CÁC DỊ ỨNG HÔ HẤP NHỮNG ĐIỂM MỐC PHẤN HOA. Phấn hoa nằm trong số những nguyên nhân chủ yếu và được biết nhất làm phát khởi các phản ứng dị ứng, gây nên những rối loạn hô hấp, các viêm mũi hay các viêm kết mạc. Sau đây là một thí dụ của bulletin du RNSA vào cuối tháng ba : “ Khi mùa xuân đến, các phấn hoa đang và sẽ rất hiện diện trong những ngày đến. Các cây bách (cyprès) đang huy động những khả năng cuối cùng để gây nên một nguy cơ dị ứng còn rất cao trong vùng Địa Trung hải và từ thấp đến trung bình trong phần còn lại của nước Pháp. Các cây tống quán sủi (aulnes) và các cây phỉ (noisetiers) dần dần cạn lực nhưng vẫn còn có mặt để gây nên một dị ứng từ rất thất đến thấp. Các cây dương (peuplier) và các cây tần bì (frêne) sẽ lợi dụng những khoảng trời quang mây để thụ phấn, gây nên tại địa phương những nguy cơ dị ứng trung bình. Những phấn hoa của cây dương liễu (saule) hiện diện trên toàn bộ lãnh thổ. Các phấn hoa graminée hiện diện trên ¼ tây nam rộng lớn của lãnh thổ với một nguy cơ rất thấp vào lúc này. SỰ Ô NHIỄM. Sự ô nhiễm không khí dường như cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự lan rộng mạnh của các dị ứng hô hấp. Nhưng sự ô nhiễm bên trong nhà ở, bụi bặm, acarien, mốc, lông động vật nuôi trong nhà phủ nước miếng, cũng là nguyên nhân. SỰ CHỮA LÀNH. Các kỹ thuật y khoa, nhằm chế ngự hay, mục đích tối hậu, loại bỏ các bệnh nhân vĩnh viễn khỏi một dị ứng đang tiến triển và cho phép hé thấy khả năng chữa lành từ nay đến không còn bao lâu nữa. Những tiến bộ được dự kiến, nhất là trong lãnh vực giải cảm ứng (désensibiisation), có thể làm thay đổi tình hình. KHÔNG KHÍ. Tỷ lệ các người Pháp bị dị ứng đã tăng gấp đôi từ năm 1980 đến 2000. “Nơi những người trẻ sinh ra đời sau năm 1980, ta đếm được 1/3 là những người có cơ địa dị ứng. Vậy những bố mẹ tương lai với cơ địa dị ứng này sẽ kết cặp với nhau. Nếu ta biết rằng nguy cơ thừa kế một thể địa dị ứng đối một đứa trẻ sẽ sinh ra đời là 30% nếu cha hoặc mẹ bị dị ứng, 40% nếu cả hai đều có cơ địa dị ứng và ngay cả hơn 50% nếu cả cha lẫn mẹ đều bị cùng dị ứng, thì như thế ta dự kiến một sự gia tăng số các dị ứng trong tương lai”, GS Frédéric de Blay, thuộc khoa phổi của CHRU de Strasbourg và cựu chủ tịch của Hiệp hội dị ứng Pháp đã nhận xét như vậy. Những ước tính của hội nghị 2010, Hiệp hội dị ứng Pháp là 50% những người Pháp sẽ bị dị ứng từ nay đến năm 2040. Tại sao một sự bùng nổ như vậy ? Những giả thuyết không thiếu gì. Vài người lo ngại về những tác dụng tai hại của sự ô nhiễm, do kích thích các phế quản, nên làm cho chúng dễ bị thương tổn hơn. Những người khác ghi nhận rằng những điều kiện sống của chúng ta thay đổi, lối sống đô thị càng ngày càng thường thấy. “Ta có lý do để nghĩ rằng, vào lúc sinh ra đời tất cả các trẻ sơ sinh đều có cùng một profil miễn dịch dị ứng (profil immunologique d’allergique), nhưng dưới ảnh hưởng của môi trường, hệ miễn dịch của chúng bị biến đối nhanh chóng, ngoại trừ nơi những trẻ nhỏ có thể trạng dị ứng vì hệ miễn dịch của chúng vẫn chưa được trưởng thành”, GS de Blay đã giải thích như vậy. Như thế, việc thụ đắc một thể địa không dị ứng (terrain non allergique) là một hiện tượng tích cực, với sự tham dự của những tế bào lympho được gọi là “điều hòa” (lymphocytes régulateurs). Nhưng có lẽ do nhiều thay đổi xảy ra trong lối sống của chúng ta, hiện tượng này, xét theo các con số, càng ngày càng càng chịu nhiều thất bại. Thế mà, nếu các nhà dị ứng học quan tâm đến những tế bào lympho “điều hòa” này đến thế, đó là bởi vì có lẽ họ đã tìm ra phương tiện để tác động lên chúng, nhờ sự giải mẫn cảm (désensibilisation). Mục đích là làm cơ thể quen với một dị ứng nguyên (allergène), bằng cách cho tiếp xúc với dị ứng nguyên này trước hết bằng những liều lượng rất nhỏ, rồi tăng dần lên. Kỹ thuật này không phải là mới, nhưng dường như sự giải mẫn cảm thành công phục hồi quần thể các tế bào lympho điều hòa vốn rất bị thiếu hụt nơi những người dị ứng. “5 năm sau một giải mẫn cảm với các phấn hoa graminées, dị ứng hô hấp đã không luôn luôn tái xuất hiện nơi vài bệnh nhân. Điều này đúng là chứng tỏ rằng có cách để đạt được những tác dụng lâu dài và, tại sao không, một sự chữa lành của bệnh dị ứng”, GS de Blay đã nêu lên như vậy. Tuy nhiên cần phải tối ưu hóa những kết quả này : sự giải mẫn cảm đối với phấn hoa cây họ lúa (graminées) hay cây bouleau cải thiện đến 80% các bệnh nhân, nhưng các con số hơi ít tốt hơn với những dị ứng nguyên hô hấp khác, có lẽ bởi vì những dị ứng nguyên được sử dụng không thuần chất. Chính vì thế BS François Lavaud, pneumologue-allergologue (CHU Reims) đánh giá rằng cuộc đại cách mạng có thể đến từ các “allergènes recombinants”: “Ngày nay ta biết phân lập từ một dị ứng nguyên hô hấp phần protéine quan trọng chịu trách nhiệm sự dị ứng. Chủng ta cũng có khả năng cho chế tạo protéine này với số lượng rất lớn, bằng các nấm men hay những vi khuẩn (từ đó có tên “allergène recombinant”), rồi phân lập nó lần nữa và làm thanh khiết nó. Ưu điểm thứ nhất : các trắc nghiệm chẩn đoán được thực hiện với những allergène recombinant này (để biết một cách chính xác ta bị dị ứng cái gì) là chính xác hơn nhiều so với những trắc nghiệm cổ điển, người thầy thuốc đánh giá như vậy. Thật vậy, thay vì sử dụng một phấn hoa của cây họ lúa (graminées) trong đó nhiều phần protéine gây dị ứng cùng hiện diện, ta trở nên có khả năng trắc nghiệm mỗi trong số những phần protéine này. Ưu điểm thứ hai : trong tương lai, ta có thể đề nghị những giải mẫn cảm với hỗn hợp các allergène recombinant tương ứng rất chính xác với profil dị ứng của mỗi bệnh nhân. Nói một cách khác đó là sự giải mẫn cảm theo từng cá thể (désensibilisation sur mesure).” Để đạt được mục đích này, các chướng ngại không có gì là không thể vượt qua. “Ta đã có khoảng 20 allergène recombinant hô hấp, nhưng để làm tốt, chúng ta sẽ phải cần khoảng 100. Từ nay đến 4 hay 5 năm nữa, chúng ta sẽ có chúng để sử dụng”, B Catherine Quequet, thầy thuốc chuyên khoa dị ứng và tác giả của nhiều tác phẩm đại chúng về dị ứng đã phát biểu như vậy. Ngoài ra còn phải chứng tỏ rằng sự sử dụng chúng trong giải mẫn cảm đúng là làm cho hệ miễn dịch trở thành dễ dung nạp hơn, như chúng ta có tất cả lý do để nghĩ như vậy (nhờ những kết quả sơ khởi của những công trình nghiên cứu đang được thực hiện). Có lẽ khi đó chúng ta sẽ có những điều trị đầu tiên có khả năng chữa lành những dị ứng hô hấp. . CÁC DỊ ỨNG HÔ HẤP NHỮNG ĐIỂM MỐC PHẤN HOA. Phấn hoa nằm trong số những nguyên nhân chủ yếu và được biết nhất làm phát khởi các phản ứng dị ứng, gây nên những rối loạn hô hấp, các. công phục hồi quần thể các tế bào lympho điều hòa vốn rất bị thiếu hụt nơi những người dị ứng. “5 năm sau một giải mẫn cảm với các phấn hoa graminées, dị ứng hô hấp đã không luôn luôn tái xuất. đối với phấn hoa cây họ lúa (graminées) hay cây bouleau cải thiện đến 80% các bệnh nhân, nhưng các con số hơi ít tốt hơn với những dị ứng nguyên hô hấp khác, có lẽ bởi vì những dị ứng nguyên