LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI 2 doc

5 710 2
LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI 2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI 2 III. Tình hình kinh tế xã hội và bộ máy nhà nước. 1. Các ngành kinh tế a. Công cụ sản xuất: Thời Cổ vương quốc chỉ mới biết dùng đồng đỏ. Thời Trung vương quốc đã dùng đồng pha thiếc nhưng tỉ lệ thiếc qúa cao nên chưa gọi là đồng thau, đồng thời đồng đỏ vẫn giữ vai trò chủ yếu. Đến thời Tân vương quốc, đồng thau mới được sử dụng rông rãi, về sau, sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng sắt còn rất hiếm nên được coi là một kim loại qúy. b. Nông nghiệp: Nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế của Ai Cập cổ đại được nhà nước rất quan tâm. - Từ thời Tảo vương quốc đã có lễ “xuống cày”. Trong lễ đó, vua đội mũ miện, cầm cuốc cuốc luống đất đầu tiên. Sau vua, có người cầm giỏ gieo hạt giống xuống luống đất vua vừa mới cuốc. - Thủy lợi có vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệp của nước này, vì vậy nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng các công trình thủy lợi. Đến thời Tân vương quốc, việc tưới nước do quan Tể tướng quản lý. - Tuy công cụ còn thô sơ nhưng nhờ đất đai màu mỡ lại biết chú ý đến thủy lợi nên nền nông nghiệp của Ai Cập đã khá phát triển. Từ thời Cổ vương quốc, Ai Cập đã biết trồng nhiều loại cây như lúa mì, đại mạch, đậu, rau, ôliu v.v… c. Thủ công nghiệp. Ai Cập có nhiều kim loại qúy như vàng, đồng, chì, kền… và nhiều loại đá trong đó có nhiều loại đá qúy như mã não, bích ngọc v.v… Đó là những nguyên liệu giúp cho các nghề thủ công như nghề luyện kim, nghề kim hoàn,nghề chế tác đá.v.v… phát triển. Ngoài ra, từ sớm Ai Cập còn có các nghề khác như nghề làm đồ gốm, nghề dệt, nghề thuộc da, nghề làm đồ thủy tinh. Đến thời Tân vương quốc, người Ai Cập đã chế tạo được thủy tinh màu và đồ sứ. d. Thương nghiệp. - Từ thời Cổ vương quốc đã có trao đổi nhưng chỉ mới tiến hành dưới hình thức lấy vật đổi vật. Tuy vậy từ thời kỳ này đã có quan hệ trao đổi với nước Pun ở phía Nam và với Xiri ở phía Bắc. - Thời Trung và Tân vương quốc, thương nghiệp càng phát triển nhất là việc buôn bán với bên ngoài. Hàng hóa qúy được đưa về Ai Cập ngày càng nhiều. Thời kỳ này vàng và bạc được dùng làm vật môi giới trong việc trao đổi. 2. Tình hình ruộng đất : Quyền sở hữu ruộng đất ở Ai Cập cổ đại trong các thời kỳ không hoàn tòan giống nhau. - Đầu thời cổ vương quốc, toàn bộ ruộng đất trong nước thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Trên cơ sở đó, vua giữ lại một phần do mình trực tiếp quản lý, một phần ban cấp cho qúy tộc quan lại đền miếu, một phần giao cho các công xã nông thôn. Phần ruộng đất do vua và quan lại quản lý được tổ chức thành các nông trang. - Cuối thời Cổ vương quốc, một số công xã nông thôn tan rã. Ruộng tư bắt đầu xuất hiện. - Thời Trung và Tân vương quốc, công xã nông thôn càng tan rã nhiều, ruộng tư càng ngày càng phát triển. Tuy vậy, quyền sở hữu tối cao về ruộng đất vẫn thuộc về nhà nước tức là thuộc về vua. 3. Quan hệ giai cấp. Trong xã hội Ai Cập cổ đại có các giai cấp và tầng lớp sau đây: a. Giai cấp bóc lột: Giai cấp này gồm hai bộ phận chính là vua quan và tăng lữ. Tư liệu sản xuất chủ yếu của họ là ruộng đất mà nguồn ruộng đất chủ yếu là do nhà nước ban tặng. Để quản lý và canh tác ruộng đất của mình, các quan lại và các đền miếu tổ chức thành những nông trang rồi thuê nông dân nông trang sản xuất để thu hoạch toàn bộ hoặc giao đất cho nông dân nông trang cày cấy rồi thu địa tô. Ngoài ruộng đất, giai cấp này còn có rất nhiều nô lệ. Một bộ phận nô lệ cũng có tham gia sản xuất nhưng phần lớn nô lệ bị sử dụng vào việc hầu hạ. b. Giai cấp nông dân. Giai cấp nông dân là giai cấp đông đảo nhất và là giai cấp giữ vai trò quan trọng nhất trong đời sống kinh tế xã hội. Do quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất có nhiều loại khác nhau nên giai cấp nông dân ở Ai Cập cổ đại bao gồm ba loại: nông dân công xã, nông dân nông trang và nông dân tự canh. Cùng với sự phát triển của lịch sử, tỷ lệ giữa ba loại nông dân đó tuy có thay đổi nhưng nói chung nông dân công xã là thành phần đông đảo nhất. Họ cày cấy ruộng đất của công xã chia cho nhưng họ là dân tự do và được gọi là “thần dân của Vua”. Nông dân tự canh là loại nông dân có một ít ruộng đất riêng. Loại này đã xuất hiện từ thời Cổ vương quốc. Về số lượng, loại này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nông dân nông trang là loại nông dân không có ruộng đất. Họ phải canh tác ruộng đất trong các nông trang của vua, quan, đền miếu. Nông dân công xã và nông dân tự canh có nghĩa vụ phải nộp thuế, đi phu và đi lính cho nhà nước, còn nông dân nông trang thì hoặc là làm việc rồi được nhận thù lao, hoặc là được giao cho một mảnh đất để canh tác rồi phải nộp địa tô. c. Giai cấp nô lệ. Giai cấp nô lệ ở Ai Cập cổ đại tương đối đông. Nguồn nô lệ chính là tù binh, những người bản xứ bị nô dịch và những người do các nước lệ thuộc cống nạp. Nô lệ thuộc quyền sở hữu của nhà nước, của vua, của qúy tộc quan lại, của đền miếu, của tăng lữ. Ngoài ra, một số binh lính, thợ thủ công, nông dân khá giả cũng có nô lệ. Nô lệ phần lớn bị sử dụng vào những công việc phi sản xuất như hầu hạ chủ, làm các công việc trong nhà, xây dựng các công trình kiến trúc v.v…. Có một số nô lệ cũng bị sử dụng vào việc sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, nói chung vai trò của giai cấp nô lệ trong nền kinh tế của Ai Cập cổ đại rất có hạn. 4. Tầng lớp thợ thủ công: Tầng lớp thợ thủ công ở Ai Cập cổ đại chia làm hai loại: Loại thợ thủ công làm việc trong các nông trang của quan lại và đền miếu, và loại thợ thủ công tự do. Loại thợ thủ công làm việc trong các nông trang bị quản lý rất chặt chẽ nên quyền tự do bị hạn chế. Loại thợ thủ công tự do phần lớn sống ở thành thị. Họ làm các nghề như thợ giày, thợ mộc, thợ nề, thợ đá, thợ giặt, thợ cạo v.v… . Nói chung họ phải làm việc rất vất vả nhưng đời sống rất khổ cực. Tuy nhiên trong đó có một số ít có cuộc sống khá giả. Đó là những thợ thủ công được làm việc cho nhà vua. Về tầng lớp buôn bán thì mãi đến thời Tân vương quốc mới xuất hiện, trong đó có một số chuyên bán các thứ như lương thực, bánh, rượu, thịt v.v… do các đền miếu giao cho. Những người này đều bị lệ thuộc vào đền miếu. Ngoài ra còn có một số người buôn bán phục vụ cho tư nhân. Nói chung tầng lớp buôn bán ở Ai Cập cổ đại chưa phát triển lắm. 5. Bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước Ai Cập cổ đại được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế. Đứng đầu bộ máy nhà nước ấy là vua được gọi là Pharaông có nghĩa là “cung điện”. Pharaông là người có quyền lực vô cùng lớn, là người đứng đầu về chính trị và còn đứng đầu về tôn giáo. Pharaông Ai Cập còn được thần thánh hóa, ví dụ vua sáng lập vương triều V được nói là con của một nữ tu sỹ với thần Ra. Chính nhờ có uy quyền lớn như vậy nên nhiều Pharaông ở Ai Cập đã có thể xây cho mình những kim tự tháp nổi tiếng. Dưới vua là một bộ máy quan lại trung ương và địa phương mà người đứng đầu là Tể tướng. Tể tướng có quyền quản lý các công việc về chính trị, tài chính, kinh tế. Quan Tể tướng cũng là quan chánh án tối cao. Cấp hành chính địa phương dưới trung ương gọi là Châu. Viên quan đứng đầu các Châu gọi là châu trưởng. Chức quan này không những có quyền quản lý mọi công việc ở trong châu mà còn là người đứng đầu tôn giáo ở địa phương . LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI 2 III. Tình hình kinh tế xã hội và bộ máy nhà nước. 1. Các ngành kinh tế a. Công cụ sản xuất: Thời Cổ vương quốc chỉ mới biết. môi giới trong việc trao đổi. 2. Tình hình ruộng đất : Quyền sở hữu ruộng đất ở Ai Cập cổ đại trong các thời kỳ không hoàn tòan giống nhau. - Đầu thời cổ vương quốc, toàn bộ ruộng đất trong. quyền sử dụng ruộng đất có nhiều loại khác nhau nên giai cấp nông dân ở Ai Cập cổ đại bao gồm ba loại: nông dân công xã, nông dân nông trang và nông dân tự canh. Cùng với sự phát triển của lịch

Ngày đăng: 30/07/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan