Thất sách khi “con hát mẹ khen hay” Mọi người đang vui vẻ, rôm rả trò chuyện trong nhà thì bỗng ngoài sân, tiếng thằng Hiếu con chị Linh khóc thét lên Mọi người vội vàng chạy ra sân thì thấy cái thằng Hiếu vừa ôm chân vừa khóc còn cái Hoa, con bé nhà hàng xóm thì mặt như hết hơi, đang khom lưng dựng cái xe đạp đổ chổng kềnh ở góc sân. Chưa hiểu đầu đuôi ngọn ngành thế nào, khi vừa nghe cu Hiếu bảo: “Chị Hoa xô xe vào người con.”, chị Linh sừng sừng sổ sổ tiến về phía cái Hoa, tát cho con bé một phát như trời giáng làm con bé ngã dúi xuống nền sân, mặt ngơ ngác và đỏ tấy bởi năm đầu ngón tay in hằn trên má. Tát con bé xong, chị Linh tru tréo: “Mày chơi cái kiểu gì đấy? Mày định giết con tao à? Xéo ngay…”. Cái Hoa lúc này mới khóc nấc lên: “Cháu có làm gì đâu, thấy xe chuẩn bị đổ vào người em ấy, cháu từ ngoài cổng chạy vào định đỡ cái xe…”; “Mày còn trống miệng cãi à, đồ trẻ ranh, yêu quái, mất dạy…” Chị Linh vốn là người nổi tiếng về mức độ PR con cái và chiều chuộng con cái. Không biết chuyện thằng cu Hiếu học hành ở trường chuyên này, lớp chọn nọ có học lực và khả năng học hành ra sao nhưng hễ nói chuyện với ai đó về con mình là chị Linh không tiếc lời để tung hô con nào là cháu học giỏi lắm, cháu thông minh, cả trường ai cũng biết cháu, cháu ngoan ngoãn và rất nghe lời… trong khi thằng con trai đứng bên cạnh thấy khách vào nhà, mắt cứ trố lên nhìn rồi giật tay mẹ: “Mẹ mẹ, hôm nay thằng Anh rất láo nhé, nó dám đá đít con, con quay lại đấm cho nó một trận”, rồi có khi đang đi học về, thấy khách đang ngồi ở phòng khách nói chuyện với mẹ, nó ném phịch cái cặp xuống nền và đi thẳng lên cầu thang… Nhiều hôm với bài toán lớp năm của chương trình học cơ bản trên lớp thằng Hiếu phải ngồi “gậm bút”, chị Linh lại toe toe chạy sang nhà cái Hoa, ngay bên cạnh nhờ con bé làm hộ rồi hớn hở mang về, không quên để lại câu thanh minh với mẹ con cái Hoa: “Nó giải ra rồi, nhưng cô muốn xem có cách giải nào khác không để về bảo nó so sánh cách làm”. Quen thói nhận được sự nuông chiều, bênh vực của mẹ nên mỗi lần chơi với bạn bè ở trường học cũng như trong khu phố, hễ tí là nó chạy về mách mẹ đứa này đánh, đứa kia đánh trong khi chính nó là đứa gây gổ với những đứa trẻ khác. Chị Linh được thể thấy hàng xóm láng giềng nhường nhịn thì ra sức dùng từ ngữ mạt sát, mắng mỏ nếu không may có đứa trẻ nào đụng phải con chị. Trong cả khu phố dường như không có đứa trẻ nào là không bị chị mắng vì cái tội dám trêu, đánh… con ngoan của chị. Dần dần thằng Hiếu trở thành đứa khó bảo, đòi gì là đòi bằng được, trên lớp thì suốt ngày trêu chọc, đánh bạn bè, những đứa trẻ trong xóm thì dần dần “li khai” thằng Hiếu khỏi danh sách các trò chơi. Tuy nhiên chị Linh lại vẫn chứng nào tật ấy, vẫn một mực bênh con chằm chặp khiến nhiều người mỗi khi thấy vậy chỉ còn biết tặc lưỡi, lắc đầu chán ngán. Thường thì cha mẹ nghĩ và cho rằng mình là người hiểu con nhất, để rồi bênh con, che chở cho con, phía sau đó cũng là sự biện bạch cho chính mình, hơn thế quan hệ máu mủ ruột rà “xót” con quá mức nên thường “mẹ hát con khen hay” và luôn “đóng cửa bảo nhau“, “đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Để rồi ngộ ra cái sự ngộ nhận của mình về con cái có khi đã muộn. . Thất sách khi “con hát mẹ khen hay” Mọi người đang vui vẻ, rôm rả trò chuyện trong nhà thì bỗng ngoài. “xót” con quá mức nên thường mẹ hát con khen hay” và luôn “đóng cửa bảo nhau“, “đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Để rồi ngộ ra cái sự ngộ nhận của mình về con cái có khi đã muộn. . sách các trò chơi. Tuy nhiên chị Linh lại vẫn chứng nào tật ấy, vẫn một mực bênh con chằm chặp khi n nhiều người mỗi khi thấy vậy chỉ còn biết tặc lưỡi, lắc đầu chán ngán. Thường thì cha mẹ