1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đế quốc dầu lửa - Anh Pháp chia nhau bán đảo Ả rập 1 docx

6 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 146,43 KB

Nội dung

Đế quốc dầu lửa - Anh Pháp chia nhau bán đảo Ả rập 1 Ba Tư và Afghanistan canh tân Công cuộc cách mạng và duy tân của Mustapha Kémal làm rung động cả Trung Á. Ngày 21 tháng hai năm 1921 một đảng quốc gia do một quân nhân, Riza Khan, lãnh đạo, lật đổ triều đình Ba Tư(1) và năm ngày sau ký một hiệp ước thân ái với Nga Xô. Riza Khan hứa không để một ngoại quốc nào dùng Ba Tư làm "căn cứ hoạt động" và Nga Xô bằng lòng từ bỏ các đặc quyền từ thời Nga Hoàng. Chính sách của Anh là luôn luôn giữ một số quốc gia làm trái độn giữa Nga và Ấn Độ, nay thấy Nga chịu rút ra khỏi Ba Tư, cũng bằng lòng rút hết quân đội gồm mười hai ngàn người về "mẫu quốc". Vậy là Riza Khan nhờ Moscow mà cởi được cái ách của Anh. Nhưng mới cởi được cái ách đó thì lại bực mình về thái độ kể ơn và hống hách của Moscow. Tình thân ái bị sứt mẻ: hai bên gây gổ nhau về vấn đề đánh cá trên biển Caspienne ở biên giới Nga và Ba Tư. Cáo già Anh vẫn rình ở bên, liền nắm lấy cơ hội, ve vãn Riza Khan, hứa giúp đỡ; Riza Khan đáp lại, cho công ty dầu lửa Anh - Ba Tư hoạt động dễ dàng. Moscow vội vàng tỏ vẻ hòa hảo với Riza Khan. Nhờ vậy Ba Tư giữ được thế gần như trung lập, hơi thiên Anh. Anh không đòi hỏi gì hơn. Ít năm sau, Afghanistan theo chính sách Ba Tư vì thấy nó có kết quả. Quốc vương Amanullah có óc tiến bộ, muốn canh tân quốc gia như Kémal, năm 1927 ký một hiệp ước thân ái với Nga, nhờ Nga giúp kỹ thuật gia và sỹ quan. Nhưng ông ta đi hơi quá lố nên mất ngôi, và Nadir Khan lên thay ông, tuyệt giao với Nga, ngưng công cuộc duy tân, nhưng cũng không liên kết chặt chẽ với Anh. Anh cũng không cầu gì hơn. Vấn đề Hồi giáo ở Nga sau cuộc Cách Mạng Tháng Mười Vậy Nga Xô có vẻ không hung hăng, cố tranh ăn với các đế quốc Tây phương như thời Nga Hoàng. Nguyên do một phần cũng tại còn phải giải quyết nhiều vấn đề ở ngay trong nước: vấn đề các nhóm đối lập, vấn đề kinh tế, vấn đề các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc Hồi giáo. Năm 1917, Nga có mười sáu triệu dân gốc Thổ theo Hồi giáo và Nga Hoàng luôn luôn phải đối phó với họ. Sau cuộc Cách Mạng Tháng Mười, họ nổi dậy, hoặc đứng về phe cựu hoàng, hoặc đứng về phe Menchevik (phe nghịch với Bolchevik đương cầm quyền, và ôn hòa hơn), đòi lập một quốc gia tự trị ở Azerbaidjan, Arménie và Géorgie. Lênin lập lại được trật tự ở Azerbaìdjan, một tỉnh rất quan trọng vì có mỏ dầu lửa Bakou. Rồi dân theo Ki Tô giáo ở Arménie xung đột với dân theo Hồi giáo. Còn nhiều vụ rắc rối đại loại như vậy, kể hết thì rườm quá. Ngay một số người Hồi giáo theo Staline, như Ali Ogli, gốc Tartare ở miền Kazan - thường tự xưng là Hoàng đế Galiev (Sultan Galiev) - cũng chống lại chính sách của Staline, cho rằng Staline đã lầm lẫn, quá chú ý tới phong trào cách mạng ở Tây Âu, ở những xứ kỹ nghệ đã phát triển, và chịu thất bại ở Đức, ở Hung; mà không phát động, ủng hộ những phong trào cách mạng ở phương Đông, nơi mà cách mạng dễ thành công hơn vì chính những người Hồi giáo mới thực là vô sản hơn giai cấp vô sản ở Tây Âu. Ông ta bảo sự xung đột quan trọng không phải là giữa giai cấp tiểu tư sản và giai cấp vô sản, mà là giữa các quốc gia kỹ nghệ hóa và các quốc gia kém phát triển. Và ông ta đề nghị thành lập một quốc gia Cộng sản Hồi giáo ở Nga, trên trung lưu sông Volga gồm tất cả các dân tộc Hồi giáo ở Nga; các dân tộc Hồi giáo này sẽ truyền bá chủ nghĩa Cộng sản qua phương Đông; rồi các quốc gia thuộc địa hoặc bán thuộc địa ở châu Á sẽ liên kết với nhau chống các quốc gia thực dân châu Âu. Staline không chấp nhận chính sách đó, và Galiev bị "thanh trừng" năm 1937. Phải đợi tới hết Thế chiến thứ nhì, Nga Xô mới theo đường lối của Galiev. Giữa hai Thế chiến họ không thể nghĩ tới đường lối đó được, chỉ lo củng cố nội bộ, khuếch trương kỹ nghệ đã. Chính sách mâu thuẫn của Anh ở Ả rập - Mật ước Sykes - Picot Vì vậy mà chúng ta hiểu tại sao trong số bốn cường quốc châu Âu lăm le chia cắt đế quốc Thổ ở thế kỷ trước và đầu thế kỷ này tức Nga, Đức, Anh, Pháp, từ sau Thế chiến thứ nhất chỉ còn lại có Anh, Pháp là tung hoành ở bán đảo Ả Rập, vừa thông lưng với nhau mà vừa phản ngầm nhau. Đầu Thế chiến thứ nhất cũng như đầu Thế chiến thứ nhì, khí thế của quân Đức mạnh như vũ bão, tháng tám năm 1914 đánh tan liên quân Pháp, Bỉ, Anh (quân đội Anh lúc đó mới gởi qua) ở mặt trận Bỉ rồi tiến vào đất Pháp. Anh, Pháp lúng túng, phải dồn gần hết lực lượng vào mặt trận Tây Âu. Thổ thấy vậy, tin rằng Đức sẽ thắng, đứng về phe Đức. Dĩ nhiên Đức cùng với Thổ tìm cách cắt đứt đường giao thông của Anh qua Ấn Độ, muốn vậy thì phải chiếm bán đảo Ả Rập, tới Ai Cập. Chính sách của Anh là dùng nhiều quân thuộc địa hoặc quân bản xứ rồi chỉ huy họ để họ chiến đấu trên các mặt trận ngoài Châu Âu. Cho nên ngay từ đầu, chính quyền Anh ở Ai Cập đã ve vãn một thân hào Ả Rập tên là Hussein. Hussein vẫn khoe rằng mình thuộc dòng dõi giáo chủ Mohamed, vì ông tổ của mình cưới một ái nữ của giáo chủ tên là Fatima. Do đó, ông thuộc một trong hai gia tộc có uy tín nhất ở La Mecque, gia tộc Hachémite, còn gia tộc kia là Aoun. Vua Thổ cũng đã để ý tới ông ta từ lâu, ngờ ông ta có ý làm phản, nên mời lại giam lỏng ở Constantinople, phong cho một chức tựa như Thủ lãnh các tín đồ, hễ ông ta ngoan ngoãn thì thôi, còn như giở trò gì thì sẽ thủ tiêu. Hussein ở Constantinople hai chục năm, mong từng ngày một cái lúc được về quê hương. Năm 1911, người ta cho ông về xứ với bốn người con. Nghĩ tới cái thời bị nhốt trong lồng son, ông ta uất ức, lần này thì nuôi cái ý làm phản thật. Ngay từ tháng tư năm 1914, ông ta đã cho một người con trai là Abdallah lại tiếp xúc với Kitchener, viên thống đốc Anh ở Ai Cập, đề nghị này nọ, người Anh cho là mơ hồ, không nghe. Ít tháng sau, chiến tranh nổ, Hussein ráng tránh né, không đứng về phe Đức, Thổ, đợi xem tình hình ra sao. Mùa hè năm 1915, ông ta lại sai người tiếp xúc với Mac Mahon, người thay thế Kitchener. Mac Mahon do dự rồi sau nhận sự hợp tác của Hussein, hứa hết chiến tranh, Anh sẽ để Ả Rập được độc lập. Ông ta hứa hơi vội quá vì cũng lúc đó, ở London, đại diện của Anh là Mac Sykes và đại diện của Pháp là Georges Picot đã thỏa thuận với nhau về việc chia phần ở Tây Á và Trung Á. Theo hiệp ước mật của họ, Pháp sẽ thôn tính miền từ Damas tới Mossoul, Anh sẽ thôn tính miền từ Bagdad tới Gaza, những đất đó sẽ thành thuộc địa của họ; ngoài ra còn mấy khu vực ủy trị nữa, cũng tức như bảo hộ, dưới sự kiểm soát của Hội Vạn quốc: Pháp sẽ ủy trị Liban và Cilicie, Anh sẽ ủy trị Iraq, Palestine và Jérusalem sẽ được quốc tế hóa. Tóm lại, họ chia nhau hết cả khu màu mỡ nhất và có mỏ dầu ở bắc bán đảo Ả Rập và miền Mésopotamie. Vậy Anh một mặt hứa cho Ả Rập độc lập, một mặt lại định cắt làm thuộc địa, là nghĩa làm sao? Họ xảo trá chăng? Có lẽ không phải. Chỉ tại chính sách của họ không được thống nhất. Điều đó sẽ gây ra nhiều chuyện rắc rối sau này làm cho dân tộc Ả Rập gớm cái mặt của Anh. Nguyên do là tại anh chàng Lawrence. Lawrence muốn lập sự nghiệp ở Ả rập Thomas Edward Lawrence (1888 - 1935) một con người nhỏ thó, đứng chỉ tới cổ các tướng lãnh Anh, có vẻ một chàng thư ký nhà buôn, mà làm chấn động ở châu Âu và miền Tây Á trong hai chục năm. Rất can đảm, bí mật, khó hiểu và mưu mô. Một người Anh, Richard Adhngton, đã dẫn nhiều chứng cớ chắc chắn chứng tỏ rằng nhân vật Lawrence đã được một ký giả Mỹ Lowell Thomas "tạo" ra để thế giới chú ý tới vai trò của Anh trong chiến tranh diệt Thổ ở bán đảo Ả Rập mà quên vai trò của các sỹ quan Pháp. Chính tướng Brémond của Pháp cũng đã nói vậy trong tập Hồi Ký của ông ta, nhưng ngay người Pháp cũng không tin Brémond, cho rằng ông ta bất tài mà ganh tị với Lawrence. Và ai cũng phải nhận rằng Lawrence đã có một ảnh hưởng lớn lao về ngoại giao cũng như về quân sự tới những biến cố ở bán đảo Ả Rập trong Thế chiến thứ nhất. Bộ tổng tham mưu Anh ở Ai Cập đồng ý với Brémond, nghĩ rằng muốn đánh Thổ, phải dùng những quân gốc gác ở nơi khác: Lawrence trái lại chủ trương có thể lợi dụng tinh thần ái quốc của người Ả Rập để họ tự chống lại với Thổ, như vậy Đồng minh chỉ cần gọi một số cố vấn, tướng tá và cung cấp khí giới mà tiết kiệm được lực lượng để dùng ở mặt trận Châu Âu. Sáng kiến của Lawrence ở đó, và không ai chối cãi được công của ông với Đồng minh; ngay người Ả Rập cũng phục ông, coi ông như một quốc vương không ngôi của họ. Ông sinh ngày 15-8-1888 ở xứ Galles (Anh) trong một gia đình quý phái, nền nếp, nhờ sự giáo dục của mẹ mà có một nghị lực gang thép, một lương tâm ngay thẳng, một lối sống khắc khổ, một lòng ham biết mọi sự. Ông thông minh sớm - năm tuổi đã biết đọc và viết - nhưng không phải vào hạng kỳ đồng. Óc mẫn tiệp, nhớ mau và dai; nhất là có một sức chịu đựng rất bền: năm 21 tuổi có hồi cưỡi lạc đà đi trong sa mạc Ả Rập luôn ba ngày, mỗi ngày đi được 180 cây số; cũng vào khoảng đó, ông đi bộ hơn hai tháng ở Syne, được gần 1.800 cây số. Năm 1896, ông lại học ở châu thành Oxford rồi năm 1908 vào trường Jesus College để chuyên về sử. Rất ham đọc sách, trên giường bày la liệt sách vở, nằm đọc tới khi buồn ngủ thì gục đầu trên sách mà ngủ, tỉnh dậy lại tiếp tục đọc. Mới 13 tuổi ông đã thích tìm hiểu về kiến trúc cổ, đạp xe máy một mình đi khắp nước Anh để coi các di tích. Ông có thể đạp một ngày 180 cây số. Ai cũng phục ông là một lực sỹ tí hon vì ông nhỏ người, thấp mà sức rất mạnh. Năm 1908 ông du lịch qua Pháp, tới Baux ở miền Nam, lần đầu tiên thấy Địa Trung Hải lấp lánh sau một hàng cây như một phiến ngọc lam rực rỡ, ông cảm xúc mãnh liệt, tưởng chừng như trong không khí phảng phất có mùi hương liệu từ phương Đông bay qua và văng vẳng có những tiếng náo nhiệt của những đô thị thời Trung cổ vọng lại: Smyrne Constam- nople, Tyr, Si don, Beyrouth, Tripoli , những thanh âm du dương đó đưa ông vào cõi mộng và ông mơ tưởng tới ngày được qua phương Đông huyền bí, cái phương trời chói lọi ánh nắng ở bờ bên kia Địa Trung Hải nó đã thu hút ông từ khi ông đọc sử Hy Lạp, sử La Mã, sử Thập Tự quân, nhất là đọc cuốn Travels in Arabia Deserta (Du lịch trong sa mạc Ả Rập) của Ch. Doughty. Từ đó ông đã tìm thấy con đường cho đời ông. Ông nhất định qua phương Đông. Và ít tháng sau ông tìm được một cơ hội để đi Beyrouth. Trước khi đi, ông học ít tiếng Ả Rập với một mục sư ở Oxford gốc gác Syrie. Ông mang theo một máy ảnh, ít quần áo, ít tiền rồi xuống tàu. Trong khoảng hơn hai tháng ông đi bộ non 1.800 cây số để coi các lâu đài, thành quách ở Nazareth, Haifa, Acre, Tyz, Siđon, Beyrouth, Alep Ở Syrie, Liban, Palestine, nơi chứa nhiều di tích nhất miền Tây Á. Ông đi du lịch một mình, tới đâu xin ngủ trọ đó, ăn như người Ả Rập, sống theo lối Ả Rập, tập nói tiếng Ả Rập. Nhờ vậy ông bắt đầu hiểu người Ả Rập, rồi yêu họ. . Đế quốc dầu lửa - Anh Pháp chia nhau bán đảo Ả rập 1 Ba Tư và Afghanistan canh tân Công cuộc cách mạng và duy tân của Mustapha Kémal làm rung động cả Trung Á. Ngày 21 tháng. Hội Vạn quốc: Pháp sẽ ủy trị Liban và Cilicie, Anh sẽ ủy trị Iraq, Palestine và Jérusalem sẽ được quốc tế hóa. Tóm lại, họ chia nhau hết cả khu màu mỡ nhất và có mỏ dầu ở bắc bán đảo Ả Rập và. của Anh ở Ả rập - Mật ước Sykes - Picot Vì vậy mà chúng ta hiểu tại sao trong số bốn cường quốc châu Âu lăm le chia cắt đế quốc Thổ ở thế kỷ trước và đầu thế kỷ này tức Nga, Đức, Anh, Pháp,

Ngày đăng: 30/07/2014, 06:21

w