1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động Đà Nẵng - 4 pps

11 996 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 173,58 KB

Nội dung

được nhà nước công nhận là Thành Phố loại một cùng với Thành Phố Hải Phòng và Thành Phố Cần Thơ. Thành Phố Đà Nẵng được xem là Thành Phố trẻ, công nghiệp, sôi động là trung tâm kinh tế xã hội của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.Chính vì vậy, mà dân số Đà Nẵng trong những năm qua không ngừng tăng lên. Theo số liệu điều tra của cục thống kê Thành Phố Đà Nẵng cho thấy: Năm 2001 dân số Thành Phố Đà Nẵng là: 728.834 người đến năm 2004 là 763.297 người. Tốc độ tăng bình quân của cả thời kỳ 2001-2004 là 4,73%. Về tình hình phân bố dân cư: Có sự chuyển biến rõ rệt qua lại giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ dân cư sống ở khu vực nông thôn ở Đà Nẵng giảm dần qua các năm. Biểu hiện năm 2001 tỷ lệ này là 21%, năm 2002 là 20,8%, năm 2003 là 20,64% và đến năm 2004 tỷ lệ này giảm xuống còn 20,41%. Đồng thời tỷ lệ dân cư sống ở khu vực thành thị lại có xu hướng tăng lên. Năm 2001 là 79%, năm 2002 là 79,2%, năm 2003 là 79,36% ,năm 2004 là 79,59%. Điều này chứng tỏ quá trình đô thị hoá ở Đà Nẵng diễn ra ngày càng nhanh trong nhưng năm gần đây. Về giới tính: Cơ cấu dân số của Thành Phố Đà Nẵng tương đối ổn định, mặc dù hiện tại dân số nữ lớn hơn dân số nam cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Cụ thể năm 2001 dân số nam là 354.616 người chiếm 48,66% về mặ tỷ trọng, nữ có 374.218 người chiếm 51,34% về tỷ trọng. Đến năm 2004 con số này tương ứng là: nam 370.615 người, nữ là: 392.682 người. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do sức khoẻ, đời sống, tuổi thọ bình quân của nữ giới ngày càng được cải thiện hơn nên tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam. Mặt khác, cơ cấu dân số theo giới tính của dân số có ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bổ lao động, phân vùng kinh tế, đầu tư vào các ngành kinh tế quốc dân, nhất là các ngành sản xuất ra những mặt hàng và dịch vụ và quá trình sản xuất tiêu dùng của chúng phân biệt theo giới tính như hàng may mặc, giày da Đặc biệt ở Đà Nẵng ngành dệt may, giày da tương đối phát triển ngành cần rất nhiều lao động nữ. Hơn nữa, sự mất cân đối về giới tính phần nào cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển xã hội, đó là vấn đề phân công lao động, việc làm cho lao động nữ, những người phụ nữ sống cô đơn Đây là vấn đề xã hội khá bức xúc hiện nay. Dân số Đà Nẵng có xu hướng tăng nhanh một phần cũng do sự tăng của dân số cơ học. Do xu hướng đô thị hoá nên dân số tăng cơ học có xu hướng ngày càng tăng cao. Dòng chảy của dòng di cư sẽ chảy đến những Thành Phố lớn, những nơi có cơ hộ việc làm dễ dàng mà Đà Nẵng là một trong những Thành Phố như vậy. Theo kết quả điều tra cho thấy Đà Nẵng là một Thành Phố có tỷ suất di cư thuần tuý dương. Dân số chuyển đến trong 12 tháng trước ngày điều tra ước tính là: 14.494 người và chuyển đi là 4.262 người, tỷ suất di cư đến là 19,28%0, tỷ suất di cư thuần tuý là +13,5%0. 2.Cơ cấu dân số theo độ tuổi. Dân số là một nhân tố cơ bản quyết định đến nguồn lao động. Quy mô cơ cấu dân số quyết định đến quy mô cơ cấu của nguồn lao động. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và trình độ phát triển của một quốc gia, vùng lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm khoảng 20% tỷ lệ dân số, tỷ lệ dân số trong đô ütuổi lao động15-60 chiếm 60%, và dân số ngoài độ tuổi lao động rất cao khoảng 20%. Trong khi đó ở các nước đang phát triển tỷ lệ trẻ em dưới dưới 15 tuổi chiếm 40%, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động 15-60 chiếm 50%, tỷ lệ dân số ngoài độ tuổi lao động là 10%. Để có thể biết được tiềm năng về nguồn lao động của thành phố Đà Nẵng ta đi sâu nghiên cứu tình hình biến động cơ cấu dân số theo độ tuổi và nhóm tuổi biểu hiện ở bảng sau đây: Biểu 5: Dân số chia theo độ tuổi lao động ĐVT: Người Tiêu thức đánh giá 2001 2002 2003 2004 Tổng % Tổng % Tổng % Tổng % Tổng dân số 728.834 100 741.213 100 752.439 100 Nhìn vào biểu ta thấy: Dân số Thành Phố Đà Nẵng tăng nhanh trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng. Năm 2001 dân số trong độ tuổi lao động của Đà Nẵng là 447.192 người chiếm tỷ trọng 62,71% tăng dần theo thờigian. Đến năm 2004 về số tuyệt đối là 448.354, số tương đối là 63,98%. Dân số dưới độ tuổi lao động năm 2001 là 209.467 người chiếm 28,74% trong tổng dân số va có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy mức giảm không đáng kể nhưng đó là dấu hiệu đánh giá được phần nào công tác tuyển truyền chương trình kế hoạch hoá gia đình của thành phố. Cụ thể năm 2001 tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động chiếm 28,74% đến năm 2004 còn 25,78%. Trong khi đó dân số trên độ tuổi lao động có xu hướng tăng nhẹ, chiếm tỷ trọng nhỏ so tổng dân số. Năm 2001 số người trên độ tuổi lao động của thành phố 72.175 người chiếm tỷ lệ 8,55%. Năm 2004 con số này tương ứng là 78.167 người chiếm 10,24%. Nguyên nhân của thực trạng trên do: Trong những năm 80 của thế kỷ 20- thời kỳ bùng nổ dân số, tỷ suất sinh rất cao vì thế số trẻ em sinh ra trong giai đoạn này đến nay đã bước vào tuổi lao động trong khi đó tỷ suất sinh hiện nay thấp hơn nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình.Điều này đã làm cho dân số trong độ tuổi lao động tăng nhiều hơn mức tăng dân số. Sự gia tăng dân số kiểm soát được, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, tuổi thọ nâng lên đồng nghĩa với số người trên độ tuổi lao động ngày càng có xu hướng tăng lên. Ta thấy: dân số dưới 15 tuổi của Đà Nẵng có xu hướng giảm dần cả quy mô lẫn cơ cấu. Từ 28,74% năm 2001 xuống còn 25,75% năm 2004. Trong khi đó dân số từ 15đến 24 tuổi lại có sự gia tăng tương ứng từ 130.401 năm 2001 đến 145.637 người vào năm 2004 tức tăng 15.236 người. Mặt khác, dân số ở độ tuổi 25-34 có xu hướng giảm dần cả về con số tương đối và tuyệt đối. Năm 2001 nhóm tuổi này có 132.429 người chiếm 18,18%, năm 2002 là 133.344 người chiếm 1,08%, năm 2003 là 132730 người chiếm 17,64% đến 2004 có 130.447 người chiếm 17,09%.trong giai đoạn 2001 đến 2004 giảm 1,08% tỷ trọng. Còn dân số ở độ tuổi 35-44 xu hướng chung tăng dần. Năm 2001 là 116.177 ngưòi lên 125.715 người năm 2004. Tương tự dân số ở hai nhóm tuổi 45-54 và 55-59 có xu hướng tăng dần cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Qua phân tích số liệu trên cho thấy: cơ cấu dân số Đà Nẵng thuộc loại cơ cấu trẻ. Đây là gánh nặng cho dân số ăn theo. Bộ phận dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao đó là nguồn lao động dồi dào cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nhưng lại là bài toán hóc búa trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời nó đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách của Thành Phố những áp lực nhất định trong việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng khai thác có hợp lý hiệu quả vốn quý này. III.Thực trạng cơ cấu lao động của Thành Phố Đà Nẵng. 1.Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế. Cơ cấu kinh tế thay đổi kéo theo sự chuyển dịch của cơ cấu lao động. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản. Chính vì thế, lao động có xu hướng làm việc trong ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng còn ngành nông lâm thuỷ sản giảm xuống. Trong giai đoạn 2001-2004 cơ cấu lao động Thành Phố Đà Nẵng đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ đồng thời giảm dần tỷ trọng lao động trong các ngành nông lâm thuỷ sản. Cụ thể:năm 2001 lao động làm việc trong ngành công nghiệp xây dựng là 105.822 người chiếm 43,83% tỷ trọng trong tổng lực lượng lao động có việc làm. Tức tăng 2,33% qua 4 năm. Trong khi đó, ngành nông lâm thuỷ sản giảm dần cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Từ 25,71% (78.100 người) năm 2001 xuống còn 20,22% (70.880 người) năm 2004. Đối với ngành dịch vụ cũng xẩy ra tương tự, xu hướng chung tăng dần. Năm 2001 con số tuyệt đối là 129799 người, tương đối là 39,45% đến năm 2004 con số tương ứng là 149306 người, tương đối:42,61%. Để thấy rõ sự tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành của Đà Nẵng trong thời gian qua ta đi sâu phân tích mối quan hệ sau đây: Ta thay giữa các ngành khác nhau thì hiệu quả sử dụng lao động không giống nhau. Năm 2001 ngành nông lâm thuỷ sản chiếm 25,71% lao động nhưng chỉ làm ra 7,73% GDP trong tổng sản phẩm GDP của thành phố. Trong khi đó ngành công nghiệp xây dựng chỉ chiếm 34,84% lao động nhưng đã đóng góp cho nền kinh tế của thành phố là 41,66% GDP. Qua thời gian, tình hình trên đã có sự thay đổi đáng kể chuyển dịch theo hướng chung của đất nước. Sự đóng góp của các ngành có sự tiến bộ rõ rệt. Cho thấy đã có sự thay đổi trong cơ cấu GDP và lao động của thành phố.Năm 2004 tỷ trọng lao động trong ngành nông lâm thuỷ sản có xu hướng giảm dần chỉ còn 20,22%( giảm 4,49% so với năm 2001) ứng với mức đóng góp GDP thành phố: 6,09%. Trong khi đó lao đông trong ngành xây dựng đã tăng đến 37,17% ( tăng 2,33% so với năm 2001) với mức đóng góp GDP là 49,44% (tăng 7,78%). Riêng ngành dịch vụ tuy tỷ trọng GDP giảm nhẹ nhưng lao động làm trong khu vực này lại tăng cụ thể năm 2001 tỷ trọng lao động là 39,45% đóng góp GDP là 50,61%, đến 2004 lao động 42,61% chỉ đóng góp được 42,61%. Có nhiều lí do nhưng nguyên nhân cần kể đến đó là chưa khai thác, quản lý hiệu quả nguồn nhân lực cũng như tiềm năng của ngành này. Từ kết quả phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng lao động trong các ngành nông lâm thuỷ sản thời gian qua đã tăng lên một cách tương đối, việc chuyển dịch lao động giữa ngành này sang ngành khác đã làm cho hiệu quả của ngành này tăng lên. Hơn nữa một phần do giảm được thời gian nhàn rỗi của lao động nông nghiệp. Ngành công nghiệp xây dựng thời gian qua lao động tăng nhanh nhưng tốc độ tăng của lao động cao hơn tốc độ tăng của GDP, chứng tỏ sự gia tăng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng chưa thật sự hiệu quả chủ yếu là tăng lao động giản đơn nên hiệu quả sử dụng không cao. Ngoài ra cũng có thể do việc gia tăng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng nhanh hơn gia tăng năng lực sản xuất thật sự của ngành. Kết quả làm tăng mật độ lao động trên một đơn vị yếu tố sản xuất từ đó làm giảm tương đối năng suất lao đông chung của ngành. Tóm lại, thời gian qua thành phố đã có những giải pháp mạnh mẽ sử dụng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội do thành phố hoạch định đã bắt đầu phát huy tác dụng. Những kết quả đó đã kéo theo sự thay đổi mối quan hệ trong phân công lao động giữa các ngành theo hướng tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong các ngành nông lâm thuỷ sản. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2. Cơ cấu lao động của Thành Phố Đà Nẵng chia theo trình độ học vấn. Phát triển nguồn nhân lực cũng là đòi hỏi cấp thiết của sự hội nhập với kinh tế thế giới của Việt nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Ngày nay những tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy nền kinh tế thế giới có những bước tiến khổng lồ. Của cải vật chất, văn hoá dịch vụ được tạo ra lớn gấp bội, đồng thời sự giao lưu, trao đổi trong kinh tế khoa học công nghệ văn hoá nghệ thuật cũng diễn ra. Trong thời đại ngày nay, mọi nền kinh tế, mọi quốc gia đều cần đến nhau. Mô hình kinh tế đóng cửa, không giao lưu, trao đổi kinh tế với thế giới chỉ dẫn đến tự cung tự cấp trì trệ và nhiều khó khăn. Lý thuyết kinh tế học từ lâu đã chỉ ra trong kinh tế nếu không giao lưu trao đổi chỉ trong nội bộ một quốc gia giữa các địa phương khác nhau sẽ gây ra ách tắc, khó khăn làm cho kinh tế không tăng trưởng đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn. Hội nhập kinh tế thế giới có nhiều mục tiêu. Riêng về kinh tế mục tiêu này ngày càng mở rộng được thị trường, bán được nhiều hàng hoá và dịch vụ. Muốn thế phải có sức mạnh trong cạnh tranh, tức là chất lượng và giá cả. Chất lượng giá cả hàng hoá lại phụ thuộc vào hai yếu tố chủ chốt đó là trình độ công nghệ của sản xuất và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực. Nền tảng của chuyên môn kỹ thuật lại là trình độ văn hoá. Trong điều kiện đó Đảng và Nhà nước ta đã coi trọng việc đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho con người là đầu tư dài hạn đầu tư có chiến lược. Đà Nẵng ngày nay như đang thức dậy sau một giấc ngủ dài 29 năm. Đà Nẵng đang vươn mình đứng dậy, vươn tới một tầm cao mới. Vì thế, Đà Nẵng cần có một lực lượng lao động có chất lượng đảm bảo cho sự lớn lên đó.Nắm bắt đựơc yêu cầu khách quan cần thiết đồng thời thực hiện theo đuờng lối chủ trương của Đảng và nhà nước. Trong những năm qua Đà Nẵng ra sức đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo và đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Ta thấy cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực theo hươúng nâng cao trình độ học vấn cho nguồn lao động. Cụ thể: Tỷ lệ số lao động chưa biết chữ chưa hết cấp một có xu hướng giảm xuống. Năm 2001 lao động của hai thành phần trên là 41.573 người chiếm 12,09% đến năm 2004 con số tương ứng 28.907 người chiếm 7,82% về cơ cấu, tức giảm tuyệt đối 12.666 người, giảm tương đối là 4,27%. Tương tự lao động học hết cấp I có xu hướng giảm xuống. Năm 2001 chiếm tỷ trọng 27,59%, năm 2004 chỉ còn 23,24%. Trong khi đó, lao động học hết cấp II, cấp III lại có xu hướng tăng lên. Năm 2001 số người học hết cấp cấp II về qui mô 88.838 , cơ cấu 25,07% , năm 2004 tăng lên 123.539 người chiếm 30,05% tăng tuyệt đối 32.701, tương đối 4,98%. Năm 2001 số người tốt nghiệp cấp II là 111.041 chiếm 34,44% sang năm 2004 con số này tương ứng 159.822 người chiếm 38,89%, tức về qui mô tăng 48.781 cơ cấu tăng 4,45%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp I giảm xuống, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp II, III tăng lên có nghĩa là những người tốt nghiệp cấp I nay chuyển lên học và đã tốt nghiệp cấp II, số người tốt nghiệp cấp II chuyển dần lên tốt nghiệp cấp III. Điều này chứng tỏ chất lượng giáo dục đào tạo của Đà Nẵng ngày càng được cải thiện rõ rệt không phải chỉ chạy theo thành tích như những năm trước đây. Có thể nói đây là kết khả quan của chương trình phổ cập giáo dục cấp II, III mà thành phố đã thực hiện rất thành công trong những năm qua. 3.Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Co cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của Đà Nẵng thời gian qua nhìn chung vẫn chưa có thay đổi đáng kể. Lao động không có chuyên môn kỹ thuật mặc dù về qui mô có tăng nhẹ song về tỷ trọng lại có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2001 lao động không có chuyên môn kỹ thuật của thành phố là : 221468 người chiếm tỷ trọng 68,69% tổng số thì đến năm 2004 con số tương ứng là 224.339 người chiếm tỷ trọng 60,69%. Với một thành phố địng hướng phát triển công nghiệp dịch vụ thì tỷ trọng này quá cao là không hợp lý. Trong tương lai cần phải có nhữg biện pháp mạnh mẽ để khắc phục. Mặt khác số liệu trên cho thấy được sự bất cập trong cơ cấu đào tạo của thành phố. Năm 2001 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 31,31% trong đó tỷ lệ cao đẳng đại học trở lên ;à 10,88%, trung học chuyên nghiệp là: 5,23%, công nhân kỹ thuật là:14,90%. Như vậy cơ cấu lao động qua đào tạo là: CĐ-ĐH: THCN: CNKT là : 1:0,48:1,37. Năm 2004 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên 39,31% trong đó tỷ lệ cao đẳng đại học chiếm 12,26%, trung học chuyên nghiệp chiếm 7,21%, công nhân kỹ thuật 19,84%. Như vậy cơ cấu lao động qua đào tạo năm 2004 là: 1:0,59:1,62 trong khi cơ cấu lao động đạt chuẩn phải ở mức : 1:4:10. Với cơ cấu trên đặt Đà Nẵng trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” -một hiện trạng phổ biến ở Việt Nam hiện giờ nhất là thợ bậc cao, công nhân lành nghề. [...]... cơ cấu, chất lượng lao động nhất là công nhân kỹ thuật thấp như hiện nay đang là một nổi lo cho Việt nam nói chung Đà Nẵng nói riêng Vì thế cần phải tiến hành đào tạo lại số lao động này, điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo hợp lý hơn Nâng cao hơn nữa chương trình hướng nghiệp cho các em học sinh bởi có rất nhiều con đường đến với đỉnh vinh quang không chỉ có học đại học mới đi đến được đó 4 Cơ cấu lao động. .. ta thấy số lượng lao động có trình độ đại học cao đẳng ngày càng tăng Và chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động học trung học chuyên nghiệp Từ 35.079 người (10,88% ) năm 2001 sang năm 20 04 tăng lên 45 .319 người (12,26%) Trong khi đó trung học chuyên nghiệp chiếm 5,23% (16.863 người) năm 2001, đến năm 20 04 tỷ lệ này là 7,21% (26.652 người) Nguyên nhân của thực trạng này do kết quả bùng nổ đào tạo đại học... (26.652 người) Nguyên nhân của thực trạng này do kết quả bùng nổ đào tạo đại học tại chức với nhiều hình thức đào tạo khá nhẹ nhàng của nhiều trường đại học liên kết với các đơn vị khác tại Đà Nẵng để đào tạo trong những năm qua Vì có một số lượng người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần có tấm bằng đại học để hợp thức hoá lương bổng và tiêu chuẩn hoá cán bộ nên họ đã đổ . trạng cơ cấu lao động của Thành Phố Đà Nẵng. 1 .Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế. Cơ cấu kinh tế thay đổi kéo theo sự chuyển dịch của cơ cấu lao động. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch. công nhân kỹ thuật 19, 84% . Như vậy cơ cấu lao động qua đào tạo năm 20 04 là: 1:0,59:1,62 trong khi cơ cấu lao động đạt chuẩn phải ở mức : 1 :4: 10. Với cơ cấu trên đặt Đà Nẵng trong tình trạng. 200 1-2 0 04 cơ cấu lao động Thành Phố Đà Nẵng đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ đồng thời giảm dần tỷ trọng lao động

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w