít đạm, tránh ăn quá no. Không nên ăn cá rán, xúc xích; tránh cả các chất kích thích chứa trong rau quả như cafein trong khoai tây, ngô, chanh, cam. Còn rau đay, mồng tơi, lá vông, ngó sen, chuối, cà chua, lạc, mận thì đều giầu hợp chất triptofani (cũng có trong sữa, mật ong) là nguyên liệu giúp cơ thể tạo ra hoocmon ngủ (nhất là hạt sen, long nhãn). Về uống: Chiều tối không nên uống trà, cà phê, cocacola và nên chia tay với rượu. Dù một, hai ly rượu thuốc buổi tối có thể giúp một số người dễ ngủ hơn, nhưng chính rượu cũng làm tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng. Còn uống nhiều rượu thì chắc chắn chỉ làm rối loạn giấc ngủ. Mật ong có tác dụng xoa dịu thần kinh nên tốt nhất là uống hai thìa mật ong hoà trong 200 ml nước ấm hoặc sữa nóng để tránh bị làm giảm lượng glucoza trong máu lúc nửa đêm, là nguyên nhân gây tỉnh giấc đối với nhiều người cao tuổi. Về hoạt động: Trước khi lên giường hãy tạo không khí tĩnh lặng, cả nội tâm lẫn môi trường. Nếu gặp chuyện bực mình nên giãi bày hết với người thân hay bạn thân. Nên tắm nước ấm, nghe nhạc êm đềm hoặc đọc một vài trang sách vui vẻ. Có thể "vẩy tay" Đạt ma dịch cân kinh độ 10 phút. Hoặc tối tối đi bách bộ một lúc nếu ban ngày ít vận động. Đã đặt lưng xuống giường ngoài nghỉ ngơi, tuyệt đối không ăn uống hay làm việc hoặc nghĩ đến bất cứ hoạt động thể lực nào - trừ "chuyện ấy" với "bạn đời". Theo giáo sư Jouvet thì đây là bài thuốc đơn giản và ít tốn kém nhất để khắc phục mất ngủ: vuốt ve, âu yếm rồi "yêu nhau" - làm dịu thần kinh và có tác dụng thư giãn cơ bắp. Thân thể "no nê" hưng phấn sẽ trở nên biếng nhác, chỉ muốn ngủ ! CÁCH CHỮA MẤT NGỦ Ngâm chân: Trước khi đi ngủ ngâm chân vào nước thật nóng để kéo máu xuống chân. Ngâm đến đầu gối càng tốt. Xong lau khô chân và đi nằm, ủ hai chân thật ấm, có thể dùng túi chườm nóng nếu cần. Chú ý: Người mắc chứng giãn tĩnh mạch không được làm việc này. Thuốc chữa mất ngủ: + Dùng hạt sen (30g) và long nhãn (20g) sắc nước uống và ăn cả bã. Hay đơn giản là hạt sen nấu chè, hoặc hạt sen nấu cháo đường cũng tốt. + Dùng tâm sen (10g) nấu với 100 ml nước, để sôi 10 - 15 phút rồi gạn lấy nước uống 1 lần trước khi đi ngủ. Có thể thêm mật ong, đường cho dễ uống. + Dùng lá sim bánh tẻ (20g) rửa sạch sắc với 3 bát nước, còn một bát. UỐng trước khi đi ngủ. Thêm đường cho dễ uống. + Dùng là vông lem tươi (100 - 200g) luộc hay nấu canh ăn hàng ngày vào bữa tối. Hoặc lá vông lem phới tái (10g) thái nhỏ, sắc uống với 3 bát nước lấy một bát uống trước khi đi ngủ. + Bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông: Sắc long nhãn (50g) với nước. Thái nhỏ cao Ban Long (40g) cho vào hoà tan. Để nguội cho đông lại, thái thành miếng mỏng. Ngày uống 20 g chia làm 2 lần trước khi đi ngủ và sáng sớm lúc ngủ dậy. Rất tốt cho người mới ốm dậy, sinh mất ngủ và cơ thể còn ốm yếu. Tắm hơi: Một liệu pháp chữa mất ngủ rất hiệu quả, nhưng nếu dùng thường xuyên thì chu kỳ ngủ bị rút ngắn, giấc ngủ sâu bị kéo dài thái quá. Tạo giấc ngủ tự nhiên: 1. Nằm thoải mái, chân tay duỗi, toàn thân thả lỏng. Từ từ nhắm mắt lại. 2. Sau khi nhắm mắt từ từ nắm chặt bàn tay phải khoảng 5 phút rồi lại từ từ buông lỏng về trạng thái ban đầu. Rồi làm với bàn tay trái cũng y như thế. 3. Tiếp, từ từ gồng các cơ bên phải khoảng 5 phút rồi lại từ từ buông lỏng. Lại làm với bên chân trái. 4. Động tác cuối cùng là từ từ lên gân, gồng cơ mặt khoảng 5 phút rồi lại từ từ buông lỏng. Tập trung hoà nhịp với việc lên gân rồi buông lỏng có cảm giác như quả bóng bị bơm căng và xì hơi ra. Sau đó ta sẽ thấy hoàn toàn thư thái và khó có thể mở mắt ra và đi vào giấc ngủ hết sức tự nhiên. [Theo The Health] NẰM NGỦ THẾ NÀO Nên nằm quay đầu về phương bắc để ngủ sâu hơn vì áp lực lên động mạch sẽ giảm tối đa. Hướng đông cũng được. Hướng tây gây buồn chán. Hướng nam gây căng thẳng (kết quả nghiên cứu Đại học Berkeley - USA). Ngủ trong bóng tối ngon giấc hơn. Không ngủ cạnh đèn. Ánh sáng làm tinh thần bất an. Ngủ ngày thì nên kéo rèm che ánh sáng. Không ngủ há miệng (để tránh gió lùa phổi bị nhiễm lạnh). Không ngủ nơi gió lùa, không ngủ cạnh bếp lò. Bình thường thì nên nằm nghiêng, hơi co gối cho tinh khí không phát tán, khi dậy sẽ sảng khoái vì khí huyết lưu thông. Khi khó thở (viêm phổi, hen ) nên nằm cao đầu, hai tay vươn cao. Bị huyết áp tăng: Nên nằm ngửa, gối cao chứng 12 cm. Quá cao hay quá thấp đều gây khó chịu. Chân nên gác cao cho máu dồn lên đầu tốt hơn, để ngủ nhanh hơn, sâu hơn và tránh "thiểu năng tuần hoàn não". Đau dạ dày: Nên nằm nghiêng trái, đừng nghiêng phải vì dịch vị từ dạ dày chảy ra thực quản, kéo dài sẽ làm dạ dày quặn đau. Bệnh gan: Kể cả sơ gan cổ chướng: nên nằm nghiêng trái sẽ có lợi cho khôi phục sức khoẻ. Giữ sắc đẹp: Nằm ngửa thì tốt hơn. Nữ có bầu: Không nên nằm ngửa, nên nằm nghiêng về bên trái. Ngay sau khi đẻ thì nên nằm sấp để máu độc trong người chảy ra hết. Bệnh tim mạch: Nên nằm nghiêng phải để giảm nhẹ lực đè lên tim. Nếu tim đã yếu nên nửa nằm nửa ngồi. Không nằm sấp hay nghiêng trái. Tắc động mạch não: Nằm ngửa là tốt nhất. Nằm nghiêng máu khó lưu thông, đặc biệt là ở cổ lưu chuyển rất chậm dễ sinh tắc động mạch não. Thối tai có mủ: Nên kiên trì nằm nghiêng về phía tai đau để bài tiết mủ, rút ngắn thời gian chữa trị. NGỦ NGÀY RẤT CẦN CHO NGƯỜI CAO TUỔI (Kết quả nghiên cứu của các bác sĩ Thuỵ Điển, Hoa Kỳ, Hy Lạp). Với bất cứ ai sẽ rất lợi nếu ban ngày có được mươi phút nghỉ ngơi, thư giãn. Với người cao tuổi, lại càng cần có giấc ngủ ngày để bù ngủ đêm chưa đủ, do thói quen dạy sớm, hay vì già mà ngủ không sâu hoặc dễ thức giấc vì tiếng động, dù nhỏ. Nhưng không nên ngủ trưa quá dài, chỉ độ một giờ là cùng. Cũng không nên ngủ ngồi hay ngủ vắt tay lên trán vì như thế không thư giãn được toàn thân. UỐNG BAO NHIÊU NƯỚC ? Hẳn các bác và các bạn đều đã từng được khuyên "uống nước ít nhất 2 lít rưỡi nước" mỗi ngày. Gần đây lại có những thông tin khác hẳn. Uống thừa nước sẽ làm giảm sinh lực, làm "bần huyết" (máu bị loãng), làm giảm suất "dưỡng chất" nuôi tế bào. Làm hạ nhiệt trong người, làm người thêm mệt mỏi, vì buộc phải tốn thêm công đẩy lượng nước thừa đã hoà trong máu đi khắp cơ thể. Vì vậy chỉ nên uống vừa đủ theo nhu cầu. Lao động chân tay nhiều, trời oi bức, hay do yêu cẩu riêng của bệnh tật nào đó, thì cần uống nhiều. Người ít hoạt động mà uổng nhiều thì chỉ có hại, sẽ uể oải, lười nhác, ngại việc, mỏi lưng, khỏ ngủ, mất ngủ. Máu thừa nước thì hồng cầu dễ bị huỷ hoại, bạch cầu kém sức đề kháng. Tuyệt đối không uống tiếp khác, uống "xã giao", uống cho sướng miệng, uống theo thói quen. Vì "trà ngon thì tức bụng, vợ trẻ thì đau lưng mà". Uống sao cho nam giới khoẻ mạnh thì ban ngày đi tiểu không quá 3 lần, nữ giới không quá 2 lần. Chỉ tiêu này hơi khó, nhưng nếu quá là đã có biểu hiện bệnh lý rồi đấy. Theo "Bí ẩn và Bí quyết sự sống đời người" của Vũ Trọng Hùng - Ngô Hy. Nxb VHDT,H,2000 "ĂN ĐƯỢC LÀ TIÊN" Theo tổng hợp của Mai Khanh ở Tri Thức Trẻ SỐ tết Đinh Hợi - 2007 và theo tài liệu viện dinh dưỡng Bộ y tế Đối với sức khoẻ và tuổi thọ, RÈN LUYỆN THÂN THỂ và ĂN UỐNG quan trọng hơn THUỐC THANG. Chữa bệnh bằng ăn uống (ẨM THỰC TRỊ LIỆU) tốt hơn dùng thuốc hoá dược (hoá trị, xạ trị). Mười thứ thuốc thì đến chín thứ độc, có bệnh thì mới phải dùng thuốc (suy cho cùng là bất đắc dĩ). Và đã dùng thì phải dùng đúng liều lượng, giờ giấc, cách thức và theo hướng dẫn của thầy thuốc. 1. NÊN ĂN TẠP: để mạnh khoẻ sống lâu đúng với tiềm năng mà tạo hoá sinh ra (khoảng 45 ngàn ngày, tức là 125 năm), ta cần ăn tới gần chín chục chất khác nhau (gồm gần 6 chục vi lượng khoáng, gần hai chục loại vitamin và gần chục loại axit amin nữa). Vì vậy mỗi ngày nên ăn khoảng mươi, mười lăm loại thực phẩm khác nhau. 2. NÊN ĂN CHẬM, NHAI THẬT KỸ: Mỗi miếng nhai 30 lân, mỗi bữa ăn 3 phút - để tận dụng hết các vi lượng có trong thức ăn: bảo vệ não, giảm béo, làm đẹp da, phòng được ung thư. 3. NÊN ĂN THỰC PHẨM GỐC: Không có nghĩa là tuyệt đối không ăn thực phẩm đã chế biến chút ít, mà chỉ để cho bộ máy tiêu hoá của ta tránh được các bệnh thực phẩm thời nay. 4. NÊN ĂN SỚM: Bữa sáng là một bữa chính và ăn sớm để "khai quan trí lực". Bữa tối ăn nhẹ hơn và ăn sớm để xa giờ đi ngủ, sẽ không bị béo bệu; đêm đến dạ dày và trí óc đều được nghỉ ngơi. 5. NÊN ĂN NHẠT: Bớt muối (tối đa 10g muối/người/ngày). Bớt mỡ (nên thay bằng dầu thảo mộc). Bớt đường (dưới 500g đường/người/tháng). Nhưng quả chín thì ăn thả cửa (có thể bão hoà). 6. NÊN ĂN "ÂM ẤM":ăn quá nóng sẽ không tốt cho tiêu hoá. Để nguội một chút sẽ trường thọ đó. 7. NÊN ĂN TƯƠI: Làm tươi, ăn tươi, để tận dụng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, không ăn đồ ăn thừa. 8. NÊN ĂN CÂN ĐỐI: ăn chất béo có mức độ, ăn ít mỡ, mà nên ăn dẩu và lạc vừng. Ăn chất đạm ở mức vừa phải. Ăn ít đạm nguồn gốc động vật (thịt, trứng, sữa) mà ăn nhiều cá hơn 3 bữa mỗi tuần. Tăng các món chế biến từ đậu tương (tức đậu nành). 9. TĂNG CƯỜNG ĂN CHẤT XƠ: ăn nhiều rau, củ, quả để vừa có nhiều vitamin và các vi lượng khoáng, vừa có nhiều chất xơ để quét nhanh ra khỏi hệ tiêu hoá các độc tố và cholesterol thừa. 10. NÊN ĂN SẠCH: Không bụi bặm, không bị ô nhiễm, không mang vi trùng, vi khuẩn, mầm bệnh vào người. 11. NÊN ĂN SỐNG: Những thực phẩm nào có thể ăn sống thì nên ăn sống. Nhưng không ăn "gỏi" , ăn "tái quá nhiều, nhất là với thực phẩm không được tươi. 12. NÊN ĂN THEO CỮ: ăn uống điều độ (không no dồn đói góp), đúng giờ phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể. 13. NÊN CHIA NHỎ BỮA ĂN: Sang thế kỷ 21 này, người ta sẽ ăn ngày năm đến sáu bữa. Ngoài ba bữa chính còn có ba bữa nhỏ lúc 10 giờ, 16 giờ và 20 giờ sẽ có tác dụng rất tốt. Nó khác với ăn vặt là không có giờ giấc, định lượng, thường tác hại cho bữa chính. 14. NÊN UỐNG NƯỚC VỪA ĐỦ: Uống theo yêu cẩu từng thể trạng, nếp hoạt động (chân tay, trí óc, nhiều hay ít), thời tiết (nóng hay lạnh) mà uống nhiều hay ít. Không uống xã giao, uống tiếp khách, uống theo khoái khẩu. Nên uống xa các bữa ăn. Uống nhiều nước không phải bao giờ cũng tốt. 15. NÊN UỐNG TRÀ XANH: uống chè tươi để phòng tránh được ung thư, tránh được đứt mạch não, trị sâu răng và làm chắc răng * * Sáu loại đồ uống bảo vệ sức khoẻ là: Trà xanh, vang đỏ, sữa đậu nành, sữa chua, canh xương, canh nấm. BỮA ĂN SÁNG RẤT QUAN TRỌNG ăn sáng giúp ta không gầy đi, không béo lên. Vì khi thức dậy ta đã nhịn 10 đến 12 giờ rồi và đã tốn ít nhất 600 calo cho giấc ngủ và mơ, cho tim đập và máu lưu thông. [Ngủ tốn 1 calo mỗi phút và nằm mơ tốn 1,5 calo mỗi phút]. Nên chọn món mình thích để ăn ngon miệng và bớt cồn cào lúc gần trưa. Khi ăn nên vui vẻ, tránh buồn tẻ, nhàm chán. không nên vừa ăn vừa xem tivi. ăn sáng lý tưởng là có các sản phẩm từ sữa (như sữa chua; phomat; sữa tươi) để có prôtein, calci, vitamin A; B 2 ; D; một ít chất bột (xôi, bánh mỳ,, bánh giò ) để có ít gluxit, các vitamin nhóm B và các khoáng vi lượng, một ít hoa quả để có vitamin C và muối khoáng. Cũng nên thường xuyên thay đổi thực đơn bữa sáng. BỮA TỐI VỚI BỆNH TẬT VÀ SỨC KHOẺ Theo tạp chí Bác sỹ gia đình 5 - 2006 Tối ăn nhiều mỡ và prôtein thì dễ béo phì, vì ban đêm chỉ nằm ngủ sẽ thừa năng lượng. Mặt khác cholesterol dư do cơ thể chuyển hoá không hết sẽ bám vào thành động mạch sinh ra xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Tối ăn nhiều làm tăng lượng đường huyết, kích thích tạo ra insulin, và làm cho insulin suy thoái sớm, dẫn đến bệnh tiểu đường. Tối ăn nhiều làm tuyến tuỵ phải làm việc nặng và tăng áp lực bên trong gây tắc nghẽn ống tuyến tuỵ. Ăn tối xong đi nằm ngay, làm kéo dài thời gian làm việc của dạ dày, thức ăn ở lại lâu, khiến dịch vị tiết ra nhiều, gây hưng phấn tế bào thành dạ dày gây viêm loét Rồi chất thải nằm lâu trong ruột già sinh ra các chất độc hại như amine acidase, amonia indole một mặt gây kích thích thành ruột, một mặt các chất độc hại hấp thụ vào máu làm tăng gánh nặng cho gan, thận, lâu ngày dễ sinh ra các ung thư đường ruột. Tối ăn quá no, hệ tiêu hoá sẽ kích thích thần kinh thực vật, gây hưng phấn theo phản xạ với vỏ đại não, khiến cho các tế bào tương ứng bị kích hoạt, tạo ra các cơn ác mộng. Qua đó ta thấy ăn tối liên quan tới một số bệnh. Vì thế bữa ăn tối nên ăn thanh đạm, ăn ít, ăn sớm, ăn xong nên đi dạo không nên đi ngủ ngay. Làm được như vậy giảm được tỷ lệ phát bệnh, lợi cho sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. PHẠM VĂN TRUNG NHỮNG ĐIỀU CHÚ Ý KHI ĂN HẢI SẢN Theo tạp chí sức khoẻ Trung quốc qua Tri Thức Trẻ số tết Đinh Hợi 2007 A. Chọn mua hải sản: Khi mua hải sản cần dùng cả mắt, cả tay, cả mũi. Trước hết nhìn kỹ xem mắt cá phải trong suốt, không đục, thân cá phải sáng bóng thì mới là cá tươi. Vỏ tôm phải gắn liền với thân tôm, thân tôm phải toàn vẹn, sáng bóng. Cá da trơn thì da cũng phải sáng trong, tự nhiên. Dùng tay ấn vào thịt tôm cá đều phải chắc, còn đủ tính đàn hồi, chỗ ngón tay ấn vào không bị lõm, trên mặt thịt thì không chảy dịch, chứng tỏ còn tươi. Ngửi thì thấy mùi tay tự nhiên của hải sản; nếu có mùi tanh hôi của thịt đang phân hoá thì không nên mua. B. Ăn hải sản phải thật vệ sinh: Lượng mỡ không no có trong cá biển sẽ làm giảm gây tắc động mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp, hay đứt mạch máu não gây xuất huyết não (gọi sai là trúng phong) ở người già. Nhiều người thích ăn sống hải sản: các món gỏi. Cần chú ý là hải sản thường mang nhiều vi khuẩn nhiễm bệnh. Trước khi ăn nên để hải sản trong môi trường đông lạnh 1,2 giờ đồng hồ rồi ngâm trong nước muối nhạt để diệt khuẩn. Khi nấu hải sản cần theo dõi chặt chẽ thời gian. Không nên đun lâu quá, không những khó ăn mà còn làm bớt mất chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Cần lưu ý: cá sống mới giết, không nên nấu ngay, mà nên để 15 phút cho thịt mềm bớt hãy nấu. Như vậy chất đạm sẽ phân thành "NH 2 " và "-COOH", dễ hấp thụ và có vị thơm ngon, hợp khẩu vị. Các loại ngao, ốc, hến trước khi nấu phải rửa thật sạch để loại bỏ các tạp chất. Cần nấu chín ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn để diệt kỹ vi khuẩn. Hải sản thuộc loại thực phẩm có tính lạnh, cần nấu với gừng, giấm, cùng các loại gia vị. Gừng có tính nóng, sẽ trung hoà bớt tính lạnh của hải sản, có tác dụng tốt với cơ thể không hợp đồ lạnh. Còn giấm có tính sát trùng rất tốt, những vi khuẩn có hại trên hải sản sẽ bị loại bỏ hết. C. Mấy điều kiêng kỵ: Khi ăn hải sản không nên uống bia vì dễ dẫn đến cao huyết niệu,thống phong (gout), viêm khớp và suy thận. Hải sản cũng không hợp các loại hoa quả chứa nhiều tanin "C 78 H 53 O 48 " như hồng, nho, nên phải ăn cách nhau khoảng 2 giờ vì tanin sẽ phá huỷ đạm trong hải sản, làm giảm giá trị dinh dưỡng của hải sản. Trong dầu cá có nhiều Arsen (As) khi ở hoá trị V thì không độc, nhưng nếu kết hợp với nhiều lượng vitamin C chuyển thành As hoá trị III (tức thạch tín) thì rất độc. Vì vậy phải ăn cá trước hay sau 2 giờ mới được uống vitamin C; nhưng có thể ăn với một lượng rau xanh nhất định (< 500mg). Khi ăn hải sản tốt nhất là tránh ăn với thực [...]... lượng lipid cao, lòng đỏ trứng, bơ CÂN NẶNG HỢP LÝ Có ba cách xác định cân nặng hợp lý a, Cách tính của WHO (Tổ chức y tế thế giới): Kg nặng hợp lý = 20 ~ 23 * bình phương chiều cao (mét) b, Cách tính đơn giản: Kg nặng hợp lý = 90% của [chiều cao (cm) - 100] c, Cách tính đơn giản nhất: Kg nặng hợp lý = chiều cao (cm) - 105 Cụ thể: Chiều cao (mét) Cân nặng hợp lý (Kg) Theo cách a Theo b Theo c 1m45 42... rán bằng luộc, hấp Dùng dầu thực vật thay mỡ khi xào, nấu + Uống nhiều nước + Không ăn tối quá muộn trước khi đi ngủ + Nên ăn sáng đầy đủ Trong bài nói chuyện "Bí quyết mạnh khoẻ và sống lâu" Giáo sư Tổ chức Y tế thế giới WTO Tề Quốc Lực khuyên ta nên thường xuyên ăn bí đỏ (còn gọi là bí ngô, bí ử) và mướp đắng (khổ qua) Mướp đắng ăn hơi đắng nhưng giúp tiết ra insulin để tránh được bệnh tiểu đường Gần... bộ buổi sáng hoặc buổi tối là cần thiết Nhưng sau đó cần ngồi duỗi thẳng hai chân hoặc nằm nghỉ 15 - 30 phút 10 Trưa dù bận đến đâu cũng nên nằm ngủ độ nửa giờ Giấc ngủ trưa sẽ giúp cho huyết áp ổn định Khi đi ngủ, nên gác chân lên cao cho máu dồn về đầu để ngủ được nhanh hơn và sâu hơn TRỊ HUYẾT ÁP TĂNG BẰNG TỎI VÀ ĐẬU TRẮNG Nguyên liệu: 100 gam tỏi ta + đậu trắng (loại đậu màu trắng hạt to hơn đậu... ngơi hợp lý Ngủ đủ, tuỳ mỗi người mà ngủ từ 6 đến 10 giờ mỗi ngày Khi dạy thấy khoẻ khoắn và có thể làm việc bình thường là đã ngủ đủ Nếu ngủ ngày mà ban đêm thấy khó ngủ thì nên bỏ ngủ ngày Bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống trà đặc, uống nhiều cà phê Tránh dùng thuốc ngủ và rượu vì thường gây nghiện Tập thể dục đều đặn (Với người nhiều tuổi nên tập vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh) Có nghỉ ngơi... người thường ngồi dán mắt trước màn hình tivi hoặc thường xuyên làm việc với máy tính 3 Chợp mắt dăm mười phút: Tuy ngắn ngủi cũng đủ giúp ta như hồi sinh, đầu óc minh mẫn hơn Nếu không muốn lơ tơ mơ suốt buổi chiều thì đừng bao giờ ngủ trưa (hay ngủ giữa buổi làm việc) quá 30 phút Các nhà khoa học đã chứng minh: ngủ gật ở hội trường, trong rạp hát, tuy không đẹp mắt nhưng lại có lợi cho sức khoẻ Nhưng... sinh hoạt phù hợp có ý nghĩa quan trọng để kiểm soát và phòng ngừa bệnh, tránh các hậu quả xấu ở khớp, ở thận và ở các cơ quan liên quan, đặc biệt là tim mạch Theo Tiến sĩ Bác sĩ Lê Anh Thư LỜI KHUYÊN DÀNH CHO NGƯỜI BỊ MỆT MỎI Theo PHARMACY GUIDE cẩm nang dược khoa Cần ăn uống điều độ tránh no dồn, đói góp Có thời gian biểu hàng ngày, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý Ngủ đủ, tuỳ mỗi người mà ngủ từ 6 đến... sáng thanh tâm tập mạnh Buổi chiều trước khi ăn Tập vừa Buổi tối trước khi đi ngủ tập nhẹ 3 Có thể tập nhiều nhất là bao nhiêu: Ngưỡng cửa của sự chuyển biến bệnh là 1800 lần vẫy tay, có bệnh nhân vẫy tới 3000 - 6000 Nếu sau khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt, đại tiểu tiện điều hoà, tinh thần tỉnh táo thì chứng tỏ con số đó là thích hợp 4 Tốc độ vẫy tay: Theo nguyên tắc thì nên chậm, chứ không nên nhanh Bình... khoa - Để giảm cân phải có động cơ đúng và có quyết tâm cao: ăn uống thật khoa học và kiên nhẫn tập thể dục hàng ngày - Về tâm lý: không nên quá lo lắng Khi lo lắng thường thiếu tự tin, tự làm khổ mình và dễ ăn vặt trở lại - chắc chắn sẽ thất bại Cũng cần tránh bị căng thẳng Stress dễ tạo thèm ngọt Hãy cố giải toả bằng cách khác, đừng dùng cách ăn uống - Ngủ đủ và điều độ - Bỏ rượu, bia, thuốc lá -... hạt hầm nhừ với gà lông đen hay cá trê vàng - Say nắng hay đi nắng về mệt: Uống một cốc bột đậu xanh và đường hoặc ăn một bát chè đậu xanh nấu với đường, tốt nhất là với đường phèn, người sẽ khoan khoái dễ chịu ngay Trừ người bệnh tiểu đường thì không nên dùng đường mà thay bằng cháo đỗ xanh với chút thịt nạc hay duốc bông - Để ngủ ngon và khỏi nhức đầu: Dùng vỏ đậu xanh phơi thật khô mà nhồi gối -... rất lớn: ăn ngon; ngủ tốt; sức khoẻ tăng và đặc biệt tiêu trừ được mọi bệnh tật như: suy nhược thần kinh, cao huyết áp, hen suyễn, các bệnh tim mạch, các bệnh dạ dày, đường ruột, thận, gan, ống mật, trị nội, rồi bán thân bất toại, trúng gió méo mồm, lệch mắt, đều biến hết Nhất là với các loại bệnh mãn tính của người cao tuổi, kể cả các loại ung thư đều phòng và trị được Với cách bệnh về mắt thông . của những người lái xe thiếu ngủ. Mất ngủ không chỉ biểu hiện qua khó ngủ, mà còn ở giấc ngủ chập chờn hoặc thức giấc quá sớm. Nguyên nhân mất ngủ có thể do trục trặc về sức khoẻ (thấp khớp, tiểu. USA). Ngủ trong bóng tối ngon giấc hơn. Không ngủ cạnh đèn. Ánh sáng làm tinh thần bất an. Ngủ ngày thì nên kéo rèm che ánh sáng. Không ngủ há miệng (để tránh gió lùa phổi bị nhiễm lạnh). Không ngủ. thao và dạo bộ là rất tốt cho ngủ ngon. Nhưng nên kết thúc trước khi đi ngủ 3 giờ, kể cả bữa ăn chính buổi tối. Nhưng nếu thấy đói không thể ngủ được thì trước khi đi ngủ có thể ăn thật nhẹ hoặc