Các chất cận sinh: Lợi ích hay nguy hiểm? Khái niệm chất cận sinh (probiotics) được bắt đầu từ thế kỷ 20 với nhận xét của nhà bác học người Nga Elie Metchnikoff (đoạt giải thưởng Nobel) về một số bộ lạc du mục người Bungari ăn nhiều chế phẩm lên men, đặc biệt là uống sữa lên men (yaourt) sẽ trường thọ. “Ông tổ” của chất cận sinh ngày nay là sữa chua kinh điển, tức là sữa “lên men” với streptococcus thermophilus và lactobacillus bulgaricus. Năm 1974, lần đầu tiên người ta đã dùng thuật ngữ “chất cận sinh” và chúng có trong thức ăn cho động vật. Ngày nay, chất cận sinh được dùng cho người dưới dạng thức ăn hoặc thuốc, ở nước ta quen gọi là “men tiêu hóa”. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (2002), chất cận sinh là “các vi sinh vật sống (còn gọi là vi khuẩn hoặc men), nếu đưa vào cơ thể với lượng đầy đủ và có hàm lượng ổn định, sẽ cải thiện được sự cân bằng của tạp khuẩn ruột và có lợi ích cho sức khỏe người dùng”. Mặc dù nằm sâu bên trong cơ thể, nhưng ruột lại được tiếp xúc thường xuyên với ngoại môi do thức ăn và nước bọt mang vào. Ngoài nhiệm vụ hấp thu và đồng hóa thức ăn trực tiếp và tiết kiệm “dành dụm” (>90% các chất tiêu hóa của cơ thể sẽ được tái hấp thu), thì ruột được coi là lối vào đầu tiên của vi sinh vật, nên còn có vai trò làm hàng rào bảo vệ chống lại các chất độc, chống các chất gây bệnh. Ruột đã bố trí sẵn một tổ chức phức tạp và hữu hiệu với một hệ tạp khuẩn hội sinh phong phú. Niêm mạc ruột gồm một hệ nếp gấp liên tiếp, giúp ruột có chiều dài 7m và diện tích ngang diện tích của 3 sân quần vợt, được bao phủ bởi chất nhày: đó là chướng ngại vật chống sự xâm lấn của mầm bệnh và chống chất độc. Tại chất nhày, có một lượng đáng kể các IgA (IgA tiết), đó chính là hàng rào đầu tiên bảo vệ niêm mạc chống các mầm bệnh. Hệ miễn dịch trong ruột là cấu trúc rất quan trọng cho cơ thể, đại diện 70%- 85% các tế bào miễn dịch của toàn cơ thể. Sau khi có kích thích miễn dịch, các lymphô bào B và T ở ruột sẽ tràn vào tuần hoàn chung và vào các niêm mạc khác. Khi quay trở về ống tiêu hóa, chúng đã chín muồi, có trí nhớ kháng nguyên đồng thời tiết các cytokin và IgA. IgA làm hàng rào cản trở không cho dính vào thành ruột, không cho vi khuẩn thấm vào khoang hệ thống, đồng thời trung hòa được độc tố vi khuẩn. IgA cũng làm chậm sự nhân lên của virut trong tế bào ruột và chống chọi được với các protein của vi khuẩn. Tạp khuẩn ở ruột Tạp khuẩn này cộng sinh với vật chủ và lấy từ thức ăn. Tạp khuẩn rất cần cho sự tiêu hóa một số thức ăn đồng hóa và cũng tác động chống lại sự gắn của các vi khuẩn khác vào thành ruột. Sự đấu tranh giữa cơ thể với tạp khuẩn sẽ kéo dài liên tục. Hầu hết các mầm bệnh mang vào theo thức ăn và nước bọt bị hủy bởi sự tiết acid của dạ dày. Những vi khuẩn và men nào đề kháng được sẽ được nhân lên trong quá trình chuyển vận tới tận ruột già mà tại đây, tạp khuẩn sẽ là những vi khuẩn có ích bậc nhất. Tạp khuẩn ruột và sự bảo vệ của cơ thể Tạp khuẩn ruột kích thích sự bảo vệ miễn dịch tại chỗ và toàn thân: làm tăng số lượng những tế bào có thẩm quyền miễn dịch, kích thích thực bào, tăng sản xuất các globulin miễn dịch. Ngoài ra, tạp khuẩn còn có chức năng quan trọng khác là ức chế vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn trong tạp khuẩn có thể sản sinh ra các chất ức chế được sự sinh trưởng của vi khuẩn có hại. Nổi bật nhất là vi khuẩn của tạp khuẩn ruột sẽ dính chặt vào các thụ thể ở tế bào ruột hoặc vào chất nhày, kết quả có ích là các mầm gây bệnh sẽ khó gắn hơn vào niêm mạc ruột để “gây gổ”. Tạp khuẩn ruột còn ức chế được sự sản xuất các độc tố của vi khuẩn, nên làm giảm độc lực của chúng. Rối loạn tạp khuẩn ruột sẽ làm giảm điều hòa hệ miễn dịch ở ruột, gây các phản ứng quá mẫn cảm với thức ăn, viêm niêm mạc ruột và trở nên dễ thấm kháng nguyên. Chất cận sinh có nguy hiểm cho người không? Chất cận sinh lactobacillus. Các chất cận sinh thường dùng từ lâu đã được dùng trong thực phẩm như là men mà không có tác hại cho sức khỏe. Lợi ích của chất cận sinh ở người Đến nay, tạm sơ kết chất cận sinh có lợi ích trong những trường hợp sau đây: Tiêu chảy do dùng kháng sinh Kháng sinh làm thay đổi tạm thời các tạp khuẩn, nên sẽ kéo theo tiêu chảy do chuyển hóa thường ở mức trung bình và ngắn hạn. Một số mầm của tạp khuẩn chưa trội (pseudomonas, klebsiella, salmonella, E.coli, candida, clostridium difficile) nhân cơ hội người bệnh phải dùng thuốc kháng sinh sẽ có thể tăng sinh và trở nên gây bệnh. Trong phần lớn các trường hợp, nếu dùng phối hợp chất cận sinh với kháng sinh liệu pháp, nếu chưa thể ngăn ngừa được triệt để, thì ít nhất cũng làm giảm tần số và/hoặc thời hạn các đợt tiêu chảy. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn Chất cận sinh sẽ bảo vệ được hoặc làm giảm thời hạn các đợt tiêu chảy, vì các mầm gây bệnh sẽ khó khăn hơn để gắn vào các vị trí ở niêm mạc ruột. Với tiêu chảy do rotavirus ở trẻ em, chất cận sinh làm giảm trung bình 54% thời gian tiêu chảy. Cần lưu ý là chỉ cần làm giảm thời hạn của viêm dạ dày - ruột trong vòng một ngày hoặc 1,5 ngày ở trẻ em đã là rất quan trọng. Các chất cận sinh có thể kích thích được sự đáp ứng kháng thể IgA ở ruột chống rotavirus. Tiêu chảy ở người đi du lịch Người đi du lịch đến nơi mới, sẽ gặp phải các quần thể vi khuẩn có hại mà cơ thể chưa kịp làm quen. Khi đó, tạp khuẩn sẽ có hiệu lực chắc chắn. Táo bón Chất cận sinh, hoặc dùng đơn độc, hoặc hỗ trợ cho thuốc nhuận tràng sẽ làm giảm táo bón ở 2/3 trường hợp, nhất là ở người cao tuổi. Bệnh viêm ruột mạn tính Hai bệnh lý chính gây viêm ruột mạn tính là bệnh Crohn và viêm đại - trực tràng chảy máu. Ích lợi rõ rệt của chất cận sinh là ngăn cản sự tiến triển của các bệnh trên. Hội chứng đại tràng kích ứng (IBS) 15-20% số người ở các nước công nghiệp phát triển bị IBS. Sự chuyển vận quá mức ở đại tràng sẽ gây đau bụng, trướng bụng và thường tiêu chảy. Chất cận sinh sẽ làm giảm số lượng phân lỏng, giảm tiêu chảy, giảm đau bụng. Nhiễm Helicobacter pylori Một số chủng của chất cận sinh (đặc biệt là lactobacillus) có khả năng chống H.pylori. Phối hợp lactobacillus với cách điều trị kinh điển chống vi khuẩn này (bộ ba amoxicillin + clarithromycin + omeprazol) cho thấy hiệu lực trội hơn hẳn so với khi chỉ dùng bộ ba nói trên. Không dung nạp lactose Khoảng 70% số người trên thế giới không tiêu hóa được hoàn toàn lactose trong các chế phẩm sữa. Sự không dung nạp này là do thiếu hụt nghiêm trọng enzym lactase trong ruột. Phần lactose không chuyển hóa được ở ruột non sẽ tới đại tràng và tại đây, lactose bị thoái hóa. Bệnh nhân bị phiền hà vì đầy hơi, trướng bụng, đau bụng, co thắt ruột, tiêu chảy. Khi lactose nạp vào càng tăng (uống nhiều sữa), thì hiện tượng không dung nạp càng rõ rệt. Từ lâu, đã thấy sữa chua có lợi ích cho sự dung nạp lactose ở người, vì men trong sữa chua xúc tác được cho chuyển hóa lactose. Thời gian rỗng của dạ dày sẽ kéo dài nhờ sữa chua hơn là sữa thường, kéo dài thời gian chuyển vận sẽ giúp enzym lactase ở ruột có thêm thời gian làm xúc tác cho giáng hóa lactose. Dùng sữa chua cũng làm tăng lượng tạp khuẩn phụ thuộc glucid, giúp làm tăng tiêu hóa lactose qua trung gian của các lactase của vi khuẩn. Dị ứng và không dung nạp với thức ăn Trong nhiều thập kỷ qua, có tăng đều đặn số trẻ em còn bú sữa mẹ bị dị ứng và có vẻ ăn khớp với kháng sinh liệu pháp. Kháng sinh làm thay đổi tạp khuẩn ruột sẽ làm hỗn loạn các cơ chế dung nạp thuốc. Cần dùng chất cận sinh trong dự phòng và điều trị các cơn viêm da cơ địa atôpi ở trẻ em bú sữa mẹ có các vấn đề dị ứng với sữa bò. Chất cận sinh cũng có ích trong bệnh hen. Người mẹ uống lactobacillus rhamnosus GG trong suốt thai kỳ và trong 6 tháng đầu của thời kỳ cho con bú đã làm giảm 50% nguy cơ chàm ở trẻ em. Ngăn ngừa ung thư đại tràng Một số tạp khuẩn là lactobacillus làm giảm sự sản sinh các enzym của vi khuẩn ở đại tràng như b-glucuronidase, nitroreductase (và azoreductase). Ở động vật, chất cận sinh ngăn ngừa được một số dạng ung thư đại tràng do hóa chất. Còn đang nghiên cứu ảnh hưởng của chất cận sinh trong sự sản sinh ung thư đại tràng ở người. Tăng cholesterol - máu Ở người, chất cận sinh làm giảm 5-10% cholesterol toàn phần trong máu; còn phải nghiên cứu tiếp, nhưng đã thấy có một số kết quả lý thú của chất cận sinh là làm giảm rõ LDL-cholesterol có hại trong huyết tương. Kết luận Sự liên quan giữa tạp khuẩn ruột với hệ miễn dịch trong ruột đã giúp ta hiểu thêm vai trò của chất cận sinh. Hệ miễn dịch trong ruột là “diễn viên” chủ yếu của hệ miễn dịch chung của người để kéo dài sự điều biến chung các kháng thể và cytokin. Sử dụng đều đặn các chất cận sinh có thể là một trong những phương tiện rẻ tiền giúp con người tồn tại khỏe mạnh. Hiện nay, nguồn quan trọng nhất của chất cận sinh là thực phẩm. Trong tương lai sẽ có các dạng bào chế thuận lợi giúp tập hợp nhiều chất cận sinh khác nhau, phong phú về chủng loại để có thể bảo quản tốt hơn, cho hiệu lực dự phòng và điều trị tối đa. . Các chất cận sinh: Lợi ích hay nguy hiểm? Khái niệm chất cận sinh (probiotics) được bắt đầu từ thế kỷ 20 với nhận xét của. ruột, gây các phản ứng quá mẫn cảm với thức ăn, viêm niêm mạc ruột và trở nên dễ thấm kháng nguy n. Chất cận sinh có nguy hiểm cho người không? Chất cận sinh lactobacillus. Các chất cận sinh. khỏe. Lợi ích của chất cận sinh ở người Đến nay, tạm sơ kết chất cận sinh có lợi ích trong những trường hợp sau đây: Tiêu chảy do dùng kháng sinh Kháng sinh làm thay đổi tạm thời các tạp