1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Khi con ghen tỵ pot

6 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 141,05 KB

Nội dung

Khi con ghen tỵ PN - Theo Phân tâm học, nếu con trẻ phải kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như ghen tỵ, đố kỵ với người khác trong một thời gian dài mà không được giải tỏa, chúng sẽ bị dồn nén vào cõi vô thức và không kiểm soát được hành vi của mình. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của trẻ sau này. Cha mẹ cần khéo léo trong cư xử để trẻ không cảm thấy ghen tỵ Chị Ngọc Hoa (Biên Hòa, Đồng Nai) tâm sự với chuyên gia tư vấn, từ khi bé Na – con gái lớn của chị (hơn năm tuổi) có em trai, cháu hay biểu lộ thái độ ghen tỵ, so đo với em. Chẳng hạn, cháu thường nói: “Sao lúc nào mẹ cũng yêu thương em hơn con vậy?”, hoặc: “Con ghét em bé lắm, em còn bé mà được mua áo quần nhiều hơn con”. Bé Na còn tỏ vẻ chống đối, không nghe lời cha mẹ. Khi chúng tôi đặt vấn đề, anh chị đã ứng xử như thế nào khi bé Na có những thái độ và hành vi chưa đúng đó? Chị Ngọc Hoa trả lời: “Tôi thường bảo với cháu, ghen tỵ với em trai là xấu hổ. Chị gái mà tỵ nạnh với em trai là hư hỏng, không ai thèm chơi với con nữa đâu”. Chị Hoa kể: cách đây mấy hôm, khi chị nhờ bé Na trông hộ em để chị giặt đồ thì chứng kiến cảnh cô chị nói với em trai rằng: “Chị rất ghét em, chị muốn đổi em cho mấy người bán ve chai”. Chị buồn bã nói: “Tôi cảm thấy lo lắng vô cùng. Làm sao để bé Na không còn ghen tỵ và trở lại thương yêu em bé? Phải chăng tôi đã không công bằng đối với con gái?”. Những đứa trẻ đang là trung tâm của cả gia đình, “tự nhiên” bị đẩy ra rìa khi có em bé xuất hiện, vì vậy các em sẽ có cảm giác hẫng hụt như bị bỏ rơi. Các em chưa đủ hiểu biết để nhận ra tình máu mủ với em bé, nên bao nhiêu cảm xúc tiêu cực đều hướng vào em nhỏ. Khi bị cha mẹ mắng mỏ, chê trách, những trẻ này dồn nén những nỗi ấm ức của mình vào lòng. Cha mẹ khiến cho trẻ cảm thấy tội lỗi vì ghen tỵ với người khác, nhất là với em bé, chúng sẽ che giấu cảm xúc thật của mình, không dám bộc lộ và sống khép mình hơn. Đây là một trong những lý do dẫn đến trẻ bị mất cân bằng tâm lý và rối loạn hành vi ở thể nhẹ. Cha mẹ nên gần gũi để giúp bé hạn chế tính ghen tỵ. Hãy tâm sự nhẹ nhàng cùng con, khuyến khích bé nói ra sự ghen tỵ của mình. Bày tỏ cảm xúc tiêu cực giúp trẻ thấy nhẹ nhõm hơn. Nếu người lớn phớt lờ tính ghen tỵ của trẻ sẽ không thể giúp bé từ bỏ được tính xấu này. Hãy giúp bé thổ lộ thông qua các hoạt động, sự ghen tỵ dần dần sẽ mất đi. Ảnh: Gettyimages.com Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân sâu xa khiến bé ghen tỵ để giúp trẻ giải tỏa những nỗi bức xúc. Khi rơi vào tâm trạng ghen tỵ, trẻ rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ để có thể kiểm soát cảm xúc của mình. Nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng cách tốt nhất để tránh sự ghen tỵ giữa các con là phải đối xử như nhau giữa các bé. Nhưng suy nghĩ một cách thấu đáo, cách xử lý này là sai lầm và không hiệu quả, đôi khi đó lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc bộc lộ tính ghen tỵ của bé. Cần nhớ rằng, đối xử công bằng không phải là như nhau với tất cả các bé. Việc đối xử như nhau, suy cho cùng là do cha mẹ không quan tâm đến đời sống tâm lý của mỗi bé, không xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của các con. Vì thế, không những không khắc phục được tính ghen tỵ của trẻ mà còn không phát triển được cá tính của mỗi bé. Tóm lại, cha mẹ phải khéo léo giúp trẻ nhận ra rằng luôn có sự khác biệt giữa mỗi cá nhân. Mỗi người có một thế mạnh khác nhau, ở điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ nhận được sự đối xử khác nhau. Vì thế, phải biết kiểm soát hành vi của mình, không để tính đố kỵ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của mình. Các bậc phụ huynh cần lưu ý, không quan tâm đúng mức, tránh né hoặc thỏa mãn tính ghen tỵ của con trẻ đều làm cho chúng không biết cách kiểm soát cảm xúc, dẫn đến lệch lạc trong quá trình phát triển tính cách. Lê Phạm Phương Lan (giảng viên tâm lý học) . động, sự ghen tỵ dần dần sẽ mất đi. Ảnh: Gettyimages.com Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân sâu xa khi n bé ghen tỵ để giúp trẻ giải tỏa những nỗi bức xúc. Khi rơi vào tâm trạng ghen tỵ, trẻ. chế tính ghen tỵ. Hãy tâm sự nhẹ nhàng cùng con, khuyến khích bé nói ra sự ghen tỵ của mình. Bày tỏ cảm xúc tiêu cực giúp trẻ thấy nhẹ nhõm hơn. Nếu người lớn phớt lờ tính ghen tỵ của trẻ. Khi con ghen tỵ PN - Theo Phân tâm học, nếu con trẻ phải kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như ghen tỵ, đố kỵ với người khác trong một thời gian

Ngày đăng: 30/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w