Khi con hay cãi pot

5 249 0
Khi con hay cãi pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khi con hay cãi Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau đó thế nào là rất quan trọng trong việc có làm cho con bạn ngoan lên hay sẽ làm chúng càng ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của gia đình. Những cú sốc Người cha khoảng 50 tuổi ấy đã gần như rơi tự do xuống chiếc ghế để ngồi nói chuyện. Ông bảo mình không chạy đến đây thì có lẽ sẽ phát khùng vì cú sốc mới xảy ra từ đứa con gái. Có con đã muộn vì 6 năm sau ngày cưới mới có nó nên vợ chồng ông rất cưng con. Lại đúng 13 năm sau nó mới có em. Hai năm nay, từ khi có thằng em, con bé thay đổi nhiều: ương bướng, khó bảo, hay cãi và luôn ganh tỵ với em. Ông cũng biết nó vốn ở vị thế độc tôn lâu năm, giờ cảm thấy bị san sẻ, thêm cái tuổi dậy thì nổi loạn nên đã cố gắng kiềm chế, tế nhị trong ứng xử với cả hai để nó không có cớ gây sự. Vậy mà nó vẫn luôn giận dữ, không hòa đồng được với ai trong gia đình. Mới đây, ông bí mật kiểm tra sách vở, đồ dùng của nó xem có gì bất thường, bị nó bắt gặp. Trời ơi, nó giận như trời gầm, cãi cọ rồi thốt ra câu gọi bố là “ông”. Ông nghe tiếng đó từ đứa con gái cưng như trứng của mình mà cảm như trời đất suy sụp. Không biết từ nay phải cư xử với nó thế nào? Có còn là bố con được nữa không? Ảnh minh họa Chị Minh Nga ở Bình Dương lại than thở rằng, có hai đứa con trai mà chẳng đứa nào hợp mình. Thuở bé chúng đều ngoan hiền, tình cảm, từ 13 - 14 tuổi trở đi là như biến thành người khác: ưa cãi vã, chống đối. Nhất là thằng út, giờ tuổi mới 15 nhưng cứ như “đối thủ cạnh tranh” của chị vậy. Chị nói câu nào, nó cãi câu đó. Đôi khi biết thế nào nó cũng cãi, chị phải nói ngược lại vấn đề để nó cãi xong là “OK”. Như khi trời nóng 38 -39oC, bảo mặc áo ngắn tay cho mát, nó lại mặc áo tay dài, còn có mũ nữa và cãi là vải dày, hấm được nhiều mồ hôi nên mát hơn. Rồi ăn uống cũng thế, bình thường nó thích ăn thịt. Thế nhưng, có hôm chị mua thịt về nấu, nó lại bảo ăn cá tốt hơn, có Omega 3. Nó còn chuyên lý sự với chị về đủ thứ chuyện và kết quả là chị không bao giờ thắng được, đành bảo rằng “tranh luận với con là không tranh luận” để trật tự vãn hồi. Thế là nó lại bảo “mẹ cùn”, nghe rất chi là sốc. Tưởng vậy mà không phải vậy Chẳng ai muốn con cái cãi lại mình muốn, chúng cứ ngoan ngoãn, bảo sao nghe vậy, răm rắp làm theo. Nhưng bạn đừng lầm. Những đứa trẻ như thế chưa hẳn là ngoan, là phúc cho bạn đâu. Hoặc là chúng yếu đuối thụ động, chẳng có và chẳng dám có ý kiến bao giờ nên mới dễ sai khiến như thế. Hoặc là chúng ngấm ngầm phản kháng, không để lộ ra ý nghĩ rồi lại có những hành động khác hẳn mà bạn không ngờ được. Thế nên, đa số các trường hợp, hãy cứ để chúng cãi, dù đúng hay sai, sẽ dễ và tốt hơn cho tất cả. Cha mẹ hiểu con hơn - cả điều chuẩn hay chưa chuẩn của con, nếu thấy lệch lạc thì biết để uốn nắn kịp thời. Con cái “xổ ra” cũng giải tỏa được bức xúc phần nào, đỡ ức chế vì cảm thấy như bị “thiệt thòi” so với cha mẹ. Còn khi bạn không muốn con cãi, làm bạn tức tối không kiềm chế được, phải dùng quyền làm cha mẹ để trừng phạt, trấn áp mới hả giận thì đó lại là vấn đề của bạn. Dù trong hoàn cảnh nào, cả khi con cãi hỗn, cha mẹ vẫn phải bình tĩnh, làm chủ được cảm xúc và hành vi của mình. Những sự nổi nóng rồi đánh chửi, phạt vạ con thô bạo thì không làm cho con hiểu được sai đúng và mọi sự chỉ càng xấu đi. Cũng phải thật khách quan để nhìn nhận thế nào là hỗn thật sự. Một câu cãi quá, thốt ra lúc nóng nảy chưa chắc đã là hỗn vì con có thể hối hận ngay sau đó. Cha mẹ cũng nên thông cảm, lựa lúc thích hợp phân tích cho con hiểu rồi bỏ qua, đừng chì chiết, nhắc lại nhiều lần. Còn lại, sự cãi cọ, phản kháng bình thường của con là chính đáng. Chứng tỏ con có tư duy, dám nhận xét, dám đối mặt. Cha mẹ cần chấp nhận để có sự giảng giải, đối thoại thật dân chủ, công bằng, khách quan. Như thế, mối quan hệ con cái với cha mẹ sẽ tốt hơn, con bạn sẽ ngoan và trưởng thành hơn. Như trường hợp của chị Thu Trang, một giảng viên đại học, chị bảo: “Mình đâu phải kém cỏi, tiếng nói có cả trăm, ngàn người nghe. Vậy mà thằng con lớn - mới chỉ là sinh viên, hơi một tí lại dám bảo “mẹ thì biết gì”. Nhưng mình không quát nó và thường xuống nước: “Ừ thì mẹ không biết thật. Vậy con nói cho mẹ biết đi! Chỉ cần con nói là mẹ sẽ biết. Đúng không? ”. Thế là thái độ của nó khác hẳn, có lúc còn giảng giải cho mẹ ân cần, nên mẹ con đã tránh được rất nhiều xung đột”. Cũng tại một hội thảo về chủ đề nuôi dạy con, ý kiến của một nữ đạo diễn khá tên tuổi đã được rất nhiều đại biểu tham dự tâm đắc. Chỉ bảo chị đã quán triệt phương châm giáo dục con từ lúc con còn bé là dạy theo 3 chữ “TỰ”: tự trọng, tự lập và tự do trong suy nghĩ. Đến giờ, chị hài lòng về kết quả giáo dục của mình. Dù 40 tuổi, chị mới sinh, lại chỉ có mình cháu, gia đình làm nghệ thuật, mang hai dòng máu, hai nền văn hóa Đông - Tây, có nhiều khoảng cách về địa lý… Chị tin “dù mình có phải “đi sớm” - chữ dùng của chị, chỉ còn lại một mình, con chị vẫn sống tốt. Thực sự, cậu con 18 tuổi của chị đang là chàng trai rất ưu tú. Như thế, nếu cứ dạy con, khuyến khích con theo “3 chữ tự” ấy, bạn sẽ phải chấp nhận con mình: vì “tự trọng” mà dám phản kháng; vì “tự lập, tự do trong suy nghĩ” mà cãi lại, bất tuân sự áp đặt một chiều vô lý từ cha mẹ. Nghĩa là sẽ có nhiều lúc, việc con làm, con nghĩ không như ý mẹ cha. Nếu coi là đáng lo, là khó chấp nhận, tùy ở quan điểm của mỗi người. Còn nếu bạn có hiểu biết, có niềm tin ở con, chắc chắn con bạn sẽ ngoan và mau trưởng thành hơn. Chuyện đời người, chuyện gia đình cũng như chuyện quốc gia đại sự. Bởi mỗi gia đình là sự thu nhỏ của xã hội. Khi xưa, cụ Đào Duy Từ - bậc đại quan được vua yêu chiều trong dụng, cho nói điều mong ước cá nhân, cụ chỉ ước “ước tôi hay can gián, chúa hay nghe”. Vậy thì, dù trong gia đình, những lời can gián, nhưng câu cãi cọ của con, chắc nhiều lúc cha mẹ cũng thấy khó lọt tai. Nhưng đừng vì sự “êm tai” của mình mà chủ quan, áp đặt, thiếu công bằng với con. Dù chỉ là con, nhưng “người mắng ta đúng” cũng đáng được coi như “thầy ta” vậy. Giáo dục con cái thời nay cũng phải dân chủ, tôn trọng, kích thích con tự lập, sáng tạo mới có hiệu quả. Bạn đừng mong con không cãi. Vấn đề là bạn hãy dạy con cách cãi - sao cho trí tuệ, đúng mực, hợp lý hợp tình và có văn hóa. . Khi con hay cãi Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau. xảy ra từ đứa con gái. Có con đã muộn vì 6 năm sau ngày cưới mới có nó nên vợ chồng ông rất cưng con. Lại đúng 13 năm sau nó mới có em. Hai năm nay, từ khi có thằng em, con bé thay đổi nhiều:. cạnh tranh” của chị vậy. Chị nói câu nào, nó cãi câu đó. Đôi khi biết thế nào nó cũng cãi, chị phải nói ngược lại vấn đề để nó cãi xong là “OK”. Như khi trời nóng 38 -39oC, bảo mặc áo ngắn tay

Ngày đăng: 18/06/2014, 13:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan