Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? pps

6 184 0
Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? 3 Mustapha Kémal và cuộc cách mạng Thổ Mustapha hồi đó 39 tuổi. Ông sinh trong một gia đình trung lưu ở Salonique, cha làm tiểu công chức ở nha Quan thuế, sau nghỉ việc về buôn gỗ, nhưng không phát đạt. Coi hình ông, ta nhận ra ngay một người hoạt động, cương quyết tàn bạo: trán cao, môi mỏng mà mím lại, lưỡng quyền nhô ra, lông mày rậm, nhất là cặp mắt sắc, dữ. Mồ côi cha sớm. Mười hai tuổi đã hướng về nghề võ. Ham chính trị, ưa đọc sách cách mạng, thông tiếng Pháp và Đức. Trong đại chiến, ông làm sỹ quan chủ trương khác chính quyền, không muốn đứng về phe Đức, cho nên mỗi khi phải hợp tác với sỹ quan Đức ông rất bực mình, cố giành việc chỉ huy về mình. Ông có tài, bộ tham mưu Đức đành để ông chỉ huy mặt trận Dardanelles và ba lần ông chặn đứng được liên quân Anh - Pháp. Anh, Pháp phải nhận rằng đem nửa triệu quân qua Dadanelles mà chẳng có kết quả gì cả, cuối năm 1915 không tấn công Thổ nữa. Trận đó rất lớn: mỗi bên thiệt khoảng 250.000 sỹ tốt. Anh, Pháp mất mát mà danh tiếng Mustapha Kémal nổi lên như cồn. Rồi Đức thua. Mustapha Kémal đau lòng nhìn Anh chiếm cứ Dardanelles và Bosphore, Pháp chiếm Stamboul, Ý đóng ở Pera. Ông vào yết kiến Mehemet VI bàn cách cứu vãn. Mchemet VI hèn nhát chỉ cố bám lấy địa vị. Ông thất vọng, cùng với một số đồng chí hô hào quốc dân tự cứu lấy mình, đừng trông cậy gì ở triều đình nữa. Khi vua Thổ hạ bút ký hiệp ước Sèvres, toàn dân Thổ nổi lên, đứng sau lưng Mustapha Kémal. Như vậy là một mặt ông phải chống với triều đình, một mặt phải chống với Anh, Pháp, Ý. Hùng tâm thật. Dân chúng phẫn uất, nên từ thành thị đến thôn quê, đến thâm sơn cùng cốc, đến cả những phòng khuê kín mít, già trẻ, trai gái đều nghiến răng hướng về Constantinople nơi quân đồng minh đương chiếm đóng, rồi tự động dắt nhau từng đoàn đến Angora tình nguyện nhập ngũ. Tàu Nga chở khí giới tới bờ Hắc Hải tiếp tế cho họ. Tàu vừa ghé là dân chúng bu lại, trai gái tự động khiêng vác súng ống, đạn dược, chuyển qua làng bên, cứ như vậy mà tới Angora. Một thiếu phụ buộc con trên lưng đẩy một chiếc xe hai bánh chở trái phá. Trời đổ mưa. Nàng không do dự, lấy chiếc khăn choàng của con mà phủ lên trái phá! Anh, Pháp, Ý gần kiệt quệ sau chiến tranh với Đức, nay ngại không muốn đeo đuổi một chiến tranh với Thổ và Nga nữa. Hy Lạp cựu thuộc địa của Thổ, nhảy ra tình nguyện diệt Thổ, để trả cái thù cũ, và cũng để chia phần vì Anh Pháp hứa cứ thắng đi rồi muốn gì cũng được. Lực lượng Hy Lạp gấp đôi lực lượng Thổ mà rốt cuộc Hy Lạp thua liên tiếp mấy trận. Mustapha cứu được kinh đô Angora, nên được mỹ hiệu là Gazi (vị chiến thắng). Năm 1922, ông thắng được trận cuối cùng, bắt sống tổng tư lệnh và tham mưu trưởng Hy Lạp. Sau trận đó, quân đội Hy Lạp quy tụ ở Thrace để đợi lệnh trên. Mustapha nhất định đuổi họ ra khỏi Thrace, nhưng muốn tới Thrace thì phải qua Chanak mà quân đội Anh hiện đương đóng ở Chanak. Mustapha dùng một thuật táo bạo. Ông kêu hai đội quân thiện chiến lại, giảng cho họ hiểu mục đích của ông rồi ra lệnh cho họ tiến về phía quân đội Anh, họng súng chĩa xuống đất, dù quân Anh ra lệnh ngừng thì cũng không ngừng, cứ yên lặng tiến, nhất định không được nổ một phát súng. Như vậy, hai đội quân đó phải bình tĩnh, gan dạ và có kỷ luật phi thường. Sáng ngày 29 tháng 9 năm 1922, họ khởi hành. Trong một cảnh yên lặng lạnh lẽo kinh khủng, người ta chỉ nghe thấy tiếng giày rộp rộp của họ. Họ đã tới gần Chanak, đã trông thấy trại quân Anh ở Chanak. Thần kinh họ căng thẳng như gần muốn đứt. Chỉ một kẻ nào đó hoảng hốt, đưa bậy cây súng lên hay bỏ chạy là chiến tranh với Anh sẽ nổ và Thổ sẽ mất nước. Về phía Anh, tổng tư lệnh Charles Harington ra lệnh không cho quân đội Thổ qua, nhưng cũng không được nổ súng đầu tiên. Quân đội Thổ đã trông thấy hàng ngũ Anh. Họ vẫn im lặng tiến, họng súng chĩa xuống đất. Họ không ngừng mà cũng không tấn công. Mỗi phút dài bằng một năm. Rộp rộp, rộp rộp! Sỹ quan Anh không biết xử trí ra sao, tinh thần rối loạn, mà họ thì vẫn rộp rộp tiến tới. Không khí hừng hừng như trong cơn dông. Hai bên chỉ còn cách nhau vài chục thước. Một sỹ quan Anh ra lệnh: - Nhắm! Người ta nghe một tiếng "cắc", họng súng chĩa cả về phía Thổ. Quân Thổ vẫn rộp rộp tiến. Vừa đúng lúc đó, một người cưỡi xe máy dầu phất một cây cờ chạy tới, ngừng trước viên đại tá Anh. Sĩ quan Anh bèn ra lệnh : - Hạ súng! Đồng thời sỹ quan Thổ cũng ra lệnh : - Ngừng! Nhờ nghị lực phi thường, Thổ đã thắng. Charles Harington phải nhường bước. Thực ra cũng do công của Franklin Bouillon, người đại điện cho chính phủ Pháp. Pháp không muốn cho châu Âu bị vùi trong cơn binh hỏa một lần nữa, nên Bouillon đã điều đình với Anh, Ý để buộc Hy Lạp phải rút quân ra khỏi Thrace, trả lại Thrace cho Thổ. Mustapha bằng lòng rút quân về. Con bệnh Thổ đã hồi sinh nhờ công của Mustapha Kémal. Thực ra chỉ triều đình Thổ mới là con bệnh, chứ dân tộc Thổ vẫn còn nhiều sinh lực. Ít ngày sau - ngày 1 tháng 11 - dân tộc đó truất ngôi Mehemet VI. Tháng 8 năm sau, 1923, Anh, Pháp, Ý ký hiệp ước Lausanne với Thổ: quân đội họ phải rút về hết, Thổ thu lại hết đất đai, không phải bồi thường một chút gì cả. Thành công đó làm cho thế giới ngạc nhiên, các quốc gia ở Tây Á và Trung Á bừng tỉnh, hướng cả về vị anh hùng Thổ, yêu cầu ông cầm đầu một phong trào chỉ huy thánh chiến để Hồi giáo chống lại Ki Tô giáo, phương Đông chống lại phương Tây. Ông đã đóng cái vai của Nhật sau khi thắng Nga năm 1905. Nhưng ông biết chưa đủ sức, lo canh tân quốc gia đã. Tuần tự và cương quyết, ông thực hành trong sáu năm liền nhiều cuộc cách mạng làm cho Thổ từ một nước hủ lậu nhất thế giới biến thành một nước tân tiến gần theo kịp châu Âu. Trước hết ông thành lập chính thể Cộng hòa, hủy bỏ vương quyền (Sultanat) rồi hủy bỏ luôn cả giáo quyền (Califat) nữa. Ông giảng cho quốc dân rằng giáo quyền là di tích thời cổ, thời mà dân tộc Ả Rập bị dân tộc Thổ đánh bại, muốn lợi dụng tôn giáo đề ngấm ngầm ảnh hưởng đến tâm hồn Thổ rồi đến chính trị của Thổ. Quốc hội nghe ông, biểu quyết một đạo luật bãi bỏ giáo quyền, dẹp Bộ Tôn giáo, dẹp các tòa án tôn giáo và dẹp luôn cả các trường học thuộc về Giáo hội trong đó ngoài kinh Coran ra người ta không dạy học sinh một môn nào khác, việc thứ nhì là thống nhất dân tộc. Thổ gồm nhiều dân tộc quá: tính ra có tới hơn một chục giống người: Ả Rập, Ba Tư, Maroc. Nga, Hy Lạp, Lỗ , trừ Thổ ra, đông nhất là Ả Rập và Hy Lạp. Ông buộc hai triệu người Hy Lạp lập nghiệp trên đất Thổ phải trở về xứ họ, ngược lại người Thổ lập nghiệp ở Hy Lạp cũng phải trở về Thổ. Chính sách đó tàn bạo quá, phi ông không ai dám làm, nhưng đứng về phương diện quốc gia, phải nhận ràng có lợi. Còn đối với các người phương Đông như Ả Rập, Ba Tư, Syrie, Ai Cập cùng theo Hồi giáo, gần như cùng lối sống, cùng phong tục thì ông chỉ tìm cách phân biệt họ thôi: người Thổ và người ngoại quốc nhập tịch Thổ phải bỏ cái nón phê (fez) cho khỏi lẫn lộn với những người khác. Ông đi quá trớn, gây nhiều bất bình trong dân chúng. Trừ hai cải cách đó ra, những cải cách khác đều chỉ có lợi cho dân Thổ. Ông bỏ kỷ nguyên Hồi giáo (bắt đầu từ năm 622) mà dùng tây lịch. Ông cho soạn ngay một bộ luật mới mà luật gia Âu châu nhận là rất tiến bộ: châm chước dân luật của Thụy sỹ , hình luật của Ý, thương luật của Đức. Địa vị phụ nữ được nâng cao; mà tội nhân được cải hóa: nếu mới phạm tội lần đầu, dù tội nặng, cũng được giam riêng, không phải sống lẫn lộn với những kẻ phạm tội nhiều lần; tội nhân nào cũng được dạy dỗ. Ông cách mạng văn tự Thổ, bỏ văn tự Ả Rập, dùng chữ La tinh, nhờ vậy chỉ trong một năm, số người mù chữ giảm xuống quá nửa. Rồi ông cho dịch kinh Coran ra tiếng Thổ, bãi bỏ hệ thống đo lường cũ, áp dụng hệ thống mét như châu Âu, giải phóng phụ nữ Công việc kiến thiết quốc gia phát triển rất mau: diện tích canh tác trong 13 năm, từ 1925 đến 1938, tăng lên gấp bốn; kỹ nghệ chế tạo đường, xi măng, dệt vải tiến mau nhất. Đáng phục nhất là Thổ năm 1923, sau mười năm chiến tranh, gần như kiệt quệ, dân số chỉ còn mười triệu người, quốc khố rỗng không, vậy mà không cần vay của ngoại quốc, không thèm nhận viện trợ của một quốc gia nào, tự lực thực hiện được chương trình kinh tế đó. Các cường quốc châu Âu ve vãn Thổ, các nhà kinh tế đều bảo phải mượn vốn mới phát triển kinh tế được, không còn giải pháp nào khác, ông nhất định không chịu. Ông thấy quá rõ rồi, triều đình Thổ trước kia đã chịu bao nhiêu nhục nhã, đã bị các cường quốc châu Âu hút biết bao nhiêu máu mủ chỉ vì vay tiền của họ mà đã làm tôi tớ cho họ, đưa cổ cho họ bóp, nên ông nhắc đi nhắc lại rằng :"Muốn mất độc lập thì không gì bằng nhận tiền của kẻ khác". Phải tự túc! Có bao nhiêu, chỉ tiêu bấy nhiêu, có phải chịu cực khổ hàng chục năm thì cũng ráng mà chịu. Theo thống kê thì lợi tức quốc gia của Thổ tính theo đầu người năm 1952-54, vào khoảng 250 Mỹ kim, trên Hy Lạp, Mể Tây Cơ, bằng Tây Ban Nha và bỏ xa Pêru, Brésil, Ai Cập, Mã Lai, Thái Lan Bài học duy tân của Thổ dễ theo và nhiều nước Ả Rập đã theo, tuy không mạnh bạo bằng. Còn bài học tự túc của Thổ thì chưa có nước Á, Phi nào theo nổi, cho nên cái nạn "thực-dân- mới" mới hoành hành mạnh như ngày nay, gây biết bao cuộc đổ máu trên thế giới. Bán đảo Ả Rập hết là nơi tranh giành ảnh hưởng của Anh Pháp sau Thế chiến thứ nhất, thành nơi tranh giành giữa Anh và Mỹ cuối Thế chiến thứ nhì, rồi trên 10 năm nay thành nơi tranh giành giữa Mỹ và Nga, một phần lớn cũng chỉ tại người ta không theo được bài học tự túc của Mustapha Kémal. Chỉ có mỗi lý do này miễn cưỡng biện hộ cho họ được thôi: thời của Kémal dễ dàng hơn thời nay vì thực dân thời đó chưa nham hiểm, quỷ quyệt như thời nay. . Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? 3 Mustapha Kémal và cuộc cách mạng Thổ Mustapha hồi đó 39 tuổi. Ông sinh trong một gia đình trung lưu ở Salonique, cha làm tiểu công. bỏ luôn cả giáo quyền (Califat) nữa. Ông giảng cho quốc dân rằng giáo quyền là di tích thời cổ, thời mà dân tộc Ả Rập bị dân tộc Thổ đánh bại, muốn lợi dụng tôn giáo đề ngấm ngầm ảnh hưởng. Anh - Pháp. Anh, Pháp phải nhận rằng đem nửa triệu quân qua Dadanelles mà chẳng có kết quả gì cả, cuối năm 1915 không tấn công Thổ nữa. Trận đó rất lớn: mỗi bên thiệt khoảng 250.000 sỹ tốt. Anh,

Ngày đăng: 30/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan