Tàn phế vì cứng khớp buổi sáng Nhiều người khi ngủ dậy buổi sáng bỗng thấy cứng, đau khớp vai, khuỷu, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay, đầu gối… nhưng lại chủ quan bỏ qua mà không biết mình bị viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp (thấp khớp cấp, viêm khớp mạn tính, thấp khớp phản ứng…). Ước tính tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam chiếm khoảng 0,05 - 0,3%. Trước đây, bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên (70 - 80%). Nhưng hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ mới trên 30 tuổi ngày càng nhiều (60 - 70%). Nhập viện vì dùng đơn thuốc cũ Bệnh nhân N.T.H, 40 tuổi (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện Khoa Cơ xương khớp, BV E trong tình trạng hai chân sưng tấy không thể đi lại được. Chị H. cho biết, cách đây hơn một năm chị bị cứng khớp vào mỗi buổi sáng thức dậy, sau đó các khớp cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay, chân và đầu gối sưng lên đau nhức. Khi đi khám, chị H. được chẩn đoán là bị viêm khớp dạng thấp và cho thuốc về nhà điều trị ngoại trú. Điều trị 20 ngày các khớp hết sưng, chị H. có thể đi lại bình thường. Từ đó, mỗi lần khớp sưng đau chị H. lại lấy đơn cũ ra mua thuốc về uống. Tuy nhiên, lần này dù đã uống thuốc nhưng bệnh lại ngày càng nặng nề hơn, hai chân teo tóp, không thể tự đi lại được. TS BS Đặng Hồng Hoa, Phó trưởng khoa Cơ xương khớp, BV E cho biết, chị H. bị viêm khớp dạng thấp gây biến chứng với các biểu hiện trên là do lạm dụng uống quá nhiều thuốc chứa corticoid. Theo TS Hoa, nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp là do cơ thể tự sản xuất ra một kháng thể chống lại các cơ quan, bộ phận, nhất là các khớp. Tuy nhiên, đến nay y học vẫn chưa giải thích được vì sao cơ thể lại sản xuất ra kháng thể này. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là hiện tượng cứng khớp mỗi sáng thức dậy, gây khó cử động các khớp, có thể kéo dài hằng giờ, sau đó sưng viêm và đau các khớp trên cơ thể. Tàn phế vì viêm khớp dạng thấp TS Hoa, giai đoạn đầu bệnh có thể kéo dài từ 1 - 3 năm nên thường bị bỏ qua. Nếu phát hiện và điều trị bệnh lúc này sẽ khá hiệu quả. Ở giai đoạn muộn, người bệnh xuất hiện tổn thương “bào mòn” ở sụn khớp và đầu xương với các triệu chứng ngón tay co quắp lại, không thể cầm nắm, ngón chân trẹo ra ngoài, cử động rất đau đớn. Để lâu các tổn thương ở sụn khớp và đầu xương càng nặng hơn làm hẹp dần các khe khớp, các đầu xương gây biến dạng khớp, dính khớp, người bệnh rơi vào tình trạng tàn phế. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có biểu hiện sốt, xanh xao, suy nhược cơ thể, gầy sút… Các BS khuyến cáo, viêm khớp dạng thấp là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau một đợt điều trị bệnh sẽ ổn định nên nhiều người lầm tưởng là khỏi dẫn tới không tiếp tục điều trị và tái khám. Hoặc có trường hợp, sau uống thuốc một đợt thấy bệnh đỡ liền sử dụng đơn thuốc cũ cho các đợt phát bệnh tiếp theo. Có bệnh nhân còn tự ý mua thuốc bắc trộn với dexa về uống. Tất cả điều này đều cực kỳ nguy hiểm, vì hầu hết thuốc điều trị các bệnh về khớp đều có corticoid, nếu dùng lâu ngày người bệnh có nguy cơ bị phù hoặc loãng xương, bệnh tái phát trầm trọng hơn. Do đó, các BS khuyên cách tốt nhất là khi thấy có biểu hiện cứng khớp vào mỗi buổi sáng thức dậy nên đi khám ngay để được BS chẩn đoán và điều trị. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ việc uống thuốc và tái khám theo lịch hẹn của BS, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tây hoặc các bài thuốc dân gian về điều trị. . Tàn phế vì cứng khớp buổi sáng Nhiều người khi ngủ dậy buổi sáng bỗng thấy cứng, đau khớp vai, khuỷu, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay, đầu. bỏ qua mà không biết mình bị viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp (thấp khớp cấp, viêm khớp mạn tính, thấp khớp phản ứng…). Ước tính tỷ lệ mắc. năm chị bị cứng khớp vào mỗi buổi sáng thức dậy, sau đó các khớp cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay, chân và đầu gối sưng lên đau nhức. Khi đi khám, chị H. được chẩn đoán là bị viêm khớp dạng thấp