phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ phần sữa việt nam – vinamilk qua ba năm 2009 – 2011

26 1.3K 5
phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ phần sữa việt nam – vinamilk qua ba năm 2009 – 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM  KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK QUA BA NĂM 2009 – 2011 GVHD: BÙI HUY KHÔI NHÓM 3 LỚP : CDQT 13K BIÊN HOÀ, ngày 14 tháng 06 năm 2012 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊM NHÓM 3 1. Nguyễn Thị Thuý Huyền 11017322 2. Nguyễn Thị Diễm Hương 11020042 3. Trần Thị Thu Hường 11010292 4. Nguyễn Đức Khâm 11002012 5. Võ Nguyễn Đăng Khoa 11014682 6. Phan Tuấn Kiệt 11015112 7. Lộc Thị Như Lan 11015722 8. Phạm Thị Lan 11017962 9. Trần Vũ Minh Lâm 11012672 10. Trịnh Thị Lên 11017372 11. Huỳnh Thị Hồng Loan 11017232 12. Trần Quang Lộc 11012772 2 MỤC LỤC 3 CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, từ đó tạo điều kiện để nước ta bước vào thời kỳ mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta nhiều cơ hội và thách thức. Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư , kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tiếp thu cách làm việc, kinh doanh, quản lý khoa học của nước ngoài, có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thế giới…Mặt khác, các doanh nghiệp phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong nền kinh tế thị trường, một khi không còn sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp nước ta phải tự điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì thách thức lớn nhất hiện nay không chỉ là tăng đầu tư hay tăng sản lượng mà là tăng cường hiệu quả kinh doanh. Như vậy, thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh nói chung, doanh thu, lợi nhuận nói riêng trở thành một nhu cầu thực tế cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhận thấy việc phân tích doanh thu, lợi nhuận là một việc làm hết sức quan trọng cần thiết. Thông qua việc phân tích này, các nhà quản lý sẽ nắm được thực trạng của doanh nghiệp, phát hiện những nguyên nhân và sự ảnh hưởng của các nhân tố lên doanh thu, lợi nhuận. Từ đó, chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng và huy động tối đa các nguồn lực nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên đây, nhóm em xin chọn đề tài: “ Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Cổ Phần sữa Việt Nam - Vinamilk” 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận đạt được của nhà máy qua 3 năm 2009, 2010, 2011. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của doanh thu và lợi nhuận. Đề ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận để nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà máy. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để phân tích doanh thu và lợi nhuận, chúng em sử dụng một số phương pháp sau: 4 - Phương pháp thu thập - thống kê - tổng hợp số liệu : Trong đề tài này đòi hỏi cần phải có những số liệu trong những năm gần đây, các số liệu được tập hợp, thu thập từ các báo cáo tài chính, tài liệu của cơ quan công khai trên các phương tiện truyền thông, các thông tin trên báo, đài, internet…Sau đó tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống để phân tích. - Phương pháp so sánh : Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở , qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. 1.4. SỐ LIỆU SỬ DỤNG: Sử dụng số liệu thứ cấp, thống kê dựa trên các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk. Sử dụng số liệu sơ cấp để giải quyết các tỷ lệ, tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận, giúp thuận tiện cho việc phân tích 1.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Đánh giá sơ bộ kết quả kinh doanh của công ty cổ phần sữa Việt Nam qua ba năm 2009 – 2011, từ đó biết được tình hình hoạt động của công ty qua các năm, cũng như nắm bắt được phương hướng hoạt động, cách thức kinh doanh của công ty 1.6. BỐ CỤC BÀI: Chương I: Mở Đầu Chương II: Cơ Sở Lý Luận Chương III: Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam Chương IV: Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Làm Tăng Doanh Thu – Lợi Nhuận Chương V : Kết Luận Tài liệu tham khảo 5 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU: 2.1.1. Khái Niệm Và Vai Trò Của Doanh Thu: 2.1.1.1 Khái niệm: Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Kết thúc quá trình tiêu thụ doanh nghiệp có doanh thu bán hàng. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. Nội dung của doanh thu gồm có hai bộ phận sau:  Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ , dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Doanh thụ từ tiêu thụ khác, bao gồm: + Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại. + Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như : thu về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. + Thu nhập bất thường như : thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại. + Thu nhập từ các hoạt động khác như : thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; giá trị các vật tư , tài sản thừa trong sản xuất; thu từ bản quyền phát minh, sáng chế; tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm. 2.1.1.2 Vai trò của doanh thu: Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ có được doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận: rằng sản phẩm đó về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả đã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động, trích Bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo luật định… Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình chu chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy việc thực hiện doanh thu bán 6 hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Nếu vì lý do nào đó mà doanh nghiệp sản xuất không thực hiện được chỉ tiêu doanh thu bán hàng hoặc thực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2 Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Doanh Thu: Doanh thu bán hàng hằng năm nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết định. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng là:  Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ : Khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc lao vụ , dịch vụ cung ứng càng nhiều thì mức doanh thu bán hàng càng lớn. Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như : việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với các khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, việc xuất giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng, giữ vững kỷ luật thanh toán…Tất cả các việc trên nếu làm tốt đều có tác động nâng cao doanh thu bán hàng. Việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là nhân tố quan trọng quyết định doanh thu bán hàng.  Kết cấu mặt hàng : Khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản xuất tương đối giản đơn, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương đối cao nhưng cũng có những mặt hàng tuy sản xuất phức tạp, chi phí sản xuất cao, giá bán lại thấp. Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng đều có tác dụng nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. Vì vậy khi phấn đấu tăng doanh thu, các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã ký với khách hàng nếu không sẽ mất khách hàng, khó đứng vững trong cạnh tranh.  Chất lượng sản phẩm : Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng cao không những có ảnh hưởng tới giá bán mà còn ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ . Sản phẩm có chất lượng cao, giá bán sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch vụ , tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng và tăng doanh thu bán hàng.  Giá bán sản phẩm : Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu bán hàng. Thông thường chỉ những sản phẩm, những công trình có tính chất chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân thì Nhà nước mới định giá, còn lại do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư . 2.1.3. Ý Nghĩa Của Việc Phân Tích Doanh Thu: Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó để có thể khai thác các tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên đều đặn. Việc đánh giá 7 đúng đắn tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ giúp cho các nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh thu để có thể đề ra những nhân tố làm tăng và những nhân tố làm giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận, vì doanh thu là nhân tố quyết định tạo ra lợi nhuận. Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu càng lớn lợi nhuận càng cao, bởi vậy chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi, lỗ sau một quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, đơn vị muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm đến là doanh thu. 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN. 2.2.1. Khái Niệm Và Vai Trò Của Lợi Nhuận: 2.2.1.1. Khái niệm: Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền. Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó, lợi nhuận phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Lãi gộp là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí khả biến, là phần đóng góp dùng đảm bảo trang trải cho chi phí bất biến. Lợi nhuận trước thuế: là lợi nhuận đạt được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế: là phần còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước, lợi nhuận sau thuế dùng để trích lập các quỹ đối với các doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau, lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau:  Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp.  Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết.  Lợi nhuận về hoạt động tài chính: Là các khoản thu về lãi tiền gửi, thu lãi bán ngoại tệ, thu từ cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.  Lợi nhuận khác: Là lợi nhuận thu được từ những hoạt động bất thường hay còn gọi là các khoản thu từ các hoạt động riêng biệt với hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của đơn vị. Những khoản này thường phát sinh không đều đặn như : Thu tiền phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển vào thiệt hại, thu các khoản nợ không xác định được chủ , các khoản lợi nhuận bị sót những năm trước nay mới phát hiện. 2.2.1.2. Vai trò của lợi nhuận: 8 Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định… Lợi nhuận là một nguồn thu điều tiết quan trọng của Ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là sản xuất kinh doanh thật nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước với giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp, tăng tích luỹ mở rộng sản xuất, là điều kiện cải thiện đời sống vật chất của người lao động trong doanh nghiệp, góp phần làm giàu mạnh đất nước. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng thanh toán, tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản. 2.2.2. Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận : Trong quá trình hoạt động có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu là:  Khối lượng sản phẩm tiêu thụ : Sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có tiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lãi, lỗ ở mức độ nào. Sản phẩm, hàng hoá phải được tiêu thụ ở một số lượng nào đó sẽ có lợi nhuận, khối lượng tiêu thụ càng nhiều thì lợi nhuận đạt được càng lớn  Giá thành sản xuất của sản phẩm : Giá thành sản xuất có vai trò to lớn trong chiến lược cạnh tranh về giá. Giá thành sản xuất thấp cho phép doanh nghiệp áp dụng giá bán thấp hơn đối thủ nhưng thu được lợi nhuận cao hơn. Giá thành sản xuất có tác động ngược chiều với lợi nhuận, nếu giá thành thấp lợi nhuận sẽ cao hơn và ngược lại. Đối với những ngành có số lao động nhiều, chi phí nhân công có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay, giá nhân công rẻ là một yếu tố thuận lợi của nước ta trong việc tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, vì có thể tiêu thụ sản phẩm với giá rẻ nhưng lợi nhuận không giảm.  Giá bán sản phẩm : Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và phải có lợi nhuận thoả đáng để tái đầu tư . Trong chính sách giá của doanh 9 nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán có mối quan hệ chặt chẽ, khi khối lượng hàng hoá bán tăng thì giá bán có thể giảm và ngược lại.  Kết cấu mặt hàng tiêu thụ : Mỗi loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp có một chi phí sản xuất riêng, do đó có mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá bán, giá vốn, thuế,…rất khác nhau. Bởi vậy, khi doanh nghiệp có cơ cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.  Thuế suất: Thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong chính sách thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các sự thay đổi này để có những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được lợi nhuận, hạn chế tổn thất. 2.2.3. Ý Nghĩa Của Việc Phân Tích Lợi Nhuận : Quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đan xen giữa thu nhập và chi phí. Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng thu nhập với tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua việc phân tích lợi nhuận có thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến doanh lợi của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác được khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận, tăng tích lũy cho Nhà nước và cho nhân viên của doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đến lợi nhuận giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế, trên cơ sở đó đề ra các quyết định đầu tư , phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 10 [...]... Tình Hình Doanh Thu Thực Tế Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam 3 Năm 2009- 2011: Ba ng 2: tình hình doanh thu thực tế qua 3 năm 2009 – 2011 Ta đánh giá tình hình doanh thu thực tế của công ty qua ba ng sau: ĐVT: ty đồng Chỉ tiêu doanh Năm thu 2009 Năm 2010 Năm 2011 302 Chênh lệch 2010 /2009 Số tiền Ty lệ 89 129% Chênh lệch 2011/ 2010 Số tiền Ty lệ 144 91.1% Doanh thu ba n hàng... niên 2009 – công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk Ba o cáo thường niên 2010 – công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk Ba o cáo thường niên 2011 – công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk PGS PTS NGUYỄN THỊ DIỄM CHÂU (chủ biên) (1999), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất ba n tài chính 5 TS NGUYỄN MINH TUẤN – ThS VÕ THỊ THUÝ HOA, 2006, Kinh Tế Vi Mô, Nhà xuất ba n thống... thành và phát triển công ty Cổ phần sữa Việt Nam, những thu ̣n lợi và khó khăn mà công ty phải đối mặt  Phân tích doanh thu, lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011  Trên cơ sở đánh giá tích cực, mặt tồn tại của công ty, đề ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu qua kinh doanh 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 Ba o cáo thường niên 2009. .. một phần trong việc nâng cao gía trị lợi nhuận 3.2.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận thực tế qua 3 năm 2009 – 2011: Để đánh giá tình hình lợi nhuận thực tế của công ty qua các năm, phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí Căn cứ vào số liệu ba o cáo kết qua hoạt động kinh doanh của nhà máy ta lập ba ng phân tích lợi nhuận thông qua. .. Biểu đồ doanh thu qua các năm cho chúng ta thấy rõ hơn nỗ lực của công ty trong khâu tiêu thu , nâng doanh số ba n ngày một cao hơn: Biểu đồ 1: biều diễn doanh thu của công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011 Ta có thể thấy rằng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm ,và tăng khá đều, biểu đồ sau sẽ cho thấy rõ hơn mức tổng doanh thu tăng trưởng qua 3 năm 2009 – 2011: ... đã làm cho lợi nhuận tăng lên cả về số tương đối lẫn tuyệt đối Biểu đồ 3: Cơ cấu doanh thu – lợi nhuận của công ty 3 năm 2009, 2010, 2011:  Nhận xét Tình hình doanh thu – Lợi nhuận của công ty cổ phần sữa Việt Nam có thể được xem là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong cũng như ngoài ngành Ban lãnh đạo công ty và tập thể cán bộ công nhân viên... hơn năm 2010 Tổng doanh thu năm 2011 tăng 5990 ty đồng so với cùng kỳ, từ 16081 ty năm 2010 lên 22071 ty đồng năm 2011 Mức tăng này cao hơn mức tăng 5261 ty đồng của tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 Trên đà tăng trưởng, tổng doanh thu của công ty đạt hơn 1 ty đô la Mỹ (22.071 ty đồng), đưa Vinamilk chính thức gia nhập vào đội ngũ các doanh nghiệp lớn của. .. thành Công ty cổ phần sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty 2004 Mua thâu tóm Công ty cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1590 ty đồng 2005 Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong công ty liên doanh sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy sữa NghệAn vào nagỳ... Đối với doanh thu ba n hàng hoá: doanh thu năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 89 ty đồng với ty lệ tăng là 129% + Đối với doanh thu ba n thành phẩm: doanh thu năm 2010 tăng hơn 2009 là 5.159 ty đồng với ty lệ tăng là 48,1% + Về cung cấp dịch vụ: so với năm 2009 doanh thu năm 2010 cũng tăng 65% tương ứng với 7 ty đồng  Sang năm 2011, doanh thu tiếp tục tăng 5.990 ty đồng... của người thuyền trưởng là bà Mai Kiều Liên 3.2.1 Phân tích chung về tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2009, 2010, và 2011: 3.2.1.1 Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Doanh Thu Của Công Ty: Ba ng 1: tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu 3 năm 2009, 2010, 2011: ĐVT: ty đồng Năm 2009 Kế Thực hoạc hiện Năm 2010 % thực Kế Thực hiện hoạch hiện Năm 2011 % thực . BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM  KHOA QUA N TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK QUA BA. Hình Doanh Thu Thực Tế Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam 3 Năm 2009- 2011: Ba ng 2: tình hình doanh thu thực tế qua 3 năm 2009 – 2011 Ta đánh giá tình hình doanh thu thực tế của. VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM QUA 3 NĂM HOẠT ĐỘNG 2009, 2010, 2011. Sau hơn 30 năm thành lập, công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) hiện đang dẫn đầu ngành công

Ngày đăng: 30/07/2014, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan