Bé thông minh sẽ ít bệnh Những đứa trẻ sáng dạ sẽ có sức khỏe tốt sau này, các nhà khoa học Mỹ khẳng định. Các em khó mắc những căn bệnh như tiểu đường, tim mạch và ung thư hơn so với trẻ có chỉ số thông minh (IQ) thấp. Khả năng nhận thức thời niên thiếu có thể là một yếu tố báo hiệu về sức khỏe tương lai, tiến sĩ Laurie Martin đến từ Đại học Harvard cho biết. Những chứng bệnh nghiêm trọng như viêm khớp, đột quỵ, tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, lao phổi, viêm gan và ung thư thường hay gặp ở những người có chỉ số IQ thấp khi còn nhỏ. Martin và cộng sự đã tìm hiểu vấn đề này trên 600 người sống ở vùng Providence, Rhode Island. Khả năng nhận thức của họ đã được đánh giá vào năm 7 tuổi thông qua các bài test IQ tổng hợp. Khi tất cả bước vào giai đoạn 30-39 tuổi, họ được hỏi về tình trạng sức khỏe và các bệnh mắc phải. Nhìn chung, những người đạt điểm số cao có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn đáng kể, trong khi những trường hợp IQ thấp hơn lại hay đau ốm. Bệnh của họ không tập trung đặc biệt vào một dạng điển hình nào. Kết quả này không thay đổi kể cả khi có sự can thiệp của các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ như trọng lượng lúc sinh và nền tảng kinh tế, xã hội. Martin cho biết, chỉ số thông minh cứ nhỉnh hơn 15 điểm thì nguy cơ mắc bệnh sau này giảm tới 1/3. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được lý giải, song người ta cho rằng khả năng nhận thức cao có thể hạn chế những hành vi liều lĩnh và không lành mạnh, gây hại cho sức khỏe. "Những hành vi như hút thuốc lá, tập thể dục, chế độ dinh dưỡng và uống rượu có liên quan trực tiếp đến mức độ thông minh của mỗi người", tác giả nhận định. Ngoài ra, khả năng kiểm soát cũng tham gia vào mối liên quan giữa chỉ số IQ và sức khỏe của trẻ sau này. Những người khôn ngoan thường tự chủ và ít có phản ứng sinh lý đối với stress. Do đó, cơ thể họ không bị "sói mòn" nhiều và kết quả cuối cùng là một khả năng kháng bệnh tốt. Bé trai sinh non có bộ não nhỏ Khi sinh thiếu tháng, các bé trai thường gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ hơn so với bạn khác giới. Nguyên nhân có thể do những vùng não chuyên biệt của các em có dung lượng nhỏ hơn. Não bộ của trẻ sinh non nói chung có kích thước nhỏ hơn so với những em ra đời đủ tháng. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các bé trai. So với bé gái sinh non, các em trai có xu hướng chật vật nhiều hơn trong những năm đi học, đặc biệt là về khả năng ngôn ngữ. Một nhóm nghiên cứu đến từ 3 đại học danh tiếng ở Mỹ là Stanford, Yale và Brown, dẫn đầu là tiến sĩ Allan Reiss, cho rằng chắc hẳn phải có một lý do sinh lý nào đó giải thích cho hiện tượng này. Họ đã tìm hiểu bộ não của 96 trẻ 8 tuổi, trong đó có 65 em chào đời khi mới được 28 tuần và 31 em đầy tháng khỏe mạnh. Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy, trẻ sinh non có dung lượng não nhỏ hơn trẻ bình thường - điều đã được khẳng định trong một số nghiên cứu trước đó. Khối lượng chất xám (nơi diễn ra hoạt động tư duy và xử lý tín hiệu) và chất trắng (bao gồm những phần tế bào thần kinh liên kết các tế bào não) đều thấp hơn ở nhóm sinh non. Song phát hiện mới đáng chú ý là sự khác biệt giữa hai giới. Khi phân loại các kết quả chụp MRI theo giới tính, nhóm nghiên cứu nhận thấy các bé gái sinh non có lượng chất trắng tương đương với những trẻ bình thường. Song giữa các bé trai lại không xảy ra hiện tượng tương tự - những em thiếu tháng lại có lượng chất trắng thấp hơn nhiều. Sự thiếu hụt này rơi vào những vùng não chịu trách nhiệm về khả năng đọc, ngôn ngữ, cảm xúc và hành vi. "Các thùy thái dương và vùng nằm sâu trong não bộ của các bé trai sinh non bị ảnh hưởng nặng nề nhất", tiến sĩ Reiss cho biết. Nguyên nhân có thể do phổi của trẻ sinh non thường không phát triển tốt và các em không có đủ lượng oxy cần thiết. Tuy nhiên, nhờ các hoóc môn và gene trên 2 nhiễm sắc thể X mà các em gái được bảo vệ tốt hơn ở chừng mực nào đó. Các bé trai không có được điều này vì sở hữu duy nhất 1 nhiễm sắc thể X. Tiến sĩ Reiss hy vọng trong tương lai, các nhà khoa học sẽ có cách kích thích sự phát triển của chất trắng trong não hoặc tìm ra một chất nào đó có khả năng bảo vệ bộ não của trẻ sinh non. Chứng hiếu động quá mức ở trẻ Những đứa trẻ này thường không tập trung, không chịu ngồi yên một chỗ mà luôn chạy nhảy, làm bừa bộn mọi thứ khiến người chăm sóc và bản thân trẻ cũng mệt nhoài. Theo các chuyên gia tâm lý nhi, trẻ quá hiếu động khó phát triển nhân cách bình thường và rất dễ trở nên hung bạo, nghiện ngập. Bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, cho biết, rất nhiều trẻ hiếu động quá mức chỉ được cha mẹ phát hiện và đưa đi khám khi bệnh đã nặng. Nguyên nhân của sự phát hiện chậm trễ này là cha mẹ ít quan tâm đến con, giao con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc; hoặc họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chứng này. Phần lớn phụ huynh không nghĩ đây là một bệnh về tâm lý nên không đưa trẻ đi khám sớm. Ở tuổi chưa biết đi, trẻ hiếu động thường khóc suốt ngày và ngọ nguậy liên tục. Sự hiếu động bộc lộ rõ hơn khi chúng bắt đầu biết đi (từ 1 tuổi trở lên). Lúc đó, trẻ có một số đặc điểm mà nếu chú ý, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra: - Mất khả năng tập trung: Trẻ định làm một việc rồi lại quên mất, luồng suy nghĩ của trẻ lướt qua sự kiện này đến sự kiện khác nhưng không cố định. Ví dụ: Trẻ định đi xuống sân chơi bỗng nhiên lại quẹo vào phòng khách hoặc đã xuống sân mà không nhớ ra ý định ban đầu của mình. Cũng có khi trẻ quá tập trung vào một việc ưa thích nhưng sự tập trung này lại thiếu mạch lạc, thiếu nhất quán; chỉ tập trung được một lúc rồi quên ngay. - Thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động hoặc thiếu suy nghĩ đến hậu quả của hành động: Chẳng hạn, trái banh lăn ra ngoài đường, trẻ lập tức phóng theo mà không cần quan sát xem có xe cộ chạy hay vật cản gì không. Ở nhà cũng như trong trường học, trẻ thường phá ngang, phá bĩnh. Vì lẽ đó, trẻ hiếu động dễ gặp tai nạn. Sự hiếu động này xảy ra liên tục và thái quá so với lứa tuổi. Thường trẻ 2- 4 tuổi cũng rất nhanh nhạy nhưng đó là sự phát triển bình thường, còn ở trẻ hiếu động có tính chất bệnh lý, các hành động thường không có mục đích, trẻ bồn chồn và không lúc nào yên. Bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM, cho biết, do không chú ý học nên kết quả học tập của những trẻ quá hiếu động ngày càng sa sút, ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp. Thầy cô luôn xem trẻ là học sinh cá biệt nhưng thật ra đó không phải là lỗi của trẻ. Do bị bạn bè xa lánh, trẻ càng hăng hơn, phá rối nhiều hơn và có thể rơi vào tình trạng nghiện ngập rất sớm do bị cô lập. Còn theo bác sĩ Thuỷ, trẻ quá hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ phát triển tốt. Nếu không, càng lớn trẻ càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và khó phát triển nhân cách bình thường trong đời sống xã hội. Bác sĩ Điền cũng cho hay, có nhiều nguyên nhân gây hiếu động quá mức ở trẻ: . Tình trạng gia đình thường xuyên có xung đột sẽ tạo cho trẻ những ức chế về tâm lý. Ở những gia đình này, trẻ ít được quan tâm về mặt tinh thần nên chúng luôn muốn được “bung ra”. Chứng hiếu động quá mức có thể được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho trẻ có thể gây nguy hiểm vì những loại thuốc này thường chứa chất ma túy, dễ gây nghiện. Còn với liệu pháp tâm lý, kết quả sẽ tốt hơn. Có thể tổ chức các nhóm trẻ hiếu động quá mức để các em hiểu nhau, dễ thích nghi ứng xử hơn và làm cho phản ứng của những người xung quanh giảm đi. 8 điều cần biết để chăm sóc trẻ hiếu động - Tính nết của trẻ hiếu động sẽ được cải thiện nhiều nếu có sự quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ. - Không nên đặt biệt hiệu cho con là “đứa con trời đánh”, “nghịch như quỷ sứ” Cách đặt biệt hiệu này làm trẻ càng xa cách với bạn bè và trở nên tự ti, hung hăng thêm. - Việc la mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng của trẻ hiếu động; thay vào đó, nên cư xử dịu dàng với trẻ. - Không nên so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý chê trách, thất vọng. Do đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên những gì mà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Đối với những trẻ này, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn. - Nên nhìn vào mắt con khi nói chuyện. Bắt trẻ nhìn vào mắt bạn khi nó yêu cầu một điều gì. Thực hiện hành động rõ ràng ngay trước mắt trẻ. - Giúp trẻ tập hình dung được hậu quả trước khi hành động. - Dùng những lời động viên, khen ngợi để trẻ tự làm một cách hứng thú những công việc nhỏ có ích. - Luôn giám sát trẻ. . Bé thông minh sẽ ít bệnh Những đứa trẻ sáng dạ sẽ có sức khỏe tốt sau này, các nhà khoa học Mỹ khẳng định. Các em khó mắc những căn bệnh như tiểu đường, tim mạch và ung thư hơn so với trẻ. phản ứng của những người xung quanh giảm đi. 8 điều cần biết để chăm sóc trẻ hiếu động - Tính nết của trẻ hiếu động sẽ được cải thiện nhiều nếu có sự quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ. - Không. làm trẻ càng xa cách với bạn bè và trở nên tự ti, hung hăng thêm. - Việc la mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng của trẻ hiếu động; thay vào đó, nên cư xử dịu dàng với trẻ. - Không