Đề tài: Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngày 05.06.1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành từ bến Nhà Rồng đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau 1990, nơi đây đã trở thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, một minh chứng cho cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch với gần 15,000 tài liệu, hiện vật và đầu sách về Người. Có dịp tham quan nơi đây, tôi thật sự xúc động vì những gì Người đã cống hiến cho Tổ quốc. Hiện vật đầu tiên hiện ra ghi lại thuở thiếu thời của Nguyễn Sinh Cung – tên thật của Hồ Chủ tịch, sau đổi tên thành Nguyễn Tất Thành. Xuất thân từ gia đình có truyền thống Nho học, cha mẹ, anh chị đều là những người có tư tưởng tiến bộ, luôn hướng về tổ quốc, Bác đã sớm nuôi ý chí cứu nước.
Trang 1Thứ 7, ngày 29 tháng 03 năm 2014 Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 05.06.1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành từ bến Nhà Rồng đã ra đi tìm đường cứu nước Sau 1990, nơi đây đã trở thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, một minh chứng cho cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch với gần 15,000 tài liệu, hiện vật và đầu sách về Người Có dịp tham quan nơi đây, tôi thật sự xúc động vì những gì Người đã cống hiến cho Tổ quốc
Hiện vật đầu tiên hiện ra ghi lại thuở thiếu thời của Nguyễn Sinh Cung – tên thật của Hồ Chủ tịch, sau đổi tên thành Nguyễn Tất Thành Xuất thân từ gia đình có truyền thống Nho học, cha mẹ, anh chị đều là những người có tư tưởng tiến bộ, luôn hướng về tổ quốc, Bác đã sớm nuôi
ý chí cứu nước
Cuộc đời của Bác sau khi rời quê nhà huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có thể chia thành nhiều giai đoạn Giai đoạn trong nước, Bác tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kì, sau đó rời quê ra phía Nam làm giáo viên ở trường Dục Thanh( Phan Thiết) trong một khoảng thời gian ngắn Sau đó, Bác vào Sài Gòn sinh sống cho đến tháng 4/1911 xin vào Cảng Nhà Rồng làm phụ bếp trên tàu buôn Đô đốc Latouche – Tréville dưới tên Văn Ba Trên tàu Pháp, với sự thuận lợi
về thời cơ, Bác quyết định theo con tàu rời cảng Nhà Rồng bắt đầu giai đoạn thứ 2 - ra đi tìm đường cứu nước của mình, mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ của phong trào cách mạng các nước phương Tây như Pháp, Mỹ, Anh
Giữa năm 1919 ,Người gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Versailles và lấy tên là Nguyễn Ái Quốc Tiếp thu hệ tư tưởng của các nhà chính trị và triệt học
vĩ đại Mác – Lê nin – Ănghen, tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và người quyết tâm đi theo con đường của ông Người đã kế thừa và phát huy những cái tốt đẹp, đúng đắn của họ, kết hợp sự sáng tạo và bản lĩnh lãnh đạo của mình, để tạo nên một hệ tư tưởng tiến bộ, sáng suốt, phù hợp
để dẫn dắt nước nhà trong công cuộc giành lại đất nước từ tay giặc
Quá trình hoạt động chính trị và học tập tư tưởng của Người ở nước ngoài đã để lại nhiều
ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa,không phải văn hóa Châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai…” (Ô xip Man đen Stam năm 1923)
Trang 2Thứ 7, ngày 29 tháng 03 năm 2014 Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh Sau hơn 30 năm bôn ba khắp chốn, đến năm 1942, Người trở về Việt Nam trực tiếp lãnh đạo Đảng Cộng Sản Đông Dương và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Bảo tàng đã lưu giữ
nhiều tác phẩm của Hồ Chủ tịch trong thời gian này như Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, bản Tuyên ngôn độc lập, những văn kiện lịch sử hết sức quan trọng được đưa ra đúng những lúc Tổ quốc ở trong tình thế ngặt nghèo, đầy bão tố Không chỉ ghi lai cuộc đời đấu tranh, Bảo tàng còn lưu giữ hình ảnh Suối Lê-nin, Núi Các Mác của Cao Bằng - Việt Bắc thân yêu , địa danh cách mạng nổi tiếng vì đã gắn liền với một phần cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, nơi phản ánh con người giản dị, sống hết mình vì nhân dân:
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Lúc 9h47’, ngày 2/9/1969, Người qua đời sau một cơn đau tim, để lại sự nghiệp cách mạng còn giang dở Người để lại bức “Di chúc” với lời căn dặn nước nhà phải biết vững tin,một lòng đoàn kết tiếp tục kháng chiến,bảo vệ nước nhà và nhất định thành công
Trong thời đại yên bình ngày nay, không được trực tiếp nhìn thấy Bác hay trực tiếp sống trong chiến tranh, bom đạn Nhưng chúng tôi, những thanh niên trẻ của tổ quốc cũng vô cùng tỏ lòng kính yêu với công lao của Bác, biết yêu chuộng và trân trọng hòa bình,cũng như tiếc nuối
vì sự ra đi của Bác Bác đã không còn, nhưng tinh thần của Bác vẫn mãi bất diệt, tư tưởng của Bác là kim chỉ nam dẫn lối cho sự lãnh đạo của Đảng, cho sự phát triển của nước nhà
Qua chuyến tham quan bảo tàng, lòng kính yêu Bác cũng như ý chí sôi sục của ông cha ngày xưa một lần nữa sống lại trong lòng chúng tôi Chuyến tham quan đã làm sống lại những trang sử hào hùng, tái hiện hình ảnh bất diệt của chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như giúp chúng tôi hiểu rõ thêm quá trình học tập, tiếp thu, rèn luyện và sáng tạo ra hệ tư tưởng lớn lao của Chủ tịch
Hồ Chí Minh từ các bậc cha ông đi trước Với tư cách là một sinh viên, một công dân trẻ của đất nước, tôi thấy mình phải có ý thức hơn với sự nghiệp phát triển của đất nước Với ý chí và quyết tâm của mình, Bác từ 1 thanh niên yêu nước đã đem lại con đường cứu nước cho cả dân tộc Và bây giờ mỗi sinh viên với trách nhiệm và vai trò của mình phải xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp trong thời kì đổi mới, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu!