Dạy trẻ cách đối phó với stress Để học cách đối phó với stress, trẻ em cần học cách tự kiểm soát, nhận ra khi nào cảm xúc, nhiệm vụ, trách nhiệm sẽ khiến chúng cảm thấy quá căng thẳng. Cần dạy trẻ cách tự kiểm soát khi cảm thấy quá căng thẳng Những cách sau sẽ giúp trẻ biết khi nào bị stress và cần phải làm gì để đối phó: 1.Dạy trẻ biết cách nhận diện biểu hiện của stress Cha mẹ nên chỉ cho trẻ biết cách nhận diện các triệu chứng của stress, giúp chúng hiểu cái được gọi là “tiếng nói nội tâm”. Khi trong lòng trẻ luôn nhắc lại nhiều lần rằng: Con đang lo lắng về… kỳ thi toán sắp tới hay chỉ là một trận bóng thì đó có thể là biểu hiện của stress. Ngoài ra, nên dạy trẻ nhận diện những thói quen thường gặp khi căng thẳng như vò tóc, cắn mòng tay, dậm chân. Nói cho trẻ biết nhưng điều này sẽ giúp các em nhận biết được khi nào chúng bị stress. 2. Dạy trẻ biết cách hỏi xin sự giúp đỡ Nói cho các em biết chúng không cần phải tự giải quyết mọi thứ một mình. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ nếu chúng cần hoặc chia sẽ một phần nhiệm vụ khó khăn với người khác nếu các em cảm thấy quá tải. Ngoài ra, chia sẻ những căng thăng các em đang gặp phải sẽ giúp các em nhận được sự khuyến khích động viên tình cảm. 3. Dạy trẻ biết cách lên kế hoạch đối phó với những thách thức sắp tới Trẻ phải biết chia nhiệm vụ ra thành những phần nhỏ để có thể giải quyết chúng dễ dàng hơn. Cách tiếp cận từng bước một sẽ giúp trẻ chế ngự căng thẳng. 4. Dạy trẻ biết cách tìm đến những hoạt động giúp chúng thư giãn Nghe nhạc, đi bộ nói chuyện, gọi điện cho bạn bè là những cách tốt giúp trẻ thư giãn. Hãy nói cho con bạn biết chúng nên ghi nhớ những hoạt động mang đến cho chúng sự thoái mái và thực hiện chúng mỗi khi gặp căng thẳng. Chơi cùng trẻ là cách giúp trẻ thư giãn (google image). 5. Dạy trẻ biết cách giải thích nguyên nhân thất bại Cha mẹ nên hướng dẫn cho con cái biết chúng không nên đổ lỗi cho bản thân khi gặp thất bại. Quy trách nhiệm và chịu trách nhiệm là hai điều hoàn toàn khác nhau. Những người bi quan thường đổ lỗi cho bản thân, còn những người lạc quan thì không. Vì thế trẻ không nên nói: “Con thất bại trong kỳ thi là do con quá ngốc, trình độ kém cỏi”. Thay vào đó hãy dạy trẻ lạc quan. Trẻ nên có suy nghĩa tích cực: “Con thất bại là do trong bài kiểm tra có những phần con không chú ý trong khi ôn”. Như vậy, khi gặp tình huống tương tự, trẻ sẽ biết cách điều chỉnh để đạt hiểu quả tốt hơn. Chúng sẽ đặt ra kế hoạch hiệu quả hơn để giải quyết những trở ngại tương tự trong tương lai. Tự trách mình chỉ khiến các em rơi vào tình trạng bất lực trong khi các em hoàn toàn có thể giải quyết chúng. 6. Trẻ phải ngủ đủ giấc và ăn uống phù hợp trong lúc khó khăn Khi đầu óc trẻ bị nhồi nhét đầy những sự kiện, những công việc lặt vặt hay những khó khăn, thách thức, những trách nhiệm, cha mẹ nên dạy trẻ biết cách tự chăm sóc nhu cầu cơ bản của trẻ trước tiên. Nếu trẻ quá mệt mỏi và không được ăn uống đầy đủ, cơ thể các em sẽ mất khả năng chịu đựng và khó vượt qua áp lực. 7. Trẻ biết cách tự loại bỏ căng thẳng Viết nhật ký là cách hữu hiệu để thể hiện sự bực tức, nỗi buồn hay sự thất vọng của trẻ. Khi viết, thực chất trẻ đang truyền cảm xúc của bản thân ra khỏi cơ thể và chuyển sang những trang giấy. Quá trình này cũng giúp các em hiểu điều gì ẩn chứa phía sau những cảm xúc đó. 8. Đặt mục tiêu phù hợp với bản thân Xây dựng những mục tiêu phù hợp với khả năng của trẻ và hướng tới những mục tiêu cao hơn một cách hợp lý sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác mệt mỏi căng thẳng. 9. Ưu tiên từng công việc cụ thể Khi danh sách công việc cần làm quá nhiều và lộn xộn: nào đổ rác, làm bài tập, ôn thi, đọc sách, tập nhạc, tập thể thao, làm tình nguyện, mua giày nhảy… Cha mẹ hãy dạy các em biết cách quyết định việc gì là quan trọng nhất sau đó tập trung làm những việc đó trước. Sắp xếp danh sách công việc vào trật tự là rất quan trọng. Thỉnh thoảng các em cũng có thể chuyển bớt công việc sang ngày hôm sau để có thể xử lý những việc quan trọng trong ngày tốt hơn. 10. Tập thể dục Tập thể dục để rèn luyện cơ thể và biết cách khiến bản thân luôn tràn trề hy vọng, đầy nhiệt huyết là những điều cơ bản cha mẹ nên dạy trẻ. Dù phải mất bao nhiêu thời gian và công sức đi chăng nữa, trẻ phải tìm ra nhưng khoảng thời gian thích hợp dành cho việc đi dạo, chạy bộ, đạp xe đạp, trượt patanh, chơi tennis hoặc tham gia bất cứ hoạt động nào khiến trẻ vui thích. Cha mẹ hướng dẫn và dạy trẻ nhận biết cũng như thực hiện những điều trên sẽ giúp các em có đủ những kiến thức cần thiết để kiểm soát và đối phó với nhưng căng thẳng trong cuộc sống. Theo IVDân trí . Dạy trẻ cách đối phó với stress Để học cách đối phó với stress, trẻ em cần học cách tự kiểm soát, nhận ra khi nào cảm xúc, nhiệm vụ, trách. Cần dạy trẻ cách tự kiểm soát khi cảm thấy quá căng thẳng Những cách sau sẽ giúp trẻ biết khi nào bị stress và cần phải làm gì để đối phó: 1 .Dạy trẻ biết cách nhận diện biểu hiện của stress. lên kế hoạch đối phó với những thách thức sắp tới Trẻ phải biết chia nhiệm vụ ra thành những phần nhỏ để có thể giải quyết chúng dễ dàng hơn. Cách tiếp cận từng bước một sẽ giúp trẻ chế ngự