Nhà của người Cao Lan ở các địa phương khác cũng như nhà của người Sán Chỉ có nhiều nét gần với nhà Tày - Nùng.. Riêng nhóm Cao Lan ở Sơn Động nhà cửa của họ có những nét rất độc đáo, ch
Trang 1Dân tộc Sán Chay
Tên gọi khác
Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận
Nhóm ngôn ngữ:
Tày – Thái
Dân số:
114.000 người
Cư trú:
Sống ở Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Bắc, rải rác ở các tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú
Đặc điểm kinh tế:
Người Sán Chay làm ruộng nước là chính, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng
Tổ chức cộng đồng:
Làng xóm thường tập trung một vài chục gia đình, sống gắn bó bên nhau
Trang 2
Hôn nhân gia đình:
Dân tộc Sán Chay có nhiều họ, mỗi họ chia ra các chi Từng họ có thể có một điểm riêng biệt về tập tục Mỗi họ thờ "hương hỏa" một thần linh nhất định Trong gia đình người Sán Chay, người cha là chủ nhà Tuy nhà trai tổ chức cưới vợ cho con nhưng sau cưới, cô dâu lại về ở với cha mẹ đẻ, thỉnh thoảng mới về nhà chồng, cho đến khi mang thai mới về hẳn với chồng
Văn hóa
Dân tộc Sán Chay có nhiều truyện cổ, thơ ca, hò, vè, tục ngữ, ngạn ngữ Đặc biệt sinh ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ phong phú hấp dẫn nhất của người Sán Chay Các điệu múa Sán Chay có: múa trống, múa xúc tép, múa chim câu, múa đâm cá, múa thắp đèn Nhạc cụ cũng phong phú, gồm các loại thanh la, não bạt, trống, chuông, kèn Vào ngày hội đình, hội xuân, tết nguyên đán đồng bào Sán Chay vui chơi giải trí, có những trò diễn sôi nỗi như: đánh quay, "trồng cây chuối",
"vặn rau cải", tung còn
Nhà cửa
Nói là nhà Cao Lan, nhưng đây chỉ là của một nhóm nhỏ ở Sơn Động - Hà Bắc Nhà của người Cao Lan ở các địa phương khác cũng như nhà của người Sán Chỉ
có nhiều nét gần với nhà Tày - Nùng Riêng nhóm Cao Lan ở Sơn Động nhà cửa của họ có những nét rất độc đáo, chúng tôi không thấy giống bất kỳ nhà cửa của một dân tộc nào khác trong nước Nhà sàn, vách che sát đất, xa trông tưởng là nhà
Trang 3đất Bộ khung nhà với vì kèo kết cấu đơn giản nhưng rất vững chắc Có hai kiểu nhà là : "nhà trâu đực" và "nhà trâu cái" Nhà trâu cái vì kèo bốn cột Nhà trâu đực
vì kèo ba cột Về tổ chức mặt bằng sinh hoạt giữa nhà trâu cái và trâu đực đều có những nét tương tự như vậy là để phân biệt nhà trâu cái và nhà trâu đực chỉ là ở vì kèo khác nhau Cao Lan là một bộ phận của dân tộc Sán Chay Cao Lan tiếng nói gần giống tiếng Tày
Trang phục
Hiện nay trang phục của người Sán Chay thường giống người Kinh hoặc người Tày Thường ngày phụ nữ Sán Chay dùng chiếc dây đeo bao dao thay cho thắt l-ưng Trong những dịp lễ tết, hội hè, các cô gái thường thắt 2-3 chiếc thắt lưng bằng lụa hoặc bằng nhiễu, với những màu khác nhau
Dân tộc Khơ me
Tên gọi khác
Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ me Krôm
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Trang 4
Dân số
1.000.000 người
Cư trú
Sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang,
An Giang
Đặc điểm kinh tế
Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, có địa phương trồng nhiều dưa hấu Đồng bào cũng phát triển kinh tế toàn diện như chăn nuôi trâu bò để cày kéo, nuôi lợn, gà, vịt đàn, thả cá và phát triển các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt
Văn hóa
Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào Trong mỗi chùa có nhiều sư (gọi là các ông lục) và do sư cả đứng đầu Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức Hiện nay ở Nam Bộ có trên 400 chùa Khmer Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữ Khmer Đồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung một nền văn hóa, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các
Trang 5phum, sóc, ấp Đồng bào Khmer Nam Bộ có nhiều phong tục tập quán và có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo Những chùa lớn thường có đội trống, kèn, đàn, có đội ghe ngo Hàng năm người Khmer có nhiều ngày hội, ngày tết dân tộc Đồng bào Khmer có các ngày lễ lớn là Chôn Chơ nam thơ mây (năm mới), lễ Phật đản,
lễ Đôn ta (xá tội vong nhân), Oóc bom boóc (cúng trăng)
Nhà cửa
Người Khơ me vốn ở nhà sàn, nhưng nay nhà sàn chỉ còn lại rất ít ở dọc biên giới Việt - Campuchia và một số nhỏ trong các chùa phật giáo Khơ me là nơi hội họp
sư sãi và tín đồ Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Khơ me khá đơn giản
Nay số đông người Khơ me ở nhà đất Bộ khung nhà đất được làm khá chắc chắn Nhiều nơi làm theo kiểu vì kèo của nhà Việt cùng địa phương Trong nhà được bài trí như sau: Nhà chia làm hai phần theo chiều ngang, một phần làm nơi ở, một phần dành cho bếp núc Phần dành để ở lại chia thành hai phần theo chiều dọc: phần phía trước, ở giữa kê bàn ghế tiếp khách, bên cạnh thường có tủ kính đựng những chiếc gối thêu vừa để trang trí vừa tiện dùng có khách Sau bộ bàn ghế tiếp khách là bàn thờ Phật Nữa sau, bên phải là buồng của vợ chồng chủ nhà Về bên trái là phòng con gái
Trang 6
Trang phục
Trang phục cổ truyền có cá tính ở lối mặc váy và phong cách trang phục gắn với tín giáo đạo Phật
+ Trang phục nam
Thường nhật nam giới trung niên và người già thường mặc bộ bà ba đen, quấn khăn rằn trên đầu Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen (hoặc áo đen, quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái Trong đám cưới chú rể thường mặt bộ "xà rông" (hôl) và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ Đây là loại áo xẻ ngực,
cổ đứng cài cúc, quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm 'con dao cưới' (kầm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu Thanh niên hiện nay khi ở nhà thường không mặc áo và quấn chiếc 'xà rông' kẻ sọc
+ Trang phục nữ
Cách đây ba, bốn mươi năm phụ nữ Khơ Me Nam Bộ thường mặc 'xăm pốt' (váy)
Đó là loại váy bằng tơ tằm, hình ống (kín) Chiếc váy điển hình là loại xăm pốt
chân khen, một loại váy hở, quấn quanh thân nhưng khác nhiều tộc người khác
cũng có loại váy này là cách mang váy vào thân Đó là cách mang luồn giữa hai
chân từ sau ra trước, rồi kéo lên dắt cạnh hông tạo thành những chiếc quần ngắn
và rộng Nếu cách tạo hình váy và một số mô tip hoa văn trên váy có thể có sự tiếp
xúc với các tộc người khác thì cách mặc váy này có thể xem là đặc trưng độc đáo của Khơ Me Nam Bộ Họ thường mặc váy trong những ngày lễ lớn, mỗi ngày mặc
một màu khác nhau trong suốt tuần lễ đó Đó là loại xăm pốt pha muông Ngày
nay các loại trên ít thấy, có khả chăng chỉ trên sân khấu cổ truyền mà thôi Người
Trang 7Khơ Me có kỹ thuật nhuộm vải đen tuyền bóng lâu phai từ quả mặc la để may
trang phục Thường nhật hiện nay người Khơ Me ảnh hưởng văn hóa Kinh qua trang phục Trong lễ, Tết lại mặc loại áo dài giống người Chăm Ngoài ra phụ nữ Khơ Me còn phổ biến loại khăn Krama dệt ô vuông màu xanh, đỏ trên nền trắng
Ngày cưới các cô dâu thường mặc chiếc xăm pốt hôl màu tím sẫm hay hồng cánh sen, áo dài tăm pông màu đỏ thẩm, quàng khăn chéo qua người, đội mũ pkel plac
hay loại mũ tháp nhọn nhiều tầng bằng kim loại hay giấy bồi