1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Chất thải rắn potx

4 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 71 KB

Nội dung

Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. Thuật ngữ chất thải rắn được sử dụng trong tài liệu này là bao hàm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng Tài liệu này đặc biệt quan tâm đến chất thải rắn đô thị, bởi vì ở đó sự tích luỹ và lưu toàn chất thải rắn có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người. Chất thải rắn có từ khi con người có mặt trên trái đất. Con người và động vật đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của mình và thải ra các chất thải rắn.Khi ấy, sự thải bỏ các chất thải từ hoạt động của con người không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi vì mật độ dân cư còn thấp. Bên cạnh đó diện tích đất còn rộng nên khả năng đồng hoá các chất thải rắn rất lớn, do đó đã không làm tổn hại đến môi trường. Khi xã hội phát triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, làng, cụm dân cư thì sự tích lũy các chất thải rắn trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với cuộc sống của nhân loại CÔNG NGHỆ SHERAPHIN Quy trình của công nghệ Seraphin như sau: Nguồn rác thải hỗn hợp (đã khử mùi) sẽ được chuyển đến một máy cháy bông để phá bỏ các loại bao bì, sau đó đi qua hệ thống kiểm từ để hút sắt thép và các kim loại khác, cuối cùng lọt xuống sàn lồng. Tại đây, rác thải hữu cơ được chuyển sang hệ thống chế tạo phân vi sinh, rác thải vô cơ được đóng cứng vĩnh cửu, khuấy trộn, tạo thành sản phẩm Seraphin. Đây là công nghệ do VN sản xuất. Theo ông Nguyễn Gia Long, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, nhà máy có công suất 200-300 tấn/ngày. Trung bình một tấn rác sẽ cho ra đời khoảng 250-300 kg phân vi sinh, và 300-350 kg sản phẩm Seraphin. Seraphin được chế tạo thành cột đèn, ống nước tất cả có chất lượng đạt mác 200-300. Trong khi đó, những sản phẩm tương tự bằng bêtông cũng chỉ đạt mác 200. Công nghệ Seraphin còn giải quyết được nạn ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. Gần đây, một tập đoàn của Hà Lan đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với Công ty cổ phần phát triển công nghệ môi trường xanh với tổng giá trị 50 triệu USD, nhằm xây dựng hàng loạt nhà máy xử lý rác theo công nghệ này trên thế giới, do Hà Lan tài trợ. Dự báo đến năm 2010, lượng chất thải rắn của Việt Nam sẽ tăng từ 24 - 30% tương đương 45 triệu tấn rác/năm. Trong đó, chất thải y tế nguy hại vào khoảng 25.000 tấn/năm. Nguyên nhân là do các ngành chức năng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Chất thải ra không được xử lý an toàn đã tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Kết quả điều tra ban đầu về chất thải rắn nguy hại (CTNH) cho thấy: Ở nước ta các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển rất đa dạng và phong phú về loại hình, ngành nghề như công nghiệp hóa chất, luyện kim, dệt nhuộm, giấy và bột giấy, nhựa, cao su, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam về chất thải rắn, tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó CTNH công nghiệp vào khoảng 130.000 tấn/năm. Phần lớn chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ miền Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng CTNH phát sinh của cả nước. Tiếp theo là các tỉnh miền Bắc với lượng CTNH phát sinh chiếm 31%. Thêm vào đó, gần 1.500 làng miền Bắc với CTNH phát sinh chiếm 31%, mà chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh cỡ 774.000 tấn chất thải rắn sản xuất, bao gồm cả CTNH và không nguy hại. Hiện nay cả nước có khoảng hơn 12.500 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có khoảng 850 cơ sở là các bệnh viện với quy mô khác nhau, nên việc quản lý chất thải rắn y tế rất khó khăn. Phần lớn các bệnh viện đặt trong các khu dân cư đông đúc. Năm 2001, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát tại 280 bệnh viện đại diện cho tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn y tế. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày. Nếu phân chia lượng chất thải rắn y tế nguy hại theo địa bàn thì 35% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 65% còn lại ở các tỉnh, thành khác. Xử lý chất thải môi trường Mặt khác, nếu phân lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các tỉnh, thành phố, thị xã thuộc các đô thị và 30% ở các huyện, xã, nông thôn, miền núi. CÔNG NGHỆ SERAPHIN Ở VINH Qua nhiều năm nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm, nhóm nghiên cứu thuộc Công ty cổ phần Công nghệ môi trường xanh Seraphin đã hoàn thiện công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện đô thị Việt Nam, đó là công nghệ Seraphin. Mới đây, Công ty đã khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy Xử lý rác Đông Vịnh (Nghệ An), với tổng vốn đầu tư gần 37 tỷ đồng. Thành phố Vinh trở thành đô thị đầu tiên trong cả nước sử dụng công nghệ Seraphin đê xử lý các loại rác thải sinh hoạt. Công nghệ này là một giải pháp xử lý triệt để rác thải mà không cần chôn lấp. Công nghệ Seraphin có thể áp dụng tại các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt ở các đô thị Việt Nam, là công nghệ do các nhà khoa học Việt Nam đề xuất, phát triển và chủ động chế tạo thiết bị trong nước nhằm phục vụ nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế. Với công nghệ Seraphin, các đô thị Việt Nam có thể xử lý đến 90% khối lượng rác để tái chế thành phân hữu cơ và nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng. Chỉ còn 10% khối lượng rác là sạn sỏi, tro xỉ phải chôn lấp nên có thể tiết kiệm được diện tích bãi chôn lấp rác thải vốn đang là vấn đề bức xúc ở các đô thị lớn. Không chỉ dừng lại ở việc xử lý rác thu gom hàng ngày (rác tươi), công nghệ Seraphin còn có thể xử lý được rác đã chôn tại bãi chôn lấp (rác khô). Với việc đầu tư phát triển, hoàn thiện giải pháp, chế tạo thiết bị và sau gần 2 năm hoạt động, nhờ công nghệ này, Công ty cổ phần Công nghệ môi trường xanh Seraphin đã khôi phục và đưa vào hoạt động Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên - Huế), đồng thời, từ giữa năm 2004 đến nay, đã tiếp nhận và xử lý toàn bộ rác thải của Thành phố Huế, đạt công suất 150 tấn/ngày và phần rác thải phải chôn lấp chỉ còn dưới 10%. Đặc biệt, dự án xây dựng mới "Nhà máy Xử lý rác thải Đông Vịnh" đã chứng tỏ sự thành công của công nghệ này. Dây chuyền số 1 xử lý rác khô đã được vận hành từ tháng 6/2004, đạt 70 tấn/ngày, tách lọc rác khô thành mùn hữu cơ và nguyên liệu thô để sản xuất vật liệu xây dựng. Dây chuyền số 2 xử lý rác tươi đã đi vào hoạt động từ tháng 9/2004, với công suất xử lý 150 tấn/ngày. Quá trình nghiên cứu và thực tế áp dụng đã cho thấy ưu điểm nổi bật của công nghệ Seraphin là khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vì rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày, không chôn lấp rác tươi như trước đây nên không còn mùi hôi và tuyệt đối không còn nước rỉ từ rác làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thêm vào đó, vốn đầu tư cho nhà máy xử lý rác theo công nghệ Seraphin chỉ bằng 30 - 40% so với dây chuyền thiết bị tương tự nhập khẩu, trong khi thời gian kể từ lúc xây dựng đến khi đưa nhà máy vào vận hành được rút ngắn đáng kể (chỉ từ 6 tháng đến 1 năm). Riêng phần máy móc, thiết bị được chế tạo trong nước nên khâu bảo hành, bảo trì ít tốn kém và thuận tiện. Theo các chuyên gia, mặc dù công nghệ Seraphin đã chứng minh được những ưu điểm nổi trội, song trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng cũng đã nảy sinh một số hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Cụ thể, để làm được phân compos từ rác, phải có diện tích nhà xưởng, hầm ủ lớn, vì thời gian ủ mùn hữu cơ kéo dài 30 - 40 ngày, dẫn đến chi phí xây dựng cơ bản lớn. Để khắc phục, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục đưa ra các thế hệ thiết bị ủ phân compos theo phương pháp ủ hiếu khí có đảo trộn và tạo môi trường tích cực cho vi sinh vật phân huỷ phát triển nhằm rút ngắn thời gian ủ mùn hữu cơ. Mặt khác, khả năng tiêu thụ phân bón compos còn phụ thuộc vào đặc điểm địa hình và tập quán canh tác của mỗi địa phương, nên cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nhằm tăng cường tiêu thụ loại phân này. Nguồn: "Báo Đầu tư điện tử", 17/5/2005 . tấn chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày. Nếu phân chia lượng chất thải rắn y tế nguy hại theo địa bàn thì 35% lượng chất thải. đặc biệt quan tâm đến chất thải rắn đô thị, bởi vì ở đó sự tích luỹ và lưu toàn chất thải rắn có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người. Chất thải rắn có từ khi con người. lý và xử lý chất thải rắn y tế. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Lượng chất thải rắn bệnh viện

Ngày đăng: 30/07/2014, 13:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w