1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thế chiến thứ nhì tại Ả Rập 1 doc

5 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 129,39 KB

Nội dung

Thế chiến thứ nhì tại Ả Rập 1 Tình hình Anh đầu thế chiến Trong mấy ngàn năm lịch sử, chưa bao giờ dân tộc Anh gặp nỗi nguy ghê gớm như đầu Thế chiến thứ nhì. Thủ tướng Chamberlain, kẻ đầu hàng Đức ở Munich (năm 1938), phải về vườn, giao trách nhiệm vô cùng nặng nhọc lại cho Churchill (tháng năm năm 1940). Sau khi gian nan lắm mới rút lui được khỏi Dunkerque, trở về nước, chưa kịp hoàn hồn thì Anh phải chịu những trận dội bom kinh khủng cả đêm lần ngày của phi cơ Đức. Pháp đầu hàng (tháng sáu năm 1940), thành thử ở mặt trận Âu châu chỉ còn một mình Anh đương đầu với Đức, Ý. Mà nào phải chỉ có mặt trận châu Âu. Thuộc địa của Anh hồi đó rải rác khắp thế giới (họ tự hào rằng mặt trời không bao giờ lặn trên ngọn quốc kỳ của họ), nên họ phải chiến đấu ở khắp thế giới: ở Đông Á với Nhật Bản, ở Tây Á và Phi châu với Đức, Ý. Nhưng năm đó mới thấy cái tài siêu quần của Churchill: sáng suốt, cương nghị, quyết đoán táo bạo và mau mắn, kiên nhẫn, bình tĩnh và tự tin. Ông đã cứu được nước Anh “khỏi bị chìm lỉm”, nhưng không sao cứu được trọn đế quốc Anh. Sau chiến tranh, thời của Anh đã hết mà tới thời của Mỹ. Trận Bắc Phi và ảnh hưởng của nó tới Ai Cập Đức đã dự bị chiến tranh từ lâu, năm 1936-1937 phái viên thủ lãnh thanh niên Baldur Von Schirach đi tuyên truyền ở Tây Á, Trung Á, và Tiến sỹ Schacht đi “thăm các khách hàng”, bán sản phẩm và khí giới với một giá rẻ để mua nguyên liệu bằng một giá đắt. Đức vung tiền ra trợ cấp, tạo các cơ quan thông tin, gửi phim và sách báo cho Thổ, Iran, Ai Cập. Nhờ vậy ảnh hưởng của Đức tăng lên, và gần như khắp nơi, các đảng Quốc-xã-hồi-giáo mọc lên: ở Ai Cập là đảng Tân Ai Cập, do Ahmed Hussein làm thủ lãnh, bận sơ mi xanh lá cây, ở Syrie là đảng Bình dân do Antoun Saada sáng lập Các đảng đó đều có trụ sở rộng rãi, được thanh niên hoan nghênh, sau khi Hitler chết, vẫn còn hoạt động và đóng một vai trò đôi khi đáng kể trong cuộc cách mạng của Nasser. Đức hiểu tâm lý dân chúng các thuộc địa của Anh, Pháp và mong hễ có chiến tranh, mình hứa đuổi Anh, Pháp đi, giải phóng cho họ thì sẽ theo mình. Năm 1936 vua Farouk lên ngôi, thương thuyết với Anh, và Anh ký một hiệp ước trả độc lập cho Ai Cập, nhưng còn đóng quân ở vài nơi để che chở cho kênh Suez và thung lũng sông Nile. Năm 1938 Nasser ở trường võ bị ra với chức thiếu úy, định thành lập Hội các sỹ quan tự do kết bạn với Anwar Ei Sadat và Abdel Hakim Amer, thì Thế chiến bùng lên. Đức tấn công Anh, Pháp; Ai Cập không liên can gì tới chuyện đó cả. Nhưng do hiệp ước 1936, Anh đem quân lại đóng ở Ai Cập, và Ai Cập có thể thành chiến trường. Hiệp ước đó quả thật nguy hiểm cho Ai Cập. Thủ tướng Ai Cập là Aly Maher muốn trung lập, không chịu tuyên chiến với Đức, Ý, nhưng làm sao trung lập được khi quân đội Anh đóng trên đất Ai Cập. Một hôm đại sứ Anh lại kiếm Farouk, ra lệnh: “Aly Maher phải từ chức tức khắc”. Farouk ríu rít nghe theo và Sabry Pacha lên thay Aly Maher. Hai trăm ngàn quân Ý tấn công Lybie, băng qua sa mạc Cyrénaique để uy hiếp quân Anh tại thung lũng sông Nile, chỉ còn cách biên giới Ai Cập có sáu chục cây số, định nhắm Alexandrie mà tiến, nhưng không hiểu sao bỗng nhiên ngừng lại rồi bị 25.000 quân Anh đánh tan tành. Vừa yên thì Anh lại phải lo đối phó với đạo quân Phi châu (Afrika Korps) của hổ tướng Rommel: ông ta tiến như vũ như bão tới El Alamein, bắt được 4 vạn tù binh Anh (1942). Danh tiếng ông vang lừng khắp thế giới. Tôi chắc đa số dân Ai Cập cũng như dân Việt Nam đều theo dõi các trận hành quân của ông, thấy ông thắng cũng vui như chính mình thắng và thấy ông bại thì cũng thất vọng, thở dài. Chúng ta biết Đức tàn nhẫn, và nếu Đức thay Pháp ở Việt Nam thì sẽ là đại họa; nhưng chuyện đó xa vời, điều trước mắt là Đức đánh cho Pháp, Anh tơi bời, như vậy chúng ta thích rồi . Cho nên ở Ai Cập cũng có một số sỹ quan do một vị Tham mưu trưởng có tài và có uy tín, Aziz El Mazri, cầm đầu, thích Rommel, muốn liên lạc với Rommel, hai bên hẹn gặp nhau tại một nơi trong sa mạc, nhưng do một sự tình cờ lạ lùng, cả hai lần đều không thành, một lần vì xe hơi chết máy, một lần vì phi cơ trục trặc. Thực may cho Ai Cập, nếu hai bên tiếp xúc được, dù Ai Cập được Rommel giúp, đuổi Anh đi được thì rốt cuộc Đức, Ý cũng thua và hết chiến tranh, Ai Cập sẽ không thoát cảnh bị quân đồng minh chiếm đóng, như Nhật, như Đức. Anh hay tin, bắt Farouk thay đổi nội các một lần nữa, đuổi Sabry Pacha đi, đưa Nahas Pacha lên. Nahas Pacha tuy chống Farouk, ghét Anh, nhưng còn ghét Đức hơn nữa. Anh tạm thời chỉ cần vậy. Farouk cự nự vì không ưa Nahas Pacha. Đại sứ Anh bèn cầm súng tiến thẳng vào văn phòng Farouk, chìa hai tờ dụ đã thảo sẵn cho Farouk lựa: một tờ chỉ định Nahas Pacha làm thủ tướng, một tờ tuyên bố thoái vị. Farouk lại ríu ríu nghe theo lần nữa. Rồi Anh vuốt ve Nahas Pacha, hứa diệt xong Đức, sẽ cho Ai Cập và Sudan thống nhất, và sẽ rút hết quân đội ra khỏi Ai Cập. Nhiều sỹ quan đưa đơn từ chức để phản đối thái độ nhục nhã của Farouk, trong số đó có Mohamed Néguib[20]. Ở Le Caire, đám đông biểu tình, hô khẩu hiệu: “Tiến tới, Rommel!”. Nhưng Nahas Pacha thẳng tay dẹp và tuyên chiến với Đức, Ý. Nasser và nhóm nhỏ sỹ quan tự do của ông chuẩn bị một cuộc đảo chính, Rommel phái người tới liên lạc, mật vụ Anh tóm được, vụ đó đổ bể, Abdel Raouf và Anwar El Sadat bạn của Nasser bị đưa ra tòa án quân sự, nhưng chính phủ Ai Cập không để ý tới Nasser và Nasser được yên. Ngày 19-10-1942, có tin bất ngờ: Rommel bị tướng Montgomery đánh đại bại ở Ei Almein. Từ đó Montgomery đấy lùi quân Đức về những căn cứ đầu tiên, sau cùng Rommel phải rời Ai Cập, bỏ Sim Barrani, Tabrouk, Tripoli. Tướng Mỹ Alexander dồn ông ta tới Tunisi và ông ta phải xuống tàu về Ý. Trận El Alamein đã cứu các thuộc địa của Anh tại Tây Á, Bắc Phi, đánh dấu một khúc quanh ở phương Đông cũng quan trọng như trận Stalingrad trong chiến dịch Nga. Trong thời gian đó, kinh tế Ai Cập rất thịnh vượng, tiền gởi trong các ngân hàng trong ba năm, 1940-1943, tăng từ 45 tới 120 triệu Anh bảng, số người tỷ phú trong nước từ 40 tăng lên tới 400. Hai trăm rưởi ngàn nông dân ra tỉnh làm trong các xưởng chế tạo khí giới, và năm 1945, thành một đám thất nghiệp gây nhiều cuộc xáo động trong nước, có lợi cho cuộc cách mạng. Iraq khởi nghĩa và thất bại Năm 1941 là năm nguy nhất cho Anh ở Ả Rập và Bắc Phi: phía Tây quân Ý- Đức ồ ạt tiến tới, phía giữa Ai Cập muốn nổi loạn mà phía Đông thì Iraq tuyên bố độc lập. Ở Iraq hồi đó, quốc vương là một em nhỏ mới năm tuổi, Faycal II, cháu nội của Faycal I, bạn thân của Lawrence. Faycal I mất thình lình ở Genève năm 1933, sáu năm sau con trai ông ta, Ghazi chết trong một tai nạn xe hơi, Faycal II lên nối ngôi, Abdul Ilah làm phụ chính đại thần. Abdul Ilah có nhiều tham vọng, Churchill rất ngại, vội đề phòng trước, bất chấp hiệp ước ký với Iraq, tháng tư năm 1940 cho một đạo quân Ấn Độ đổ bộ lên Bassorah, cứ điểm quan trọng nhất về quân sự của Iraq, một trong vài cửa ngõ từ châu Âu qua Ấn Độ. Ở Iraq cũng như ở Ai Cập, nhóm chống lại Anh gồm những sỹ quan trẻ tuổi. Họ lập một hội kín lấy tên là “Khung Vàng”[21] giao thiệp với một chính khách thân Đức-Ý: Rashid Ali. Ali dọa dẫm, ép viên phụ chính Ilah cử mình làm Thủ tướng; sau vụ đó Ilah sợ quá, trốn khỏi Bagdad, lại căn cứ không quân Habbaniyeh, nhờ Anh che chở. Ali nắm trọn quyền, giải tán quốc hội, tuyên bố rằng sự ủy trị của Anh đã chấm dứt và Iraq từ nay độc lập; đồng thời cho cảnh sát bao vây sứ quán Anh, bảo trước sứ thần Anh: “Nếu phi cơ Anh chỉ liệng một trái bom xuống Bagdad là nhân viên trong sứ quán sẽ bị giết hết”. Ở Iran, hoàng đế Rhiza Shah Pahlevi cũng hưởng ứng xé các hiệp ước với Anh, định đem quân qua tiếp ứng Iraq. Tình hình Anh lúc đó thật nguy ngập. Tướng Wavell tổng tư lệnh quân đội Anh ở Ai Cập đánh điện cho Churchill, đề nghị nhượng bộ Iraq để cố thủ Palestine và Ai Cập. Churchill không nghe, không chịu bỏ Iraq vì nếu bỏ thì mất các giếng dầu lửa mà thiếu dầu lửa thì không tiếp tục chiến đấu được. Ông ta gửi thêm phi cơ và quân đội tới Habbaniyeh, và cho một đội quân đổ bộ lên Chatt El Arab, ngược dòng sông lên Bagdad. Chuẩn bị xong rồi, ông ra lệnh cho tướng Kingstone cầm đầu một đội quân cơ giới xông vào kinh đô Iraq để giải vây sứ quán và kiều dân Anh. Bị tấn công, dội bom bất ngờ, ngày 30-4 Rashid Ali lên tiếng cầu cứu Đức, nhưng quân Đức ở xa quá, không lại được, chỉ gửi cho ông ta ít khí giới và bốn chục phi cơ khu trục. Đạo quân của Ả Rập Saudi đóng ở biên giới Koweit chờ sẵn, nếu Anh thua thì chiếm luôn Koweit. . Thế chiến thứ nhì tại Ả Rập 1 Tình hình Anh đầu thế chiến Trong mấy ngàn năm lịch sử, chưa bao giờ dân tộc Anh gặp nỗi nguy ghê gớm như đầu Thế chiến thứ nhì. Thủ tướng. địa của Anh hồi đó rải rác khắp thế giới (họ tự hào rằng mặt trời không bao giờ lặn trên ngọn quốc kỳ của họ), nên họ phải chiến đấu ở khắp thế giới: ở Đông Á với Nhật Bản, ở Tây Á và Phi châu. trọn đế quốc Anh. Sau chiến tranh, thời của Anh đã hết mà tới thời của Mỹ. Trận Bắc Phi và ảnh hưởng của nó tới Ai Cập Đức đã dự bị chiến tranh từ lâu, năm 19 36 -19 37 phái viên thủ lãnh

Ngày đăng: 30/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w