Tập Dịch Cân Kinh thế nào cho đúng ? Sau khi tập cảm thấy ngực và bụng nhẹ

Một phần của tài liệu Tổng hợp về bí quyết ngủ ngon pot (Trang 38 - 44)

nhàng, dễ chịu, hơi thở điều hoà, mắt sáng, nước miếng ứa ra, đại tiện nhuận, ăn ngon, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đã tập đúng.

Rất ít khi tập sai, tỷ lệ tập sai không đến 1%. Sau khi tập đại đa số thấy có phản

ứng, nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau, nguyên nhân chính là tư thế khi tập có thích hợp với thể chất người tập hay không.

11.Lúc bắt đầu tập nên chú ý tới điểm nào ?

Nửa thân trên buông lỏng thượng - hư Nửa thân dưới giữ chắc hạ - thực

Tay ra phía trước không dùng lực (nhẹ) Vẩy tay ra phía sau có dùng sức (nặng)

Tập đếm số lần vẫy tay ngày một tăng, ngày 3 buổi tập, kiên quyết tự chữa bệnh cho mình.

12.Trạng thái tinh thần lúc tập: có liên quan gì đến hiệu quả không ? có ảnh hưởng rất lớn !

- Hết lòng tin tưởng. - Kiên quyết tới cùng.

Nếu khi tập, khi nghỉ, tập không đủ số nhất định, lòng còn nghi hoặc, còn bị động dư luận ngoài, thấy phản ứng đã lo sợ, bỏ tập, hỏi làm gì có kết quả tốt.

Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không ?

Có thể bệnh do tư thế không đúng và làm sai nguyên tắc, những trường hợp ấy cũng hãn hữu, như trên đã nói, không tới một phần trăm.

Có phản ứng đừng lo ngại mà ngừng tập, vì đó là diễn biến tốt, cứ tập số đếm như cũ, qua phản ứng sẽ tăng số lần vẫy tay lên. Kiên trì quyết tâm luyện tập, tin tưởng "các bệnh tật sẽ khỏi".

Vững lập trường, không hoang mang vì dư luận, lạc quan với cuộc sống. Chỉ cần niềm tin bằng hạt cải là có thể dời núi (nghĩa bóng là vững niềm tin mà tập luyện đến chốn, thì bệnh có nguy nan như trái núi cũng dời khỏi người). Có quyết tâm là thực hiên được ngay, càng để chậm là ngần ngại càng khó khăn thêm, càng lâu khỏi bệnh.

Lời khuyên dành cho các phật tử

Phương pháp tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh lấy luyện ý làm chính, rất phù hợp với đại chúng, đặc biệt cho các Phật Tử, vì đơn giản, dễ thực hành mà kết quả lại rất cao, nếu biết kết hợp với Phật Pháp. Phật Tử chúng ta đều hiểu rằng, Bệnh khổ cũng là một thứ nghiệp chướng. Nhiều Phật tử khi tập các động tác thể dục dưỡng sinh: Vẩy tay; đi bộ; thái cực trường sinh,... đã khéo kết hợp với niệm Hồng Danh Đức Phật: A Di Đà, Quan Thế Âm , Dược sư,... hoặc đọc các câu chú ngắn: Ấn ba ni bát minh hồn, úm xĩ lặc hê diên với tâm thành kính và tin tưởng, thì kết quả đạt được lại càng vi diệu.

Quý vị này đã biết kết hợp Phật BẤT KHẢ TƯ NGHÌ để tiêu nghiệp; lại biết dùng phép THẾ GIAN để cân bằng cơ thể, giao hoà với trời đất, thì BỆNH KHỔ nào mà không bị đẩy lùi. Bản thân tác giả bài này, từ bé đã tin sâu Phật Pháp nhưng rất ốm yếu. Lớn lên cũng gầy gò nhiều bệnh. Nhưng đã tinh tiến tu hành theo Phật Pháp, lại thực hiện tập Vẩy tay, Đi Bộ, Dưỡng Sinh, kết hợp niệm danh hiệu Phật, niếm chú trong khi tập. Kết quả đã cải tạo được thể trạng, năm nay đã 63 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, vô bệnh. Mấy chục năm qua không dùng thuốc, không sổ y bạ, không dùng tới thẻ bảo hiểm, không đến bệnh viện lần nào, thân tâm lạc, khí lực dồi dào... Tôi thành tâm viết bài này kêu gọi mọi người tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh và tham khảo những ý kiến trên đây, để quý vị đẩy lùi bệnh tật, sống khoẻ, sống thọ, sống có ích và tu tập theo Phật Pháp để từng bước GIÁC NGỘ, GIẢI THOÁT.

Rất hoan hỉ nếu vị nào muốn trao đổi thêm với tôi xin liên hệ qua số điện thoại: Nhà riêng: 8220491 - lúc 12h. 15h, 21h

Cơ quan: 9331946 - trước 08h sáng và từ 17h tới 20h

Hà Nội ngày 24 tháng 5 Ất Dậu (2005) Phật tử: BẠCH QUỐC ÂN Pháp danh: Phúc Huệ HÃY THƯỜNG XUYÊN DAY BẤM HUYỆT TÚC TAM LÝ

ĐỂ KHOẺ MẠNH, SỐNG LÂU

(Huyệt túc tam lý nằm dưới đầu gối 10cm sâu vào trong xương ống chân) Sách Nhật Bản chép rằng: Giữa năm Nguyên Bảo thứ 15, khi thông xe chiếc cầu vĩ đại nhất nước Nhật, Nhật Hoàng cho mời tất cả các cụ trên 99 tuổi tới dự lễ cắt băng khánh thành và đi qua cầu trước tiên. Hôm đó người ta thấy có ba cặp vợ chồng của dòng họ Mikawa: ông bố 224 tuổi, bà mẹ 221, người con trai 193, người con dâu 151, người cháu dâu 174, người cháu nội 151 tuổi, người cháu dâu 138 dẫn theo sau các chắt, chút, chít trên 99 tuổi nhiều vô kể.

Nhật Hoàng thân mật hỏi: Các cụ có bí quyết gì mà sống lâu như vậy ? Cụ Mikawa cao tuổi nhất trả lời: Chúng tôi sống thọ tới ngày nay nhờ bí quyết gia truyền lâu dài của dòng họ là thường xuyên day bấm huyệt Túc tam lý làm cho hệ thần kinh thực vật luôn tỉnh táo hoạt động.

Đó là câu chuyện ngày xưa. Còn ngày nay có rất nhiều y gia nổi tiếng về bấm huyệt, day huyệt, châm huyệt, cứu huyệt, điện châm, thuỷ châm,... nghiên cứu vấn đề này.

Tất cả các phép day bấm, châm cứu đều nhằm chung mục đích làm thức tỉnh hệ thần kinh thực vật để con người khoẻ mạnh, sống lâu. Khoa học đã chứng minh, trong con người chúng ta luôn bị chi phối bởi hai hệ thống thần kinh: thần kinh động vật (điều khiển) và thần kinh thực vật (tự động). Giải thích hệ thần kinh động vật thì mọi người dễ thấy như: tai nghe; mắt thấy; tay sờ, chân đi, miệng nói,... đều do hệ thần kinh động vật từ bộ óc điều khiển.

Còn hệ thần kinh thực vật, nằm sâu trong tuỷ sống, có mạng chỉ huy nối liền với "lục phủ, ngũ tạng": tim, gan, phổi, dạ dày, gan, mật, lá lách, thận,... Nó nằm rất kín đáo ít khi bị bên ngoài va chạm, hoạt động tự động theo bản năng, liên tục, suốt ngày đêm từ khi con người bắt đầu sinh ra cho tới khi kết thúc. Phải làm việc liên tục như vậy rồi cũng đến lúc hệ thần kinh thực vật này đòi hỏi nghỉ ngơi, và đến lúc nó nghỉ ngơi thì con người cũng không tồn tại nữa.

Cho nên ta phải thường xuyên tác động làm cho hệ thần kinh thực vật không được phép nghỉ ngơi, mọi cơ năng trong con người sẽ vận hành đều đặn: hô hấp phổi hít

thở đều; tuần hoàn tim đập nhịp nhàng; tiêu hoá dạ dày co bóp tốt, các bộ phận sản sinh hồng cầu, bạch cầu, tinh trùng,... làm việc ổn định, sức đề kháng mạnh, đẩy lùi bệnh tật, khoẻ mạnh, sống lâu.

Mỗi ngày day và bấm huyệt Túc tam lý từ 3 đến 5 lần; mỗi lần từ 8 đến 10 phút. Phương pháp: Bất kể ở tư thế ngồi hay nằm, trước hết dùng ngón giữa ấn thử lên dấu huyệt, nếu thấy đau đau là đúng huyệt. Trước khi bấm mạnh vào huyệt ta hít một hơi thật sâu, lồng ngực và bụng phình căng như quả bóng, trong khi bấm vào huyệt thật mạnh, liên tục nhiều cái. Cố gắng nín thở và lên gân toàn cơ thể để chống đỡ những "trận dội bom" của đầu ngón tay xuống đỉnh huyệt tạo ra một thế cân bằng, bão hoà. Lúc đó ta sẽ mất hết cảm giác đau.

Thường xuyên làm sẽ nâng cao được thể trọng và hệ thần kinh thực vật sẽ được phục hồi và trẻ lại.

"LỤC ĐỊA TIÊN KINH"

NHỮNG ĐIỀU TÂM NIỆM ĐỂ THÀNH THẦN TIÊN TRÊN MẶT ĐẤT

Theo bài viết của Thu Thuỷ đăng trên báo Tiền phong 16-12-1992 dịch từ báo Thể thao của Trung Quốc

"KINH ĐỂ THÀNH THẦN TIÊN TRÊN TRẦN THẾ là tài liệu dưỡng sinh cổ do Mã Tề (sống thời Thuận Trị 1644-1661 và Khang Hy 1662-1722 hai vua đầu thời nhà Thanh) tổng kết.

Ông thuộc thế hệ thứ tư của dòng họ Mã nổi tiếng trường thọ ở Trung Hoa. Bản thân ông thọ đến 88 tuổi, khi về già, theo thỉnh cầu của bạn hữu, đã đúc kết thực tiễn của dòng họ để viết ra cuốn "kinh" này - gồm 10 đoạn.

1. Ăn uống: Nên tiết chế và ăn nhạt. Sáng ăn sớm và nhạt, trưa ăn đậm và no, tối nên ăn thật nhẹ.

2. Xoa mặt: Xát hai bàn tay vào nhau cho nóng, rồi xoa lên mặt nhiều lần. Tốt nhất là khi nào rỗi rãi thì tay không rời khỏi mặt (diện bất ly thủ).

3. Đảo mắt (vận tinh): Nhắm mắt lại, liếc từ trái qua phải 7 lần rồi ngược lại cũng tương tự. Sau mở to mắt ra nhìn. Khi đảo mắt thì nín thở, khi mở mắt thì thở mạnh ra rồi hít sâu vào.

4. Bịt tai (Yểm nhĩ): Sáng dậy và tối trước khi ngủ, xoa cho hai tay nóng lên rồi bịt chặt tai lại, xoay đầu sang phải, sang trái mỗi bên 7 lần. Tiếp đó, gật đầu thật mạnh như "chim mổ mồi" 7 lần kèm thở ra 7 hơi.

5. Vập răng vào nhau (khẩu xí): Sáng dậy vập hai hàm răng vào nhau 36 lần.

6. Cúi đầu làm lễ (đậu lễ): Đứng duỗi hai chân, hai tay đỡ vùng thận (chống nạng), nín thở cúi đầu một lúc rồi thở mạnh; làm đi làm lại 7lần. Sau ngồi xếp chân bằng tròn khoảng mươi, mười lăm phút.

7. Thót bụng (cố kha): Sáng dậy hai tay ôm lấy vai, nhịn thở căng bụng ra hết cỡ, mắt nhìn xuống, rồi từ từ thở ra và thót bụng lại hết cỡ, làm đi làm lại lần. Sau đó ôm chặt lấy vai, xoay sang phải, sang trái mỗi phía 7 lần.

8. Day huyệt dũng tuyền (ma dũng tuyền): Trước khi đi ngủ dùng tay day huyệt dũng tuyền (nằm giữa hai lòng bàn chân) mỗi bên 7 lần cho đến khi nóng lên. 9. Gãi lòng bàn tay (viên bích): Giơ bàn tay trái dùng tay phải gãi vào lòng bàn tay

trái đầu quay sang phải, sau đó ngược lại. Làm đi làm lại 2, 3 lần.

10. Ngoái cổ (hùng kinh): Trước khi đi ngủ, đứng thẳng, hai tay sát xuôi theo thân mình, đầu quay sang phải và trái, để nhìn về phía sau. Làm liên tục 7 lần trở lên.

TÁM THAO TÁC ĐỂ KHỎE MẠNH SỐNG LÂU Theo Lão Nhân Thiên Địa TQ 4 - 1996

Báo Người cao tuổi VN số 12-1996

1. Hàng ngày chải đầu 5 trăm lượt (bằng 10 ngón tay): Đầu có 40 huyệt quan trọng, 12 kinh lạc xuất phát từ đây, 10 vùng kích thích đặc biệt của cơ thể cũng ở đây. Chải đầu tức là xoa bóp, kích thích các huyệt và gốc kinh lạc, đem lại nhiều tác dụng như: lưu thông khí huyết; điều dưỡng thần kinh đại não; làm chậm lão hoá; tăng trí nhớ; sáng khoái; mắt sáng; tai thính; da hồng hào; giảm các chứng mệt mỏi, mất ngủ, buồn phiền.

2. Thường xuyên trà xát huyệt dũng tuyền: Chân có 19 cơ, 26 đốt xương, 33 khớp, hơn 50 dây chằng, 60 huyệt, và 40 ngàn tuyến mồ hôi, 500 ngàn huyết quản có phản xạ với các bộ phận trong người. Nhưng bàn chân ở xa tim, sức đề kháng yếu, dễ phát sinh bệnh tật. Sau khi tắm xoa ngay huyệt dũng tuyền để tăng thân nhiệt, ích tuỷ, cân bằng âm dương, bài tiết độc tố, tăng lưu thông máu ở chỉ dưới, giảm căng cơ bắp, bớt mệt mỏi, lợi gan, tinh mắt, giúp tiêu hoá tốt và giúp trị các chứng: đau đầu, mất ngủ, huyết áp cao, 4 chi tê dại, sinh lý kém, là các chứng thường thấy ở người cao tuổi. Vì vậy huyệt này được các lương y gọi là huyệt trường thọ.

3. Nuốt nước bọt mỗi ngày 3 trăm lần: Nước bọt có nhiều chất bổ ích như: Vitamin B, albumin, chất hữu cơ, đạm, muối, calxi, megiê,.. Nước bọt tiết ra từ miệng qua họng, phế quản đến gan, thận, tập trung ở vùng rốn rồi chuyển hoá thành tinh khí có tác dụng tốt với dạ dày, lách, thận, ngũ tạng. Nước bọt cầm máu nhanh, giúp tiêu hoá, làm mềm huyết quản, diệt vi khuẩn, làm chắc răng, tiêu độc và phòng chống ung thư. Viên Y học Hoa Kỳ kết luận: một số tác nhân ung thư bị tiêu huỷ ngay sau khi tiếp xúc với nước bọt, nên khuyên mọi người phải nhai thật kỹ mỗi miếng đến 30 lượt để phòng tránh ung thư. Các nhà dưỡng sinh từ cổ chí kim đều coi nước bọt là nước thần, là nước vàng, nước bạc, là thuốc tự nhiên để chống ung thư.

4. Co nhún hậu môn mỗi ngày 1 trăm lần: Co nhún hậu môn để các cơ quanh hậu môn luôn luôn hoạt động, tăng lưu thông máu, phòng và trị các chứng: trĩ nội; trĩ ngoại; táo bón; viêm và tổn thương da hậu môn,... rất lợi cho sức khoẻ, nhất là với người cao tuổi. Thỉnh thoảng lại co nhún hậu môn nhiều lần, độ một hai phút. Sau khi đại tiện nên co nhún ngay trong 2-3 phút để nhanh chóng phục hồi cơ năng hậu môn, tránh lòi dom. Cách làm: thả lỏng toàn thân, tay sát hai bên đùi, lưỡi đặt vào vòm họng trên, phối hợp giữa hít vào với co hậu môn lên - nín thở; rồi thở ra chậm; thả lỏng toàn thân.

5. Hai hàm răng cắn vào nhau mỗi ngày 3 trăm lần: Việc làm này theo một tiết tấu lặp đi lặp lại, là phép dưỡng sinh rất tốt: cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết và kinh lạc; bảo vệ chân răng và men răng, tăng cường cơ nhai, làm chậm quá trình móm ở người già, tăng lượng tiết nước bọt, bổ sung dinh dưỡng, nâng cao tính kháng khuẩn, làm răng chắc và đẹp. Cách làm: miệng hơi mím, tinh thần sảng khoái, hai hàm răng cắn vào nhau, lúc mạnh, lúc yếu, theo một tiết điệu ổn định.

6. Xoa bụng hàng ngày 1 trăm hai chục lần: Bụng là cung thành của lục phủ ngũ tạng, nơi phát nguồn khí huyết âm dương. Năng xoa bụng làm lưu thông máu, bổ dưỡng thần kinh, tăng nhu động cho ruột; dạ dày chữa trị táo bón; tổn thương dạ dày, viêm tuyến tiền liệt, đầy hơi, di tinh, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường,... Năng xoa bụng còn có tác dụng tiêu mỡ thừa để giảm béo, giữ ngoại hình. Xoa nhiều hay ít là tuỳ thể trạng mỗi người. Bắt đầu dùng tay phải xoa bụng trên theo chiều kim đồng hồ, sau lùi xuống xung quanh vùng rốn. Rồi đổi tay trái cũng làm như vậy theo chiều ngược lại. Không nhất thiết xoa tròn, có thể xoa lên xoa xuống, rồi xoa sang trái, sang phải. Bụng là vị trí của ngũ tạng, có nhiều kinh lạc, khi no, lúc đói, viêm ruột, đau bụng thì nên nghỉ xoa.

7. Kéo tai hàng ngày 14 lần: Tai liên quan đến thận, 49 huyệt ở đây liên quan đến lục phủ, ngũ tạng và cả 12 kinh lạc - nên được coi như hình tượng thu nhỏ của toàn thân. Phương pháp kéo tai dưỡng sinh: Tay phải vòng qua đỉnh đầu, kéo tai trái lên phía đỉnh đầu 14 lần, rồi đổi tay, dùng tay trái kéo tai phải lên phía đỉnh đầu 14 lần. Kiên trì thực hiệnđều đặn một thời gian sẽ kích thích hoạt khí, lưu thông kinh lạc, tăng tuần hoàn máu, cân bằng âm dương, điều chỉnh lục phủ ngũ tạng.

8. Vặn mình hàng ngày: Nếu máu không lưu thông, không cấp đủ lượng cần thiết cho các bộ phận thì sinh ra hàng trăm thứ bệnh như: suy nhược thần kinh, tinh thần, sắc thái kém. Khi vặn mình, hai tay giơ cao, cột sống thẳng, lồng ngực nở to, nghiêng người kéo căng cơ sườn, hít mạnh được nhiều oxi, sau đó thải nhiều thán khí, không những giảm mệt mỏi, căng thẳng, làm phấn chấn tinh thần, mà còn thúc đẩy mạch máu lưu thông, điều chỉnh cột sống, cân đối ngoại hình.

Một phần của tài liệu Tổng hợp về bí quyết ngủ ngon pot (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w