1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LOẠN SẢN SỢI CỦA XƯƠNG - Lịch sử, bệnh nguyên, diễn tiến và điều trị pps

7 4,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 133,65 KB

Nội dung

LOẠN SẢN SỢI CỦA XƯƠNG - Lịch sử, bệnh nguyên, diễn tiến và điều trị TÓM TẮT Loạn sản sợi của xương là bệnh tương đối hay gặp, do khiếm khuyết trong quá trình tạo xương và hóa khoáng c

Trang 1

LOẠN SẢN SỢI CỦA XƯƠNG - Lịch sử, bệnh nguyên,

diễn tiến và điều trị

TÓM TẮT

Loạn sản sợi của xương là bệnh tương đối hay gặp, do khiếm khuyết trong quá trình tạo xương và hóa khoáng của trung mô tạo xương cũng như trong

sự duy trì mô xương xốp Một hoặc nhiều vùng xương không trưởng thành bình thường và vẫn ở dạng bè xương non, hóa khoáng kém nằm rải rác trong

mô sợi loạn sản Bệnh gồm 2 thể một và nhiều xương Một số ít loạn sản sợi nhiều xương có kèm rối loạn nội tiết và tăng sắc tố da gọi là hội chứng Albright Cơ chế bệnh sinh chưa rõ nhưng hiện nay nghĩ nhiều đến do đột biến dạng kích hoạt ở exon 8 của gien GS-a , tính trội, trên nhiễm sắc thể thường ở một số tế bào trung mô tạo xương Bệnh xuất hiện lẻ tẻ và không

di truyền cho thế hệ sau Thể bệnh một xương thường không gây triệu chứng

và tự ổn định.Thể bệnh nhiều xương hay gây triệu chứng lâm sàng và việc điều trị rất phức tạp, khó khăn Ðiều trị gồm lấy bỏ mô bệnh kèm ghép xương vỏ tự thân hoặc đồng loại và điều trị các biến chứng (biến dạng chi,

Trang 2

gãy xương bệnh lý ) Gần đây, việc sử dụng dài ngày pamidronate đem lại một số kết quả khả quan

SUMMARY

FIBROUS DYSPLASIA OF BONE - history, pathogenesis, evolution and treatment

Le Chi Dung * Y hoc TP Ho Chi Minh 1999 * Vol 3 * No 2: 83-89

Fibrous dysplasia of bone (FD), relatively frequent, is the disturbance in the osteogenesis and ossification of the osteogenic mesenchyme and in the cancellous bone maintenance Areas of the skeleton fail to mature normally and remain indefenitely as immature, poorly mineralized trabeculae scattered in the dysplatic fibrous tissue The lesions may be solitary (monostotic) or multiple (polyostotic) The combination of polyostotic FD, skin pigmentation and precocious development of secondary sexual characteristics is known as Albright's syndrome Although the pathogenesis

is not clear but actually, it is postulated to be the mutation of the Exxon 8 of the GS- a gene, dominant trait on autosome, in some osteogenic mesenchymal cells The disease occurs sporadically and does not transmit to the next generation The monostotic FD is usually asymptomatic and

Trang 3

seft-limited The polyostotic FD is symptomatic in the majority of cases and the treatment is very difficult and complicated The treatment includes the resection of the lesion with cortical bone graft (auto- or allograft) and the management of complications (limb deformation, pathologic fracture ) Recently, the long-term pamidronate treatment gives some good results in

FD

ÐỊNH NGHĨA

Loạn sản sợi thuộc nhóm rối loạn tạo chất dạng xương Loạn sản sợi của xương là một mô thừa dạng u xảy ra ở một hoặc nhiều vùng nội tủy ở đó mô xương nguyên thủy bị rối loạn, khiếm khuyết trong quá trình tạo xương và khoáng hóa; sự duy trì mô xương xốp sau sinh cũng bị rối loạn

BệNH SINH

Mô xương nguyên thủy không trưởng thành được, để lại các bè xương non rất hiếm viền nguyên bào xương , sắp xếp không theo đường sức, dạng mẫu

tự C, Y hoặc kiểu chữ Hán, nằm rải rác trong mô sợi loạn sản (hình 1) Trung mô tạo xương theo kiểu tạo xương màng nhưng không chuyển được

từ nguyên bào sợi thành nguyên bào xương Chất căn bản không hóa khoáng được một ALBRIGHT đã công bố 5 trường hợp bệnh rất nặng ở trẻ em với

Trang 4

rối loạn nội tiết, nhiều đám tăng sắc tố da kèm tổn thương xương nặng ở nhiều vị trí xương và đặt tên là "viêm xương sợi lan tỏa- osteitis fibrosa disseminata" Họ ghi nhận tổn thương giống với của bệnh cường tuyến cận giáp (viêm xương sợi bọc- osteitis fibrosa cystica, u nâu (brown tumor) và bệnh đa u sợi thần kinh nhưng là một thực thể riêng biệt Báo cáo của nhóm gây nhiều ấn tượng nên bệnh được gọi là "hội chứng Albright" Hội chứng này còn được gọi là hội chứng McCune-Albright hoặc Weil-Albright Tuy nhiên cần nhớ rằng các tác giả này quan niệm hội chứng hiếm gặp này gồm những rối loạn nội tiết phối hợp với tổn thương xương Vì vậy, không dùng tên gọi này cho các trường hợp thường gặp hơn nhiều là bệnh chỉ có tổn thương ở nhiều xương Bệnh loạn sản sợi nhiều xương còn được gọi dưới nhiều tên khác như osteitis fibrosa juvenilis (Turek), multiple bone fibromatosis (Stern và Chereras)(1,3,8,10,14,15,17)

Nhìn chung vào thời kỳ này, sự hiểu biết về bệnh còn mù mờ, nhiều nhầm lẫn thể hiện qua việc bệnh mang rất nhiều tên gọi khác nhau

Năm 1938, LICHTENSTEIN mô tả kỹ và phân lập bệnh này ra khỏi các bệnh khác của xương và gọi là "loạn sản sợi của xương-fibrous dysplasia of bone" Từ đó, bệnh được định danh Trường hợp đầu tiên Lichtenstein mô tả

là bệnh ở nhiều xương nên đặt tên là bệnh loạn sản sợi nhiều xương Nhưng

Trang 5

về sau, từ "nhiều xương-polyostotic" được bỏ đi do rất nhiều trường hợp tổn thương chỉ xảy ra ở một xương Ông báo cáo 8 trường hợp của bản thân và năm 1942 cộng thêm 15 ca khác cùng với JAFFE Ông giải thích bệnh do sự phát triển không điển hình của trung mô tạo xương(1,3,7,14,15,16)

Năm 1945, PUGH gọi các tổn thương ở xương sọ-mặt là bệnh xương có khuôn mặt sư tử (leontiasis ossea) hoặc thiên thần (cherubism)(3) Năm 1967, MAZABRAUD và cộng sự mô tả sự phối hợp của bệnh loạn sản sợi với các

u nhầy (myxomas) phần mềm Gần đây, ghi nhận nguy cơ thoái hóa ác tính của bệnh(3)

Như vậy, Lichtenstein là người đầu tiên xác định rõ các đặc tính của tổn thương và định danh là "bệnh loạn sản sợi của xương" Quan điểm của ông được mọi người chấp nhận và sử dụng rộng rãi cho đến nay Vì vậy bệnh còn được gọi là bệnh Lichtenstein hoặc Lichtenstein-Jaffe

BỆNH NGUYÊN

Trước đây, bệnh sinh không được hiểu rõ THANNHAUSER (1944) nghĩ rằng loạn sản sợi là biểu hiện trên xương của bệnh đa u sợi thần kinh SCHLUMBERGER (1946) báo cáo 67 t.h Loạn sản sợi một xương trong

Trang 6

quân đội và cho rằng u lành sợi (hóa xương, không tạo xương) là những thể loại của bệnh này(1)

Ngày nay tuy chưa thật hiểu rõ nhưng những nghiên cứu về bệnh học phân

tử đã giúp hiểu biết phần lớn cơ chế bệnh sinh của loạn sản sợi(3,10,13,16,17), theo đó:

*Bệnh xảy ra lẻ tẻ, do gien độc tính trội trên nhiễm sắc thể thường, chỉ biểu hiện kiểu hình ở một số tế bào dưới dạng khảm với tế bào bình thường Bệnh, vì vậy, không di truyền cho thế hệ sau và không tăng nguy cơ ở anh

em ruột

* Bệnh do đột biến ở exon 8 của gien GS- a của mô bệnh trong đó histidine hoặc cystein được thay bằng arginine ở vị trí 201 Ðột biến này làm kích hoạt protein GS, của c-AMP (adenosine cyclic monophosphate ) nên làm tăng sản xuất nội tiết tố, interleukin-6 (IL-6) dẫn đến sự gia tăng các hủy cốt bào

Protein G (protein kết nối với nucleotide Guanine) là chất truyền tin qua màng tế bào bằng cách gắn các tác thể (nội tiết tố, yếu tố tăng trưởng, chất dẫn truyền thần kinh, kích thích cảm giác) vào thụ thể Hoạt động này cần GTPase (guanine triphosphatase) Ðơn vị nhỏ a của protein G (GS-a) điều

Trang 7

tiết hoạt động của các tác thể nhờ có ái lực mạnh và tính chuyên biệt cao với guanine

Nếu bất thường, khiếm khuyết ở sự kết hợp với protein G sẽ gây mù, kháng nội tiết tố, dậy thì sớm, sinh u, rối loạn phân bố tế bào:

Ngày đăng: 30/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w